Thực trạng hoạt động kinh doanh về dịch vụ TTQT tại HDBank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược cạnh tranh cho dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP phát triển hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 41)

o Kết cấu luận văn

2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh về dịch vụ TTQT tại HDBank

2.1.1. Khái quát về dịch vụ TTQT tại HDBank

Hiện nay hệ thống ngân hàng tại Việt Nam phân nghiệp vụ TTQT thành hai hoạt động: thanh toán trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) và thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch). Thanh toán mậu dịch là việc thực hiện

thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất, nhập khẩu. Cịn thanh tốn phi mậu dịch là

việc thực hiện thanh tốn khơng liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, khơng mang tính chất thương mại. Tất cả các dịch vụ TTQT được chấp hành theo quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước và quy tắc UCP 600 của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành. Hầu hết các NHTMCP nói chung, và HDBank đều cung cấp các dịch vụ TTQT như sau (Xem chi tiết dịch vụ TTQT tại phụ lục 1):

Bảng 2.1: Các dịch vụ TTQT phổ biến tại các NH TMCP Việt Nam

STT Phương thức Danh mục sản phẩm

1 Chuyển tiền - Chuyển tiền đi/ Nhận tiền đến

2 Nhờ thu - Nhờ thu nhập khẩu/ Nhờ thu xuất khẩu

3 Tín dụng chứng từ - Phát hành L/C - Thông báo, tu chỉnh L/C - Ký hậu vận đơn - Phát hành bảo lãnh nhận hàng theo L/C - Xác nhận L/C - Dịch vụ nhận bộ chứng từ và thanh toán - Triết khấu bộ chứng từ - Chuyển nhượng L/C

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ website các Ngân hàng)

2.1.2. Doanh số TTQT tại HDBank

Kim ngạch XNK của một quốc gia sẽ phản ánh sự phát triển kinh doanh XNK tại nước đó, và ảnh hưởng trực tiếp lên doanh số TTQT tại các Ngân hàng tại Việt

Nam. Kết thúc năm 2013, tổng kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam đạt gần 264.27 tỷ USD, tăng 15.7% so với kết quả thực hiện của năm 2012

(Nguồn: tổng cục hải quan Việt Nam)

Hình 2.1: Kim ngạch XNK hàng hóa Việt Nam từ 2010-2013

Nhìn vào số liệu trên bảng 2.2. Doanh số TTQT tại HDBank tăng 2009 đến

2011, đặc biệt có sự phát triển mạnh về doanh số TTQT là từ năm 2011 đạt được 3,567 triệu USD tăng 41% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012, doanh số chỉ đạt 3,674 triệu USD, tăng nhẹ 3% so với năm trước và đến năm 2013, con số này giảm mạnh chỉ còn 3,140 triệu USD , và có xu hướng giảm tiếp đến năm 2014. Trong khi kim ngạch XNK tại Việt Nam lại tăng đều qua các năm.

Bên cạnh vấn đề về sụt giảm doanh số sẽ dẫn đến kết quả gần nhất là (1) thu nhập phí từ dịch vụ giảm. (2) Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ không khả quan (doanh số kinh doanh ngoại hối tại HDBank trình bày phần phục lục 2), (3) giảm dư nợ từ khách hàng doanh nghiệp vay thanh tốn nước ngồi (tình hình dư nợ khách hàng doanh nghiệp vay thanh toán tiền hàng nhập khẩu tại phụ lục 3)

Bảng 2.2: Báo cáo doanh số dịch vụ TTQT tại HDBank từ 2009-2013

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của HDBank qua các năm)

2.1.3. Thu nhập phí TTQT tại HDBank

Bảng 2.3: Tỷ trọng đóng góp của hoạt động TTQT vào thu nhập của HDBank

(Nguồn: Báo cáo thường niên của HDBank qua các năm)

Bảng 2.3 thể hiện sự góp phần thu nhập dịch vụ TTQT vào thu nhập chung của HDBank. Phí thu từ hoạt động TTQT chiến khỏang gần 10% trong tổng thu nhập phí của HDBank, còn lại là các hoạt động khác như: kinh doanh ngoại hối, thanh toán nội địa, mua bán vốn, chứng khốn… Chứng tỏ dịch vụ TTQT góp phần quan trọng trong lợi nhuận của ngân hàng. Nhưng con số trên đang có giảm mạnh từ năm 2011-2013, chứng tỏ mức độ cạnh tranh dịch vụ TTQT tại HDBank đang đi xuống.

