Tình hình cạnh tranh dịch vụ TTQT tại các ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược cạnh tranh cho dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP phát triển hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 49 - 52)

o Kết cấu luận văn

2.2. Phân tích môi trường cạnh tranh đối với dịch vụ TTQT tại HDBank

2.2.1.3. Tình hình cạnh tranh dịch vụ TTQT tại các ngân hàng Việt Nam

Tình hình cạnh tranh hiện tại đối với sản phẩm TTQT

Như đã phân tích chung về mức độ cạnh tranh ngành ngân hàng, riêng dịch vụ

- Mức độ phủ sóng nhiều ngân hàng tại các thành phố lớn, có các khu cơng nghiệp (thị trường kinh doanh dịch vụ TTQT rất tốt)

- Xuất hiện các ngân hàng nước ngồi ví dụ: HSBC, ANZ, CitiBank…: có hệ

thống phần mền cơng nghệ (corebanking) hiện đại, và các ngân hàng nước ngồi có kinh nghiệm, uy tín trong lĩnh vực TTQT.

- Các ngân hàng ngày càng mở rộng nhiều đại lý tại các ngân hàng nước ngoài để thu hút nguồn tiền về cũng như nâng cao uy tín thanh tốn trên thị trường quốc

tế, chứng tỏ các ngân hàng đang rất chú trọng nâng cao cạnh tranh dịch vụ TTQT.

Quyết định lựa chọn dịch vụ TTQT tại ngân hàng.

Khi đề cập đến thuật ngữ “lựa chọn” chúng ta luôn cân nhắc cách thức nào

mang lại hiệu quả trong nguồn lực giới hạn, theo nghiên cứu trên thế giới, quyết

định lựa chọn dịch vụ ngân hàng luôn chịu ảnh hưởng các nhân tố nhất định

Bảng 2.6: Tổng hợp các nghiên cứu về quyết định lựa chon dịch vụ Ngân hàng

Tác giả Nước thực hiện nghiên

cứu và mẫu Kết quả

Prince and Schultz

(1990)

USA

Mẫu gồm 508 công ty

Tiêu chuẩn lựa chọn dịch vụ: tính bảo mật, nguồn nhân lực chuyên nghiệp, tư vấn doanh nghiệp, sự thuận tiện và chất

lượng dịch vụ

Zineldin (1995)

Thụy Điển 179 công ty, bao gồm

90 công ty nhỏ

Tiêu chuẩn lựa chọn dịch vụ: uy tín, giá cả, quan hệ tốt với nhân viên, tốc độ giao dịch nhanh

Nielsen et al (1995)

Úc

Mẫu gồm 384 công ty với 115 doanh nghiệp

nhỏ

Tiêu chuẩn lựa chọn dịch vụ: tín dụng

được thỏa mãn, sự thuận tiện, tài chính

tốt, giá cạnh tranh, giao dịch nhanh , hiệu quả, danh tiếng, tính bảo mật Mols et al

(1997)

Châu Âu Mẫu 1129 công ty lớn

tại 20 nước Châu Âu

Tiêu chuẩn lựa chọn dịch vụ: chất lượng dịch vụ, giá cả, mối quan hệ, danh tiếng, mức độ phủ sóng

Từ bảng tổng hợp trên cho ta thấy rằng: Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng nói chung, và dịch vụ TTQT thì các ngân hàng luôn phải đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng: chất lượng dịch vụ TTQT mà ngân hàng cung cấp, giá cả dịch vụ (phí dịch vụ TTQT, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất), sự danh tiếng, mức độ chuyên nghiệp của nhân viên trong tư vấn

Phân khúc thị trường đối với sản phẩm TTQT

Theo phỏng vấn chuyên gia và giám đốc phịng phân tích tín dụng, thanh tốn quốc tế và khảo sát các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn KCN tại Đồng Nai và HCM. Phân khúc thị trường cho sản phẩm TTQT được chia như sau:

Thị trường đặc biệt

- Điều kiện đầu tiền: (1) cơng ty vừa có xuất khẩu- nhập khẩu: có nguồn tiền ngoại tệ thường xuyên về tối thiểu từ 1 triệu USD/1 năm, sản xuất và xuất khẩu lô hàng lớn trị giá từ 5-6 triệu USD/1 năm. (2) Hoặc các công ty đơn thuần chỉ xuất hoặc nhập khẩu, trị giá lô hàng trên 7 triệu USD/1 năm. (3) Công ty đầu tư thường xuyên chuyển ngoại tệ ra nước ngoài đầu tư 1 năm: 10 triệu USD/ 1 năm. Các công

ty này thường tập trung các KCN tại thành phố lớn và các công ty đầu tư tập trung

khu kinh tế lớn.

- Cơng ty có mức độ tín nhiệm cao: dựa vào báo cáo tài chính hàng năm: doanh thu trên 200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế

- Đặc điểm phân khúc thị trường đặc biệt này: công ty lớn, mang lại doanh số cho TTQT cho ngân hàng nhiều, và đặc biệt là khả năng đảm bảo thanh tốn cao.

Nhưng ngược lại các cơng ty này giao dịch với nhiều ngân hàng nên họ rất thông

minh vấn đề lựa chọn dịch vụ: yêu cầu cao, phí dịch vụ yêu cầu thấp. Khi làm việc với công ty này: ngân hàng thường cung cấp dịch vụ tốt và nhanh nhất nhưng thu phí dịch vụ lại thấp so với các khách hàng khác để cạnh tranh.

Thị trường cấp trung

Đặc điểm chung nhóm phân khúc này: cơng ty có hoạt động xuất khẩu ít, trị giá đơn hàng xuất khẩu dưới 1 triệu USD/1 năm. Đơn thuần nhập khẩu, có trị giá lô

hàng nhập khẩu từ 2-5 triệu USD/1 năm hay các công ty dịch vụ và đầu tư chuyển tiền ra nước ngoài với doanh số dưới 10 triệu USD/1 năm. Đặc điểm phân khúc này bao gồm các công ty quy mô vừa và nhỏ, nhưng giao dịch TTQT khá nhiều với các Ngân hàng khác. Nhưng do doanh số công ty mang lại cho các ngân hàng không nhiều, nên yêu cầu về dịch vụ cao và phí cung cấp yêu cầu bằng so với các Ngân

hàng công ty đã từng sử dụng.

Thị trường cấp thấp

Đây là phân khúc các cơng ty nhỏ, có quy mơ xuất và nhập khẩu dưới 2 triệu USD/ 1 năm. Công ty này thường khơng có nguồn tiền tự có, họ thường vay vốn

nếu cần thanh tốn lơ hàng nhập khẩu. Đặc điểm nhóm này, khách hàng hạn chế

được sử dụng hạn mức vay vốn nhiều do quy mô doanh nghiệp. Họ thường không

có kiến thức về ngoại thương nhiều, cần nhân viên tư vấn nhiều. Nhưng ngược lại họ lại ít thương lượng về phí dịch vụ do doanh số họ mang lại thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược cạnh tranh cho dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP phát triển hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)