1.2.3 .1Chính sách quản trị rủi ro lãi suất
2.3 Đánh giá công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn
2.3.2 Những hạn chế
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Sacombank vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
- Sacombank chưa xây dựng một quy trình quản trị rủi ro lãi suất cụ thể từ khâu phân tích rủi ro lãi suất, dự báo xu hướng lãi suất, giám sát và điều tiết rủi ro một cách thường xuyên trên cơ sở hạn mức rủi ro đã được xây dựng nhằm hạn chế rủi ro theo một tiêu chuẩn đã được xác định trước.
- Tuy mơ hình lượng hóa rủi ro lãi suất hiện tại khá hợp với điều kiện hoạt động cũng như cơ sở vật chất của Sacombank. Tuy nhiên trong bối cảnh thị trường tài chính ngày càng phát triển với những biến động khó lường thì mơ hình này sẽ dần bộc lộ nhiều hạn chế như chỉ căn cứ vào giá trị ghi sổ của tài sản chứ không phải là giá trị thị trường nên chỉ phản ánh được một phần rủi ro của Ngân hàng. Ngồi ra mơ hình này khơng tính đến yếu tố thời lượng của các luồng tiền cũng như phương phám để có được một danh mục tài sản tối ưu nhất.
- Cơng tác phịng ngừa rủi ro lãi suất bằng các cơng cụ tài chính phái sinh được sử dụng cịn rất ít chưa tương xứng với tầm hoạt động của một ngân hàng lớn như Sacombank, để phòng ngừa rủi ro chủ yếu được sử dụng bằng các hợp đồng tín dụng với lãi suất thả nổi là chủ yếu.
- Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ FTP mới đưa vào vận hành trên toàn hệ thống chỉ mới phát huy tác dụng giai đoạn đầu nên chỉ hỗ trợ một phần trong công tác quản trị rủi ro hoạt động ngân hàng.
- Đội ngũ nhân lực phụ trách công tác đo lường và quản trị rủi ro lãi suất chưa được đào tạo bài bản những kiến thức chuyên sâu, kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc và độ chính xác của các số liệu cần thiết trong quản trị rủi ro lãi suất.