Xuất mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61 - 66)

4.1.1. Mô tả biến nghiên cứu

Dựa trên lược khảo nghiên cứu của Nađa Dreca nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn 10 ngân hàng Bosnian từ năm 2005 đến 2010 vì nước Bosnian cũng là nước đang phát triển như Việt Nam thêm vào đó mơ hình nghiên cứu của Nađa Dreca cũng khái quát cơ bản và đầy đủ các biến độc lập các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Tiếp theo là dựa trên lược khảo nghiên cứu của Rafet Aktas, Suleyman Acikalin, Bilge Bakin, Gokhan Celik nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn 71 ngân hàng thương mại ở 10 nước khác nhau ở khu vực Đông Nam Âu bởi nghiên cứu này đã sử dụng 2 mơ hình song song, mơ hình thứ nhất: biến độc lập chỉ bao gồm các yếu tố thuộc về ngân hàng và mơ hình thứ hai bổ sung thêm biến độc lập là các yếu tố vĩ mô như chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, yếu tố chính phủ nên dựa trên mơ hình này tác giả có thể phân tích thêm yếu tố vĩ mơ tác động đến hệ số an toàn vốn. Tiếp theo tác giả tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu của luận văn bao gồm những biến sau:

Biến phụ thuộc: Hệ số an toàn vốn (CAR)

Biến độc lập: Biến độc lập được sử dụng trong mơ hình là các biến đại diện cho các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn bao gồm các biến sau

+ Quy mô tổng tài sản (SIZE)

+ Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) + Tỷ lệ huy động tiền gửi khách hàng (DEP) + Tỷ lệ cho vay (LOA)

+ Hệ số đòn bẩy (LEV) + Hệ số thanh khoản (LIQ)

+ Tỷ lệ dự phòng rủi ro (LLR) + Tỷ lệ nợ xấu (NPL)

+ Chi phí hoạt động (BOPO) + Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRGDP)

Dựa trên kết quả của những lược khảo nghiên cứu mà tác giả tìm hiểu trong Chương 2, tác giả có những kỳ vọng với những biến độc lập như sau:

Quy mô tổng tài sản: Tổng tài sản (Ln Tổng tài sản) được sử dụng để đại diện quy mơ của ngân hàng. Ngân hàng có quy mơ lớn nghĩa là tổng tài sản của Ngân hàng sẽ lớn hơn các Ngân hàng có quy mơ nhỏ. Do đó, Ngân hàng sẽ duy trì một tỷ lệ vốn an tồn thấp hơn trong điều kiện tổng tài sản lớn có khả năng đáp ứng trước những rủi ro. Tác giả mong đợi một mối tương quan âm giữa hệ số an tồn vốn và kích cỡ ngân hàng được tính bằng Ln của tổng tài sản.

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản: Khả năng sinh lợi được xác định tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng. Abusharba, Triyuwono, Ismail & Rahman (2012) nhận thấy rằng các ngân hàng có lợi nhuận nhiều hơn có khuynh hướng có nhiều vốn hơn so với tài sản. Nhìn chung, các ngân hàng phải dựa chủ yếu vào lợi nhuận giữ lại để tăng vốn, ROA và tỷ lệ an toàn vốn có nhiều khả năng có liên quan, bởi vì một ngân hàng được kỳ vọng sẽ phải tăng rủi ro tài sản để có được lợi nhuận cao hơn trong hầu hết các trường hợp. Do đó, lợi nhuận trên tài sản của ngân hàng (ROA) trong phương trình vốn được tính như một thước đo lợi nhuận với một dấu hiệu tích cực dự kiến. Do đó, tác giả mong đợi một mối tương quan dương giữa hệ số an toàn vốn và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản.

