3.2. Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ số an toàn vốn tại các NHTM Việt Nam trong
3.2.7. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Theo nghiên cứu của Rafet Aktas, Suleyman Acikalin, Bilge Bakin, Gokhan Celik (2007-2012) đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và hệ số an toàn tuy nhiên điều này đi ngược với thực trạng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, hoạt động sản xuất thuận lợi dẫn đến sự gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro về tín dụng vì khả năng phá sản của các doanh nghiệp và người đi vay giảm, các khoản vay được bảo đảm, do đó hệ số an tồn vốn của ngân hàng được bảo đảm. Ngân hàng có thể nghĩ đến việc đâu tư nhiều hơn và giảm hệ số an toàn vốn ở mức mục tiêu mà ngân hàng đề ra trên sự tương quan với tình hình tăng trưởng nền kinh tế hiện tại. Do đó yếu tố tốc độ tăng trưởng kinh tế là một nhân tố để các nhà quản trị có thể dự đốn và điều chỉnh hệ số an tồn vốn cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngân hàng.
Hình 3.10 Tình hình biến động tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam trong những năm qua
Qua số liệu thực tế giai đoạn từ năm 2005 đến 2017, hệ số an tồn vốn có xu hướng giảm theo thời gian và giữ quanh mức độ ổn định từ năm 2014 và tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng tăng giảm theo thời gian nhưng cũng chỉ dao động trong mức 5% đến 7.5%. Có những năm tốc động tăng trưởng GDP tăng lên nhưng mức tăng khơng nhiều và nhìn chung là xu hướng giảm.