Đơn vị tính: Triệu USD

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Qúy I/2014 Qúy II/2014 Thanh toán hàng nhập khẩu 1002 1326 2065 2151 1758 311 205

Thanh toán hàng xuất

khẩu 506 728 982 1001 982 197 118

Thanh toán phi mậu

dịch 420 471 520 522 400 45 36 Tổng doanh số TTQT 1928 2525 3567 3674 3140 553 359 Tốc độ tăng trưởng - 30.96% 41.27% 3.00% -14.53% Tốc độ tăng trưởng kim gạch XNK hàng hóa Việt Nam

- 29.65% 12.13% 15.73% Đơn vị tính: Triệu VND Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Phí thu từ hoạt động TTQT 101,002 191,700 301,256 245,122 190,158 Tổng thu nhập phí của HDBank 1,038,510 2,085,985 3,102,563 3,000,561 2,965,124 Tỷ trọng (%) 9.73% 9.19% 9.71% 8.17% 6.41%

2.1.4. Số lượng khách hàng sử dụng TTQT tại HDBank.

Bảng 2.4: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT từ năm 2009-2013

(Nguồn: tổng hợp báo cáo từ phòng khách hàng doanh nghiệp qua các năm)

Khách hàng thường sử dụng dịch vụ TTQT được HDBank định nghĩa là khách

hàng sử dụng dịch vụ trên 1 lần/1 quý và có doanh số cho 1 quý trên 50,000 USD, và khách hàng lớn là tổ chức có doanh số thanh tốn quốc tế trên 2,000,000 USD.

Nhìn trên bảng 2.4, ta thấy số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT có xu

hướng đồng biến như doanh số và thu nhập phí trong năm 2011-2013, Bên cạnh đó

khách hàng lớn giảm, khơng có sự mở rộng khách hàng. Như vậy HDBank đang đối mặt hậu quả với việc chưa có chiến lược kinh doanh cho sản phẩm TTQT.

2.1.5. Số lượng ngân hàng đại lý

Bảng 2.5: Số lượng Ngân hàng đại lý của HDBank từ năm 2009-2013

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Số ngân hàng đại lý 550 652 680 810 963

Số quốc gia 42 50 58 70 81

(Nguồn: tổng hợp báo cáo phòng nguồn vốn và đầu tư tại HDBank qua các năm )

Nhìn vào bảng số liệu ngân hàng đại lý của HDBank không ngừng tăng qua các

năm từ 2009-2013. Số lượng ngân hàng đại lý chứng tỏ mức độ uy tín ngân hàng

cũng như là sự thuận tiện trong việc TTQT. Như vậy HDBank vẫn đang tạo ra sự

khác biệt cho dịch vụ TTQT của mình đối với khách hàng, và xây dựng uy tín

thương hiệu trên thị trường quốc tế

2.2. Phân tích mơi trường cạnh tranh đối với dịch vụ TTQT tại HDBank 2.2.1. Phân tích mơi trường bên ngoài

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Số lượng khách hàng doanh nghiệp

thường sử dụng dịch vụ TTQT 1236 1308 1542 1458 1297

Số lượng khách hàng lớn sử dụng

2.2.1.1. Môi trường vĩ mô

Tình hình kinh tế Việt Nam

Ngoại thương

Kinh tế xã hội Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài

chính và suy thối kinh tế tồn cầu được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 - 1933. Nhiều nước cơng nghiệp phát triển đã điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước làm ảnh hưởng đến tình trạng xuất khẩu và tác động gián tiếp đến hoạt động TTQT tại các ngân hàng trên thế giới.

Nhưng hoạt động kinh doanh XNK của Việt Nam vẫn diễn ra tốt, tổng kim ngạch

XNK không giảm, và cán cân thanh toán được cải thiện. Kim gạch XNK năm 2013

ước tính đạt tới 264.27 tỷ USD tăng 15% so với năm 2012. Và có xu hướng tăng vào năm 2014. Do vậy mở ra một thị trường kinh doanh lớn cho dịch vụ TTQT

Lãi suất

Lãi suất có hướng giảm dần, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và biến động của lạm phát, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Mặt bằng lãi suất VND

năm 2013 đã giảm khoảng 2 - 5% so với đầu năm, trong đó, lãi suất huy động giảm

2 -3%/năm, lãi suất cho vay giảm 3 - 5%/năm và đã trở về mức lãi suất của giai

đoạn 2005 - 2006. Lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức

thấp 7-9%/năm, lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 9 – 11.5%/năm. Do vậy thúc đẩy sản xuất và động lực tăng XNK vì các doanh nghiệp có thể dùng nguồn vốn vay để mua ngoại tệ thanh toán tiền hàng.

