Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52 - 54)

3.2. Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ số an toàn vốn tại các NHTM Việt Nam trong

3.2.8. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Theo nghiên cứu của của Rafet Aktas, Suleyman Acikalin, Bilge Bakin, Gokhan (2007-2012), hay nghiên cứu của Leila Bateni, Hamidreza Vakilifard & Farshid Asghari 2014 thì các ngân hàng phải dựa chủ yếu vào lợi nhuận giữ lại để tăng vốn. Tỷ suất sinh lợi và tỷ lệ an tồn vốn có nhiều khả năng có liên quan, bởi vì một ngân hàng được kỳ vọng sẽ phải tăng rủi ro tài sản để có được lợi nhuận cao hơn trong hầu hết các trường hợp, do đó ROA và CAR có mối quan hệ cùng chiều. Tuy nhiên theo nghiên cứu Nađa Dreca về yếu tố quyết định an toàn vốn trong hệ thống Ngân hàng Bosnian từ năm 2005-2010 thì cho thấy ROA và CAR có mối quan hệ ngược chiều. Điều này phù hợp với thực trạng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Thực tế trong những năm qua, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

20.47%27.45%20.74%20.35%16.84%16.61%15.72%16.70%15.02%13.61%14.39%13.81%12.99% 7.54% 6.97% 7.13% 5.66% 5.40% 6.42% 6.24% 5.25% 5.42% 5.98% 6.68% 6.21% 6.81% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Min Max CAR GDP

cao nhất là trong năm 2009, 2010 và năm 2011 lần lượt là 1.28%, 1.24% và 1.2%. Trong khi đó hệ số an tồn vốn có lúc tăng ngược chiều và giảm cùng chiều với tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản. Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, hiệu quả kinh doanh lại giảm, đây cũng là điều dễ hiểu trong bối cảnh hoạt động của các ngân hàng gặp khó khăn, hậu của khủng hoảng kinh tế, tín dụng tăng trưởng yếu và lãi suất liên tục giảm để kích thích tăng trưởng vay, đồng thời Ngân hàng Nhà nước đưa ra các chương trình cho vay ưu đãi vì thế đã tác động đến lợi nhuận của hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng những quy định khắt khe hơn về mức độ an toàn vốn đối với các ngân hàng theo hướng đáp ứng các chuẩn mực quốc tế làm cho hệ số an toàn vốn lúc tăng lúc giảm để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Giai đoạn 2006-2009, hệ số an toàn vốn và tỷ suất sinh lợi có xu hướng di chuyển cùng chiều. Tuy nhiên giai đoạn 2009-2011, hệ số an toàn vốn và tỷ suất sinh lợi có xu hướng di chuyển ngược chiều. Giai đoạn 2011-2013, hệ số an tồn vốn có xu hướng tăng thì tỷ suất sinh lợi có xu hướng giảm, di chuyển ngược chiều nhau. Giai đoạn 2013-2015, nhìn chung có thể thấy rằng hệ số an tồn vốn và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản đều có xu hướng di chuyển cùng nhau. ROA bình quân giai đoạn này của các ngân hàng cho thấy hiệu quả kinh doanh có xu hướng giảm dần cho đến năm 2015 chỉ cịn 0,46% và có tăng nhẹ năm 2016, 2017 lần lượt là 0.51% và 0.68%. Quy mô tài sản tăng đều qua các năm nhưng hiệu quả kinh doanh lại giảm, đây cũng là điều dễ hiểu trong bối cảnh hoạt động của các ngân hàng gặp khó khăn, hậu của khủng hoảng kinh tế, tín dụng tăng trưởng yếu và lãi suất liên tục giảm để kích thích tăng trưởng vay. Tuy nhiên hệ số an tồn vốn khơng có sự biến động mạnh cho dù có sự tăng giảm so với tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản. Do vậy, nếu xét xuyên suốt giai đoạn 2005 đến 2017 thì mối quan hệ giữa hệ số an toàn vốn và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là mối tương quan ngược chiều. Theo mối quan hệ thông thường giữa hệ số an toàn vốn và tỷ suất sinh lợi trên tài sản là tương quan cùng chiều. Nghĩa là khi lợi nhuận giảm thì việc

tích lũy lợi nhuận sẽ giảm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ số an tồn vốn làm cho hệ số an tồn vốn có xu hướng giảm. Tuy nhiên với số liệu thực tế hệ số an tồn vốn vẫn có xu hướng tăng khi lợi nhuận có chiều hướng giảm xuống và ngược lại hệ số an tồn vốn vẫn có xu hướng giảm khi lợi nhuận có chiều hướng tăng. Khi lợi nhuận Ngân hàng giảm nghĩa là hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bị ảnh hưởng, rủi ro cho vay tăng lên, tài sản rủi ro tăng lên Ngân hàng có thể tăng vốn để đáp ứng rủi ro do đó hệ số an tồn vốn có thể tăng lên và khi lợi nhuận Ngân hàng tăng lên, hoạt động kinh doanh tốt nên Ngân hàng có thể mạnh tay đầu tư, tăng cho vay, tăng rủi ro dẫn đến hệ số an tồn vốn có thể giảm.

Hình 3.11 Tình hình biến động hệ số an tồn vốn và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)