Tiền gửi huy động từ khách hàng: Tỷ lệ tiền gửi là tỷ lệ của tổng số tiền gửi vào trên tổng tài sản. Tiền gửi thường được coi là các nguồn quỹ rẻ hơn so với các khoản vay và các cơng cụ tài chính tương tự (như tài trợ bằng trái phiếu hoặc cho vay hợp vốn và cho vay chứng khoán) cho các ngân hàng. Khi tiền gửi tăng, các ngân

hàng nên được điều tiết và kiểm soát để đảm bảo quyền của người gửi tiền, và để bảo vệ một ngân hàng khỏi bị mất khả năng thanh toán. Nếu người gửi tiền không thể đánh giá mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng, các ngân hàng sẽ duy trì tỷ lệ vốn thấp hơn tỷ lệ tối ưu. Hay một nguyên nhân khác khi huy động tiền gửi từ khách hàng tăng lên thì có thể làm tăng hành vi chấp nhận rủi ro của các Ngân hàng vì khi đó ngân hàng có đủ vốn để tài trợ cho hoạt động cho vay của mình dẫn đến rủi ro tín dụng tăng lên do cho vay sai lầm đối tượng, ảnh hưởng làm cho hệ số an tồn vốn giảm xuống. Do đó, tác giả mong đợi một mối quan hệ tương quan âm giữa hệ số an toàn vốn và tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản.

Tỷ lệ cho vay của Ngân hàng: Tỷ lệ cho vay đo lường tổng dư nợ cho vay theo tỷ lệ trên tổng tài sản. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro của một ngân hàng càng cao thì sẽ càng cao hơn do đó làm cho hệ số an tồn vốn giảm xuống. Do đó, tác giả mong đợi một mối quan hệ tương quan âm giữa hệ số an toàn vốn và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản.

Hệ số đòn bẩy: Hệ số đòn bẩy được xác định tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu của Ngân hàng. Khi hệ số đòn bẩy tăng lên nghĩa là nợ được tăng lên so với vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng tăng lên, chi phí vốn cao hơn làm tăng rủi ro và khả năng giảm lợi nhuận nếu đầu tư không hiệu quả dẫn đến làm giảm hệ số an tồn vốn. Do đó, tác giả mong đợi một mối tươn quan âm giữa hệ số an toàn vốn và hệ số địn bẩy tài chính.

Khả năng thanh khoản: Tài sản có tính thanh khoản cao như tiền gửi từ khách hàng và nguồn vốn ngắn hạn được tính vào thanh khoản của ngân hàng ủy thác. Khi tỷ lệ vốn đầu tư bằng tiền mặt hoặc tiền mặt tương đương tăng, nguy cơ thanh khoản của ngân hàng sẽ giảm và ngược lại khi tỷ lệ vốn đầu tư bằng tiền mặt hoặc tiền mặt tương đương giảm thì nguy cơ thanh khoản ngân hàng tăng lên. Và khi nguy cơ thanh khoản của ngân hàng giảm sẽ dẫn đến phí bảo hiểm thanh khoản thấp hơn trong lãi suất rịng. Do đó, sự gia tăng thanh khoản của ngân hàng có thể có tác động tích cực

đến tỷ lệ vốn, nghĩa là tồn tại mối quan hệ tương quan dương giữa khả năng thanh khoản và hệ số an tồn vốn.

Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng: Tỷ lệ dự phịng rủi ro được xác định là chi phí dự phịng rủi ro so với tổng dư nợ của ngân hàng trong bảng cân đối kế tốn, đại diện cho khoản dự phịng đủ để bù đắp các khoản lỗ ước tính trong danh mục cho vay. Một tác động tiêu cực của dự phịng mất vốn trong vốn có thể có nghĩa là các ngân hàng gặp khó khăn về tài chính gặp nhiều khó khăn trong việc tăng tỷ lệ vốn. Do đó, tác giả mong đợi một mối quan hệ tương quan âm giữa hệ số an toàn vốn và tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu được xác định bằng tỷ số giữa nợ không thực hiện với tổng dư nợ và thường được sử dụng làm ủy nhiệm cho rủi ro tín dụng làm cho hệ số an tồn vốn giảm. Mối quan hệ dự kiến giữa tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn dự kiến sẽ âm, cho thấy các ngân hàng có mức vốn cao dự kiến sẽ có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn do kết quả của việc bù đắp khoản lỗ của khoản vay bằng vốn chủ sở hữu. Do đó, tác giả mong đợi một mối tương quan âm giữa hệ số an toàn vốn và tỷ lệ nợ xấu.

