Các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến công ty CPSVN

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN (CL&CS KD) (Trang 62 - 64)

- 2003: Chính thức chuyển đổi thành cơng ty Cổ Phần vào tháng 11/

10 Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các sản

3.2 Các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến công ty CPSVN

Môi trường ngành (vi mô) là những yếu tố, những lực lượng, những thể chế,… nằm bên ngồi của doanh nghiệp mang tầm vi mơ mà nhà quản trị không thể kiểm soát được nhưng chúng lại ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích mơi trường ngành có thể giúp doanh nghiệp đánh giá các rủi ro và các cơ hội mà công ty đối mạnh và học cách làm thế nào để xác định mơ hình cũng như vấn đề nhiệm vụ cần giải quyết và các quy trình chủ chốt cần thiết để mơ hình kinh doanh của doanh nghiệp thành công hơn nữa. Những rủi ro có thể tác động đến việc đạt được mục tiêu chiến lược sẽ được đánh giá và các kế hoạch sẽ được triển khai để sử lý các rủi ro này.

3.2.1 Tình hình chung của ngành sữa Việt Nam

Trong những năm gần đây, sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nghành thực phẩm tại Việt Nam với mức tăng trưởng khoảng 20% một năm. Với một đất nước đang phát triển, có tốc độ đơ thị hóa và tăng dân số cao như ở nước ta, nhu cầu tiêu thụ sữa sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Nhưng ngành sữa Việt Nam vẫn không thể phát triển đúng với tiềm lực bởi nguồn nguyên liệu đầu vào phụ thuộc quá nhiều vào thị trường cung quốc tế với khoảng 70% nguyên liệu sữa nước ta đến từ nhập khẩu.

Vinamilk là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trong ngành sữa Việt Nam, do đó cơng ty đã đạt thuận lợi ưu thế nhất định. Cụ thể là việc dẫn đầu

ngành sữa nội địa với khoảng 43,3% thị phần năm 2020, sự phát triển mạnh của nhu cầu tiêu thụ sữa là một cơ hội rất tốt đối với sự phát triển, mở rộng công ty trong điều kiện các doanh nghiêp khác trong ngành đều yếu thế hơn so với Vinamilk.

3.2.2 Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Vinamilk

Hình 3.8: Thị phần sữa Việt Nam năm 2020

(Nguồn:Vietnamcredit)

Tính thị phần theo giá trị thì Vinamilk và FrieslandCampina hiện là hai cơng ty chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước khoảng gần 60% thị phần. Sữa ngoại nhập chiếm một tỷ trọng nhỏ thuộc hãng sữa Abbott 5,0% thị phần.

Sữa bột hiện nay đang là phân khúc cạnh tranh khốc liệt nhất từ các sản phẩm trong nước và nhập khẩu do xu hướng của người dân có tâm lý "sính ngoại". Trên thị trường sữa bột, các loại sữa nhập khẩu chiếm khoảng 28% thị phần còn thị phần sữa nội chiếm 33%.

Hiện nay, các hãng sản xuất sữa trong nước còn đang chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách

cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết CEPT/AFTA của khu vực ASEAN và cam kết với tổ chức thương mại WTO.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN (CL&CS KD) (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w