Hệ số thanh khoản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 46 - 48)

3.2. Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ số an toàn vốn tại các NHTM Việt Nam trong

3.2.4. Hệ số thanh khoản

Theo nghiên cứu của Abusharba, Triyuwono, Ismail & Rahman (2009-2011), hay nghiên cứu của Rafet Aktas, Suleyman Acikalin, Bilge Bakin, Gokhan Celik

56.85% 51.97%51.77%53.18%53.13% 47.64%44.19%49.46%50.07%51.24% 56.26%59.11%60.18% 20.47%27.45%20.74%20.35%16.84%16.61% 15.72%16.70%15.02%13.61%14.39%13.81%12.92% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Min Max LOA CAR

những ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê trong việc xác định hệ số an toàn vốn đối với các ngân hàng trong khu vực theo chiều hướng tương quan dương. Khi lượng tiền mặt hay các khoảng tương đương tiền tăng lên nghĩa là khả năng thanh khoản của Ngân hàng cũng được cũng cố, rủi ro thanh khoản cũng giảm nên có một tác động tích cực lên hệ số an toàn vốn và ngược lại khi tỷ lệ vốn đầu tư bằng tiền mặt hoặc tiền mặt tương đương giảm thì nguy cơ thanh khoản ngân hàng tăng lên. Điều này phù hợp với thực trạng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Nhìn chung giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2011, hệ số thanh khoản của ngân hàng có xu hướng tăng trong khi đó thì hệ số an tồn vốn có xu hương giảm theo thời gian. Đến năm 2011 thì hệ số thanh khoản giảm đột ngột và giảm theo thời gian đến năm 2017, hệ số an tồn vốn thì có tăng và có giảm nhưng mức tăng/giảm không cao, dao động quanh một con số cố định.

Năm 2011, hệ số thanh khoản của hệ thống Ngân hàng thương mại giảm đột ngột là do ảnh hưởng năm 2010. Cụ thể năm 2010, lãi suất huy động được duy trì ở mức 12%/năm những tháng đầu năm và được điều chỉnh lên mức 14%/năm vào cuối năm trước áp lực lạm phát cao cuối năm 2010 đã bị phá vỡ buộc NHNN phải can thiệp bằng biện pháp hành chính. Năm 2011, NHNN ban hành Thơng tư số 02/2011/TT- NHNN, chính thức áp trần 14%/năm và cũng trong năm 2011, NHNN đã 2 lần tăng lãi suất chiết khấu (từ 7% năm 2010 lên 13%), 4 lần tăng lãi suất tái cấp vốn (từ 9% lên 15%), 5 lần tăng lãi suất thị trường mở (từ 8% lên 15%). Quy định trần lãi suất lên 14%/năm khiến các NHTM gặp khó khăn trong thanh khoản dẫn đến nảy sinh những hiện tượng thỏa thuận ngầm về lãi suất, tiền thưởng và sự nở rộ của các giao dịch ủy thác. Ở cùng một mức lãi suất giống nhau, các khoản tiền gửi chảy từ các ngân hàng nhỏ về các ngân hàng lớn, nơi được coi là an tồn hơn bởi vì uy tín và khả năng thanh khoản của các Ngân hàng lớn cao hơn, đáp ứng được khả năng rút vốn khi có những biến động . Các NHTM nhỏ gặp nhiều khó khăn để thu hút tiền gửi và giải pháp thanh

khoản cho các NHTM nhỏ thường phải dựa vào thị trường liên ngân hàng nên các NHTM lớn và NHTM Nhà nước hưởng lợi lớn từ mức lãi suất liên ngân hàng tăng cao thông qua việc cho các NHTM nhỏ vay, vì thế dẫn đến xuất hiện hiện tượng các ngân hàng lớn chèn ép các ngân hàng nhỏ, thiếu thanh khoản bằng cách từ chối cho vay các ngân hàng nhỏ, hoặc cho vay với mức lãi suất cao ở kỳ hạn ngắn hạn. Một vài ngân hàng thiếu thanh khoản trong ngắn hạn. Các ngân hàng nhỏ bị suy yếu nghiêm trọng dẫn đến hiện tượng sáp nhập ở một vài ngân hàng nhỏ. Do đó, hệ số an tồn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng giảm trong năm 2011.

Hình 3.6 Tình hình biến động hệ số an toàn vốn và hệ số thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua (Min-Max của LIQ)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)