Phát triển thị trường tài chính phái sinh trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 78 - 83)

1.2.3 .1Chính sách quản trị rủi ro lãi suất

3.2 Một số kiến nghị và giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro lãi suất tạ

3.2.1.2 Phát triển thị trường tài chính phái sinh trong thời gian tới

Ngày nay, hoạt động kinh doanh của các NHTM trở nên phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết. Bên cạnh các nghiệp vụ ngân hàng mang tính truyền thống thì các ngân hàng đã khơng ngừng phát triển các nghiệp vụ tài chính. Các hoạt động này có thể đem lại lợi nhuận rất cao cho NHTM, nhưng nó cũng chứa đầy những rủi ro, trong đó có rủi ro lãi suất. Để có thể hạn chế được rủi ro này, ngân hàng sẽ phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa. Một trong những công cụ hữu hiệu phịng ngừa tỷ giá đó chính là các hợp đồng phái sinh. Kể từ những năm 80 của thế kỉ 20, các giao dịch tài chính phái sinh đã được sử dụng ngày càng rộng rãi ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, ý thức phịng ngừa rủi ro tỷ giá thơng qua các công cụ phái sinh của các NHTM cũng như các chủ thể khác trong nền kinh tế vẫn cịn rất hạn chế.

Ở Việt Nam khơng thể đẩy quá nhanh việc xây dựng thị trường tài chính, cũng như thị trường chứng khoán vượt lên trên sự phát triển chung của nền kinh tế, tức là phải phát triển đồng bộ, tất nhiên là phải có sự ưu tiên phát triển các tiền đề, cơ sở hạ tầng nào đó. Chúng ta khơng thể nơn nóng, cũng như không thể ngồi chơi cho đủ điều kiện được. Thị trường tiền tệ và thị trường tài chính có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng lên thì thị trường chứng khốn cũng sơi động. Để phát triển thị trường tài chính chúng ta cần xây dựng những điều kiện cần thiết cho sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính phái sinh ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, điều kiện về thị trường

Việc hình thành và phát triển các nghiệp vụ phái sinh trước hết phải xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế. Các cơng cụ tài chính phái sinh ra đời nhằm mục đích chủ yếu là phịng ngừa rủi ro trên cơ sở dự tính chiều hướng biến động của thị trường (lãi suất, giá, tỷ giá,...), do vậy, điều kiện đầu tiên để có những cơng cụ này chính là sự phát triển của thị trường tài chính.

Trước hết, do các cơng cụ tài chính phái sinh được hình thành trên cơ sở các chứng khốn gốc như cổ phiếu, trái phiếu,... nên để phát triển các cơng cụ này cần phải có một thị trường chứng khoán phát triển. Đối với các hợp đồng phái sinh lãi suất đều có liên quan đến các chứng khốn có giá trị biến động phụ thuộc vào sự thay đổi của lãi suất thị trường, đó là các loại chứng khốn nợ ngắn và dài hạn, do vậy, việc phát triển thị trường trái phiếu là hết sức cần thiết để các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các ngân hàng có thể sử dụng được các cơng cụ tài chính phái sinh nhằm phịng ngừa rủi ro lãi suất.

Trên thị trường trái phiếu, các trái phiếu do chính phủ phát hành chiếm một vị trí rất quan trọng. Các chủ thể khác nhau tham gia thị trường như: Các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, người quản lý tài sản và cả các doanh nghiệp,... đều có nhu cầu về trái phiếu chính phủ cho mục đích phịng ngừa rủi ro lãi suất khi họ ở trong tình trạng khơng cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ. Các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp

thường bán khống các chứng khốn chính phủ để giảm nguy cơ thiệt hại đối với chứng khoán họ nắm giữ khi lãi suất thị trường tăng và giá trái phiếu giảm.