Tỷ giá

Tỷ giá hối đoái tác động đến XNK, cán cân thương mại, nếu quốc gia có tỷ giá

hối đối ổn định sẽ tạo được niềm tin từ các tổ chức và nhà đầu tư tham gia kinh

doanh ngoại thương. Theo nguồn tỷ giá ngân hàng nhà nước Việt Nam (xem tại

phục lục 4) thì nhìn chung tỷ giá ít biến động trong năm do có sự điều tiết từ ngân

hàng nhà nước. Tuy nhiên khó có thể khẳng định được tình hình biến động tỷ giá trong giai đoạn sắp tới. Nhưng các chuyên gia tài chính cũng cho rằng, thời điểm để

cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam tương đối cân bằng, xuất siêu, nhập siêu

khơng đáng kể, do vậy tính ổn định của dự báo rất cao. Cán cân thương mại năm

2014 cũng được dự báo khả quan, nhập siêu khơng cịn là áp lực lớn.

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Theo nguồn tổng cục thống kê, báo cáo tình trạng đầu tư tại Việt Nam từ 2009- 2013 (xem tại phục lục 5). Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 1091,1 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước khu vực có vốn

đầu tư trực tiếp nước ngồi 240,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 22% và tăng 5% so với năm

2012. Nhìn chung vốn đầu tư nước ngoài tăng đều qua các năm tăng mạnh từ năm 2012-2013 và cán cân tài khoản vãng lai đang trên đà thặng dư nhẹ.

Xu hướng vững chắc của luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã củng cố đáng kể cho cán cân TTQT, cũng như góp phần thúc đẩy sự bùng nổ tăng trưởng xuất khẩu kể từ 2012. Do vậy nếu Việt Nam vẫn tiếp tục nhận được sự đầu tư từ khu vực nước ngoài sẽ làm tiền đề thúc đẩy cho ngân hàng phát triển dịch

vụ TTQT.

Văn hóa- xã hội

Khoảng 74% người Việt Nam hiện đang sống tại các vùng nông nghiệp, và mặc dù nhiều vùng đang bị ảnh hưởng bởi quá trình đơ thị hóa và tồn cầu hóa, nhưng các phong tục nông nghiệp và các nghành nghề truyền thống hiện vẫn đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành văn hóa người Việt Nam. Ngồi ra trình độ dân trí vẫn chưa đồng đều và cịn thấp so với khu vực và thế giới nên vấn đề giao dịch và sử dụng sản phẩm ngân hàng vẫn cịn hạn chế. Bên cạnh đó việc nghi ngại về năng lực tài chính, cũng như hệ thống tín dụng của các ngân hàng nội do đó các đối tác của khách hàng thường yêu cầu sử dụng dịch vụ TTQT tại các Ngân hàng nước

ngồi như: HSBC, Citibank,….

Chính trị - pháp luật

- Chính trị: Việt Nam hiện nay là một quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa.

Hệ thống chính trị đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị (là

lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam. Do đó

mơi trường chính trị ở Việt Nam hiện nay được đánh giá là ổn định nhất trong khu

vực và trên thế giới, điều này rất cần thiết cho ngoại thương xuất nhập khẩu với các quốc gia khác và các hoạt kinh tế nói chung và các hoạt động của các ngân hàng nói riêng

- Pháp luật: Hiện nay các NHTM được quản lý bởi NHNN Việt Nam, và hoạt

động theo luật các tổ chức tín dụng. Hoạt động của các ngân hàng được quản lý chặt

chẽ bởi ngân hàng nhà nước. Đối với dịch vụ TTQT cũng được quy định chặt chẽ

cho các NHTM bởi NHNN theo Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm

2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ

thanh tốn khơng đưa ra khái niệm về hoạt động TTQT mà đưa ra khái niệm về hoạt

động thanh toán. Nghị định này cũng quy định rằng nó được áp dụng cho các hoạt

động hoạt động TTQT thể hiện các nội dung: quy định về vai trò và chức năng của Nhà nước trong việc xây dựng chính sách về tỷ giá, về kiểm tra, giám sát hoạt động

hoạt động TTQT; quy định về điều kiện để doanh nghiệp được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại ngân hàng, điều kiện để doanh nghiệp được mua ngoại tệ để chi trả tiền cho khách hàng nước ngoài, điều kiện để ngân hàng được cung cấp dịch vụ TTQT và chuyển tiền ra nước ngồi….