Chi phí hoạt động: Chi phí hoạt động là tiêu chí được dùng để đánh giá hiệu quả của ngân hàng thông qua việc sử dụng chi phí và kết quả thu nhập đạt được. BOPO cấp cao hơn cho thấy hoạt động không hiệu quả, chi phí bỏ ra chiếm một tỷ trọng lớn trong thu nhập hoạt động mang lại, vì thế ảnh hưởng đến lợi nhuận và làm cho hệ số an tồn cũng giảm. Do đó, tác giả kỳ vọng có mối tương quan âm giữa chí phí hoạt động và hệ số an toàn vốn.

Chỉ số giá tiêu dùng: là chỉ số đánh giá tỷ lệ lạm phát của một quốc gia. Trong nghiên cứu Rafet Aktas, Suleyman Acikalin, Bilge Bakin, Gokhan Celik về yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn (2007-2012). Hệ số lạm phát có dấu hiệu tiêu cực và hàm ý một ảnh hưởng tiêu cực đến CAR nhưng nó gần như bằng khơng và nó khơng có ý nghĩa thống kê. Williams (2011) cho rằng môi trường lạm phát cao đã làm xói mịn vốn của ngân hàng, dẫn đến mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát và CAR. Lạm phát

cao dẫn đên lãi suất thực giảm và ngược lại nhưng lãi suất danh nghĩa lại tăng là sự phát triển tiêu cực của người vay vì họ có thể gặp khó khăn trong việc thanh tốn hóa lãi suất cao hơn. Lãi suất cao hơn làm tăng nguy cơ vỡ nợ của người đi vay; do đó, điều này có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ vốn của các ngân hàng một cách tiêu cực (Demirguc-Kunt & Detragiache, 1998). Do đó, tác giả mong đợi một mối tương quan âm giữa hệ số an toàn vốn và chỉ số giá tiêu dùng hay lạm phát.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng giải thích hệ số an tồn vốn theo nghiên cứu của Rafet Aktas, Suleyman Acikalin, Bilge Bakin, Gokhan Celik về yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn năm 2007-2012. Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khả quan, rủi ro thấp và các ngân hàng giữ tỷ lệ vốn thấp và đầu tư nhiều hơn vào các ngành tài chính khác, trong khi đó ngân hàng có thể cần vốn tương đối cao hoặc có thể phải đối mặt với tổn thất kinh tế đột xuất, để phịng ngừa rủi ro mà các ngân hàng duy trì tỷ lệ vốn cao. Do đó, tác giả mong đợi một mối tương quan âm giữa hệ số an toàn vốn và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Bảng 4.1 Tên biến – Cách đo lường và kỳ vọng các biến

Ký hiệu Tên biến Cách đo lường Kỳ vọng

Biến phụ thuộc

CAR Hệ số an toàn vốn (Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2) / Tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro

Biến độc lập

SIZE Quy mô ngân hàng LN(tổng tài sản) (-)

ROA Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản (+) DEP Tỷ lệ tiền gửi Tổng tiền gửi/ Tổng tài sản (-) LOA Tỷ lệ cho vay Tổng dư nợ cho vay/ Tổng tài sản (-) LEV Hệ số đòn bẩy tài

chính

Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu (-)

tiền/ Tổng tài sản LLR Tỷ lệ dự phòng rủi ro

tín dụng

Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ cho vay

(-)

NPL Tỷ lệ nợ xấu Tổng nợ xấu/ Tổng dư nợ tín dụng (-) BOPO Tỷ lệ chi phí hoạt động Chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt

động

(-)

GRGDP Tốc độ tăng trưởng (-)

CPI Chỉ số giá tiêu dùng (-)

4.1.2. Phương trình hồi quy có dạng:

CARit = α + β1BOPOit + β2ROAit + β3DEPit + β4LIQit + β5LOAit + β6LLRit + β7NPLit + β8LEVit + β9SIZEit + β10CPIit+ β11GRGDPit + εit.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)