Những người kinh doanh trái phiếu, trong đó chủ yếu là các ngân hàng mua và bán các chứng khốn chính phủ để quản lý rủi ro cho danh mục tài sản của họ. Người kinh doanh các công cụ phái sinh lãi suất mua và bán chứng khốn chính phủ nhằm chủ động phịng ngừa rủi ro khi thực hiện các giao dịch quyền chọn hoặc cân đối vị thế của họ trong các giao dịch kỳ hạn và swap lãi suất. Sở dĩ chứng khốn chính phủ được sử dụng nhiều trong việc phịng ngừa rủi ro lãi suất là do những chứng khốn này có tính thanh khoản rất cao trên thị trường. Bên cạnh đó, sự phát triển của thị trường tiền tệ cũng là một yếu tố rất quan trọng.

Nghiên cứu của Schinasi và Smith (1998) đã cho thấy rõ sự phát triển thị trường tiền tệ của một quốc gia là bước quan trọng đầu tiên để quốc gia đó có thể phát triển được thị trường trái phiếu và thị trường tài chính phái sinh. Thị trường tiền tệ cung cấp những thông tin quan trọng về mức lãi suất ngắn hạn để có thể hình thành được đường cong lãi suất, làm cơ sở cho việc dự báo lãi suất thị trường cũng như việc định giá các trái phiếu có lãi suất cố định và các hợp đồng phái sinh.

Ngoài ra, do phần lớn các giao dịch phái sinh về lãi suất đều được thực hiện tại thị trường phi tập trung nên việc tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trên thị trường này cũng là vấn đề cần quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay, nhìn chung, cơ sở hạ tầng của thị trường phi tập trung (OTC) vẫn là phân tán, các giao dịch được thực hiện và thanh toán song phương và điều này dẫn đến một số bất lợi và hạn chế trong thực tế. Các chủ thể tham gia thị trường có thể tự khắc phục được một số hạn chế trong số đó, nhưng có một số vấn đề chỉ có thể được giải quyết nhờ sự hợp tác giữa các thành viên tham gia thị trường. Chẳng hạn, có thể giảm thiểu đáng kể rủi ro cho các bên đối tác nếu các giao dịch được thực hiện và thanh tốn theo cơ chế trung gian hóa. Để làm được điều này cần có sự thay đổi về nhận thức cũng như một số quy chế pháp lý.

Thứ hai, điều kiện môi trường pháp lý.

Để tạo ra một môi trường cạnh tranh tự do và bình đẳng, các cơ chế hoạt động của thị trường phải được quy định một cách rõ ràng, tạo được sự ổn định lâu dài và khuyến khích được sự tham gia thị trường của công chúng. Đối với thị trường các cơng cụ tài chính phái sinh, căn cứ làm mở rộng quy mơ của thị trường là tính lỏng của các cơng cụ này (có nghĩa là làm thế nào để các nghiệp vụ phái sinh không chỉ là phương thức giao dịch mà cịn có thể mua, bán, kinh doanh trên thị trường).

Vì vậy, cần phải có cơ chế làm tăng tính lỏng của các hợp đồng phái sinh, cụ thể cần có các cơ chế sau:

- Xây dựng các chuẩn mực kế toán về nghiệp vụ phái sinh phù hợp với quy ước quốc tế (các tổ chức kinh doanh các hợp đồng phái sinh cần hạch toán các giao dịch phái sinh theo giá trị được điều chỉnh phù hợp với giá thị trường và theo định kỳ hạch toán phần chênh lệch giá trị vào tài khoản thu nhập; Các tổ chức sử dụng các hợp đồng phái sinh với mục đích phịng ngừa rủi ro cần hạch toán các giao dịch phái sinh trên tài khoản riêng và đảm bảo được sự nhất quán giữa việc tính tốn thu nhập từ các cơng cụ phái sinh với những rủi ro được phòng ngừa).

- Chuẩn hóa các hợp đồng theo quy ước quốc tế: (Quy định những loại tài sản được sử dụng làm tài sản cơ sở cho các hợp đồng phái sinh, điều kiện để được niêm yết giao dịch, số lượng mỗi lô giao dịch,...).

- Thiết lập Trung tâm thanh toán bù trừ trong giao dịch các hợp đồng phái sinh, thiết lập quy chế ký quỹ,... để đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh, mua bán các hợp đồng phái sinh.

