Quy mô tổng tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 43)

3.2. Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ số an toàn vốn tại các NHTM Việt Nam trong

3.2.1. Quy mô tổng tài sản

Theo nghiên cứu của Rafet Aktas, Suleyman Acikalin, Bilge Bakin, Gokhan Celik (2007-2012), Nađa Dreca (2005-2010), Leila Bateni, Hamidreza Vakilifard & Farshid Asghari (2006-2012) hay Osama A.El-Ansary, Hassan M.Hafez (2004-2013) đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ngân hàng và hệ số an toàn. Điều này phù hợp với thực trạng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Thực tế trong những năm qua, tổng tài sản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam đều có xu hướng tăng theo thời gian, một phần để đáp án nhu cầu an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước đưa ra, mặt khác cũng để làm tăng tiềm lực tài chính của các Ngân hàng trong môi trường ngày càng cạnh tranh hiện nay. Giai đoạn từ năm 2009- 2010, tổng tài sản của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam tăng khá nhanh, cụ thể tốc độ tăng trưởng tài sản năm 2010 so với 2009 tăng 43,3% (Phụ lục 03), một con số rất ấn tượng. Điều này thực tế cũng phù hợp với thực trạng phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam bởi từ khi gia nhập WTO, hệ thống tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải phát triển phù hợp và đáp ứng với hệ thống tài chính khu vực và thế giới vì thế các Ngân hàng thương mại trong nước cần phải tăng tiềm lực tài chính mà cụ thể là tăng quy mơ tài sản để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại nước ngồi, đặc biệt sau khi Chính phủ cấp phép thành lập cho loại hình NHTM 100% vốn nước ngồi tại Việt Nam thì sự cạnh tranh ấy càng diễn ra khốc liệt hơn. Tuy nhiên khi tổng tài sản ngày càng tăng lên thì hệ số an tồn vốn của các ngân hàng lại có xu hướng giảm. Một lý do giải thích cho vấn đề này có thể có cách tính hệ số an tồn vốn của các Ngân hàng Việt Nam có xu hướng điều chỉnh ngày càng phù hợp hơn với Basel 2 nên hệ số an tồn có xu hướng chệch đi so với bản chất đã ngày càng trở về đúng bản chất ban đầu nên hệ số an tồn vốn có xu hướng giảm. Một lý

khác có thể giải thích cho điều này là khi quy mơ ngân hàng ngày càng tăng thông qua tổng tài sản ngày càng tăng thì ngân hàng có thừa một lượng dự trữ vốn lớn hơn nên được xếp hạng tín dụng tốt hơn giảm rủi ro, đồng thời ngân hàng có xu hướng giảm tỷ lệ duy trì an tồn vốn xuống để thực hiện cho vay hoặc đầu tư nên làm cho hệ số an toàn vốn giảm xuống.

Sang đến năm 2012, với tình hình khó khăn chung đối mặt với hậu quả của suy thối tồn cầu, nền kinh tế trong nước cũng bị ảnh hưởng khơng nhỏ, trong đó có bộ phận tài chính là hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng tài sản của năm 2011 tăng 24% so với năm 2010, đặc biệt năm 2012 tốc độ này chỉ tăng 3.95% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 14.37% so với năm 2012, điều này cho thấy có một sự sụt giảm đáng kể trong tốc độ tăng trưởng tài sản trung bình trong 3 năm gần đây, điều này cũng hồn tồn phù hợp tình hình hoạt động khó khăn chung của các NHTM trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên từ năm 2013 đến 2016 tốc độ tăng trưởng tài sản lại có chiều hướng gia tăng nhưng tăng không cao. Một số Ngân hàng vẫn duy trì được mức tăng trưởng tài sản tốt qua các năm và cụ thể đạt được giá trị tổng tài sản cao nhất tính đến 31/12/2016 là Ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank, MBbank lần lượt là 1,006,404 tỷ đồng; 948,699 tỷ đồng; 787,907 tỷ đồng; 256,259 tỷ đồng. Đây là những Ngân hàng lớn và có sự phát triển ấn tượng trong những năm qua.

Bảng 3.1 Tốc độ tăng trưởng quy mô tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2016

So với 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tăng trưởng 43.3% 24.04% 3.95% 14.36% 12.53% 17.89% 17.4% 20% Nguồn phụ lục 03

Hình 3.2 Tình hình biến động quy mơ tổng tài sản của các NHTM Việt Nam

Hình 3.3 Tình hình biến động hệ số an toàn vốn của các NHMT Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)