Hoạt động cho vay khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 46)

3.2. Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ số an toàn vốn tại các NHTM Việt Nam trong

3.2.3. Hoạt động cho vay khách hàng

Theo nghiên cứu của Nađa Dreca (2005-2010), đã chỉ ra rằng giữa hệ số tiền cho vay và hệ số an tồn vốn có mối quan hệ ngược chiều nghĩa là khi hệ số tiền cho vay tăng lên thì hệ số an toàn vốn cũng giảm xuống và ngựợc lại. Khi Ngân hàng duy trì một tỷ lệ cho vay khá cao thì rủi ro tín dụng của Ngân hàng khá cao, khi đó Ngân hàng cũng đang tồn tại một rủi ro vỡ nợ khá lớn bởi vì rủi ro tín dụng tăng lên và rủi ro thanh khoản cũng tăng lên, do đó Ngân hàng có xu hướng tăng hệ số an tồn vốn thông qua tăng vốn lên đáp ứng những rủi ro xảy ra đó tuy nhiên vốn là có hạn nên mức tăng khơng đáp ứng được rủi ro tăng cao thì hệ số an tồn vốn sẽ có xu hướng giảm. Thực tế mối tương quan ngược chiều này lại phù hợp với thực trạng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Thực tế trong những năm qua, quy mô cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam đều có xu hướng tăng theo thời gian, đây là một trong những thu nhập chính của ngân hàng nên ngân hàng thường đẩy mạnh cho vay. Giai đoạn năm 2007 đến 2008 tỷ lệ cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam có xu hướng tăng thì hệ số an tồn vốn có xu hướng giảm. Năm 2009 đến 2011, tỷ lệ cho vay có xu hướng giảm thì hệ số an tồn vốn cũng giảm theo vì đây là giai đoạn tăng

80.05%77.50%80.59%76.33% 75.53%71.01%70.76%76.14% 81.91%86.10% 84.18% 81.48%84.13% 20.47%27.45% 20.74%20.35% 16.84%16.61%15.72%16.70%15.02%13.61%14.39%13.81%12.92% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Min Max DEP CAR

trưởng nóng 2008, lạm phát tăng nên Chính phủ đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm lượng cung tiền trong lưu thông như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở dẫn đến lãi suất huy động tăng lên và đồng thời lãi suất vay cũng tăng lên, khi đó hoạt động cho vay giảm nhưng giảm không nhiều. Đây cũng là giai đoạn bắt đầu một cuộc chạy đua lãi suất huy động để tăng tính thanh khoản của ngân hàng. Giai đoạn từ năm 2011-2014 tỷ lệ cho vay tăng nhẹ lên lại và sau đó tăng mạnh từ 2014- 2017 thì hệ số an tồn vốn có xu hướng giảm. Tỷ lệ cho vay vay ngày càng có xu hướng tăng, duy trì mức ổn định trong các năm 2012, 2013, 2014. Ngày 27/01/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN thực hiện chính

sách tiền tệ mở rộng dẫn đến lãi suất giảm, kích thích cho vay nên có một sự tăng trưởng tỷ lệ cho vay mạnh từ năm 2015. Do đó tồn tại một xu hướng rõ ràng giữa tỷ lệ cho vay và hệ số an tồn vốn nhưng nhìn chung từ 2005 đến 2017, xu hướng tổng thể là quan hệ ngược chiều.

Hình 3.5 Tình hình biến động hệ số an tồn vốn và tỷ lệ cho vay trên tống tài sản của các NHTM trong mẫu nghiên cứu (Min-Max của LOA)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)