Kỹ thuật - cơng nghệ

Trong nền kinh tế toàn cầu, với sự phát triển của internet, thương mại điện tử

đang trở thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ, nó thúc đẩy các ngành sản xuất

dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới, và đặc biệt quan trọng với các nước đang phát

triển. Trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng thì cơng nghệ ln đóng vai trò quan

trọng, điều hành tất cả các hoạt động và giao dịch với khách hàng. Hệ thống corebanking (hệ thống quản trị ngân hàng tập trung) đã được ứng dụng phổ biến ở phần lớn các ngân hàng, giúp cải thiện đáng kể hiệu quả của hoạt động nội bộ ngân

hàng như kế toán thanh toán, quản trị rủi ro, đánh giá xếp hạng tín dụng khách

hàng...; các dữ liệu trong hoạt động được nối mạng trực tuyến giữa các phòng, ban tại trụ sở chính, Chi nhánh đảm bảo kiểm sốt, phát hiện kịp thời các vấn đề phát

sinh trong hoạt động. Có thể nói, cơng nghệ thơng tin được xem như một xu hướng chính trong hoạt động ngân hàng hiện đại thập niên vừa qua. Các giải pháp kỹ thuật công nghệ được lựa chọn phù hợp đã bảo đảm cho sự phát triển công nghệ tin học

ngân hàng đúng hướng, là yếu tố giúp các ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh

thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, chiếm lĩnh thị phần bằng các thiết bị giao dịch tự động, tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các

ngân hàng thương mại; đẩy nhanh tốc độ thanh tốn, tăng vịng quay tiền tệ, qua đó

góp phần nâng cao hiệu quả đồng vốn xã hội.

2.2.1.2. Môi trường ngành

Mức độ cạnh tranh của đối thủ trong ngành

Theo nguồn báo cáo tổng cục thống kê hiện tại Việt Nam có 38 Ngân hàng

TMCP, 65 Ngân hàng nước ngồi có văn phịng đại diện, và 6 Ngân hàng liên

doanh tại Việt Nam. Chưa bao gồm các tổ chức tín dụng, quỹ tiết kiệm, đầu tư tài

chính…. Do đó có thể thấy sự cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng rất khốc liệt.

Bên cạnh đó, các Ngân hàng được bảo vệ bằng rào cản gia nhập ngành là rất cao: Theo chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 31/01/2013: hạn chế việc thành lập ngân hàng,

và tập trung giải quyết nợ xấu, Bên cạnh đó, Nghị định số 10/2011/NĐ-CP của

Chính phủ: Về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, thì vốn pháp định mới các Ngân hàng TMCP là 3000 tỷ đồng và lộ trình sẽ tăng 5000 tỷ vào năm 2015, và năm 2014 là năm nới rộng chính sách tiền tệ theo chỉ thị

01/CT-NHNN ngày 15/1/2014, tuy nhiên sẽ vẫn tiếp tục triển khai đồng bộ đề án

cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, do vậy việc thành lập Ngân hàng hay mở

chi nhánh mới sẽ trở nên khó khăn. Nhưng với con số hơn 8000 điểm giao dịch của các ngân hàng TMCP trên Việt Nam thì mỗi chi nhánh ngân hàng đều chịu áp lực gay gắt.

Riêng dịch vụ TTQT được cung ứng hầu hết tại các ngân hàng, tuy nhiên phát triển mạnh tại các thành phố lớn tập trung nhiều cơng ty có hoạt động XNK như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng, Đồng Nai, Bình Dương, là những trung tâm được

phủ mật độ dày đặc của các ngân hàng, do vậy mức độ cạnh tranh dịch vụ thanh toán quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng tương ứng mức độ cạnh tranh trong ngành.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Trong các năm qua, do nhu cầu phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, một

số tổ chức, đơn vị có chức năng gần giống ngân hàng đã lần lượt ra đời bên cạnh các chức năng chính của mình như: cơng ty tài chính bưu điện, quỹ đầu tư, quỹ tiết kiệm, vay vốn… đã làm lực lượng cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng

đông đảo. Tuy nhiên các tổ chức này chỉ phục vụ khách hàng cá nhân tín dụng,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược cạnh tranh cho dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP phát triển hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)