Môi trường ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược cạnh tranh cho dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP phát triển hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 48 - 49)

o Kết cấu luận văn

2.2. Phân tích môi trường cạnh tranh đối với dịch vụ TTQT tại HDBank

2.2.1.2. Môi trường ngành

Mức độ cạnh tranh của đối thủ trong ngành

Theo nguồn báo cáo tổng cục thống kê hiện tại Việt Nam có 38 Ngân hàng

TMCP, 65 Ngân hàng nước ngồi có văn phịng đại diện, và 6 Ngân hàng liên

doanh tại Việt Nam. Chưa bao gồm các tổ chức tín dụng, quỹ tiết kiệm, đầu tư tài

chính…. Do đó có thể thấy sự cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng rất khốc liệt.

Bên cạnh đó, các Ngân hàng được bảo vệ bằng rào cản gia nhập ngành là rất cao: Theo chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 31/01/2013: hạn chế việc thành lập ngân hàng,

và tập trung giải quyết nợ xấu, Bên cạnh đó, Nghị định số 10/2011/NĐ-CP của

Chính phủ: Về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, thì vốn pháp định mới các Ngân hàng TMCP là 3000 tỷ đồng và lộ trình sẽ tăng 5000 tỷ vào năm 2015, và năm 2014 là năm nới rộng chính sách tiền tệ theo chỉ thị

01/CT-NHNN ngày 15/1/2014, tuy nhiên sẽ vẫn tiếp tục triển khai đồng bộ đề án

cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, do vậy việc thành lập Ngân hàng hay mở

chi nhánh mới sẽ trở nên khó khăn. Nhưng với con số hơn 8000 điểm giao dịch của các ngân hàng TMCP trên Việt Nam thì mỗi chi nhánh ngân hàng đều chịu áp lực gay gắt.

Riêng dịch vụ TTQT được cung ứng hầu hết tại các ngân hàng, tuy nhiên phát triển mạnh tại các thành phố lớn tập trung nhiều cơng ty có hoạt động XNK như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng, Đồng Nai, Bình Dương, là những trung tâm được

phủ mật độ dày đặc của các ngân hàng, do vậy mức độ cạnh tranh dịch vụ thanh toán quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng tương ứng mức độ cạnh tranh trong ngành.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Trong các năm qua, do nhu cầu phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, một

số tổ chức, đơn vị có chức năng gần giống ngân hàng đã lần lượt ra đời bên cạnh các chức năng chính của mình như: cơng ty tài chính bưu điện, quỹ đầu tư, quỹ tiết kiệm, vay vốn… đã làm lực lượng cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng

đông đảo. Tuy nhiên các tổ chức này chỉ phục vụ khách hàng cá nhân tín dụng, chưa được phép giao dịch TTQT. Nếu các tổ chức này muốn hoạt động cung ứng

dịch vụ TTQT phải đạt theo chuẩn quy định ngân hàng nhà nước theo Thông tư số

03/2008/TT-NHNN hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ

chức tín dụng. Đây cũng rào cản rất cao đối với các tổ chức tín dụng nếu muốn cạnh tranh cung ứng dịch vụ TTQT.

Khách hàng

Theo số liệu thống kê về số lượng ngân hàng trên Việt Nam, do vậy việc khách hàng dễ dàng có sự chọn lựa dịch vụ tại ngân hàng khác. Hơn thế nữa do số lượng

đối thủ cạnh tranh nhiều, nên hầu hết các ngân hàng ngày càng đơn giản hóa hành

chính thủ tục để phục vụ khách hàng nhanh nhất, do vậy chi phí chuyển đổi sử dụng dịch vụ từ ngân hàng khác là hồn tồn khơng đáng kể, dẫn đến tình trạng khách hàng ngày càng trở nên thơng minh và khó tính hơn. Do đó các ngân hàng áp lực chi phí và chất lượng dịch vụ để giữ chân và phát triển khách hàng.

Bên cạnh sự thách thức về nhu cầu cao của khách hàng doanh nghiệp, cũng tồn tại cơ hội cho các Ngân hàng đang cung ứng dịch vụ TTQT: đó chính là tốc độ gia

tăng kim ngạch XNK Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược cạnh tranh cho dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP phát triển hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)