- Công khai về thông tin: Cần quy định các thành viên tham gia thị trường phải công bố cơng khai trong các báo cáo tài chính đầy đủ những thơng tin cần thiết về việc thực hiện nghiệp vụ phái sinh.

Một điều kiện không thể thiếu được đó là sự hiểu biết của con người và cụ thể là nhân viên của những tổ chức tài chính trực tiếp tham gia thực hiện các giao dịch phái sinh. Các tổ chức tài chính cần có đủ số lượng nhân viên có trình độ chun mơn, kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp để triển khai nghiệp vụ phái sinh.

Những nhân viên cần phải có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường cùng những biến động của thị trường, về các loại cơng cụ tài chính phái sinh, quy cách giao dịch, kỹ thuật định giá, các loại rủi ro có liên quan và luật lệ của thị trường,... Tổ chức tài chính cũng nên phân cơng cơng việc theo hướng chun mơn hóa đối với các nhân viên có liên quan đến nghiệp vụ này như nhân viên giao dịch, nhân viên quản lý rủi ro, nhân viên kế toán, kiểm soát,...

Thứ tư, điều kiện về công nghệ.

Ngồi các yếu tố trên ra thì việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin vào mọi hoạt động trên thị trường là một điều kiện hết sức quan trọng. Thực sự khơng thích hợp nếu sử dụng những công nghệ lạc hậu trong q trình thực hiện các giao dịch cơng cụ tài chính phái sinh vốn là những cơng cụ địi hỏi kỹ thuật định giá phức tạp nhất. Phần lớn các giao dịch phái sinh được các giao dịch viên đại diện cho các bên đối tác thực hiện qua điện thoại. Cuộc đối thoại giữa hai bên được ghi lại nguyên văn và được sử dụng làm bằng chứng về sự đàm phán trong giao dịch nếu sau này giữa hai bên có nảy sinh tranh chấp.

Như vậy, việc áp dụng công nghệ thanh tốn điện tử giúp cho q trình thanh tốn chính xác và hiệu quả hay việc cập nhật thông tin về diễn biến của thị trường (về lãi suất, tỷ giá,...), về các loại hàng hóa giao dịch trên thị trường sẽ giúp cho các tổ chức tài chính cũng như những chủ thể khác tham gia giao dịch có quyết định đúng đắn trong việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh một cách có hiệu quả để phịng ngừa rủi ro trong kinh doanh.

Đi liền với các lợi ích dễ dàng nhận thấy, sản phẩm phái sinh cũng tiềm ẩn khơng ít rủi ro mang tính hệ thống, có thể gây sụp đổ tồn thị trường, nếu khơng được sử dụng

đúng cách. Kinh nghiệm phát triển TTCK phái sinh trên thế giới cho thấy đây là thị trường dễ xảy ra tình trạng đầu cơ, thao túng, tạo biến động nhằm trục lợi, đặc biệt là tại những thị trường đang ở giai đoạn đầu phát triển, khuôn khổ pháp lý chưa được hoàn thiện.

Chẳng hạn, tại Trung Quốc, việc cho phép sử dụng địn bẩy tài chính với tỷ lệ ký quỹ thấp (1%) trong thời kỳ đầu phát triển đã tạo điều kiện cho hoạt động đầu cơ, làm giá khiến nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại, thị trường mất ổn định. Ngồi ra, chứng khốn phái sinh cũng được xem như phương tiện để các nhà đầu tư sử dụng cho các mục đích bất chính như trốn thuế, làm sai lệch báo cáo tài chính, tránh né các chuẩn mực kế tốn hoặc quy chế giám sát tài chính.

Mặc dù vậy, cần phải khẳng định, việc xây dựng và phát triển TTCK phái sinh là một yêu cầu tất yếu trong q trình phát triển của thị trường tài chính. Hiện nay, TTCK Việt Nam cũng đã manh nha hình thành những sản phẩm phái sinh như quyền mua cổ phần, quyền chọn, margin (trong đó, chỉ có sản phẩm margin được Ủy ban Chứng khốn Nhà nước - UBCKNN lưu hành).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)