Giai đoạn kiểm tra sau chovay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 66 - 68)

3.1. Một số giải pháp nâng cao cơng tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh

3.1.1.4. Giai đoạn kiểm tra sau chovay

Kiểm tra sau cho vay bao gồm: kiểm tra tình hình tài chính, nguồn trả nợ, dịng tiền của KH, mục đích sử dụng vốn sau giải ngân và TSĐB. Hiện nay, tình trạng kiểm sốt sau cịn mang tính hình thức, đối phó. Đặc biệt, rủi ro vẫn tồn tại nhiều trong định hƣớng phát triển TD đối với KH SME do đặc thù thông tin chƣa minh bạch, tồn tại 2 hệ thống BCTC (nội bộ và thuế), BCTC thƣờng khơng đƣợc kiểm tốn, phƣơng thức hoạt động ít đƣợc làm rõ, chƣa tách bạch giữa tài sản, nguồn vốn cơng ty và gia đình, cá nhân… Tuy nhiên, đây lại là đối tƣợng ít chịu sự kiểm tra, kiểm soát nội bộ và thanh tra NHNN.

Mặt khác, cần quan tâm công tác kiểm tra định kỳ và cập nhật tình hình tài sản; việc kiểm tra tài sản định kỳ nên giao cho bộ phận định giá tài sản độc lập nhằm theo sát sự biến động của tài sản, tránh tình trạng để CV QHKH tự thực hiện. Hầu hết các khó khăn khi xử lý trƣờng hợp nợ quá hạn xuất phát từ mục đích cho vay mua xe là do cán bộ TD lơ là trong việc quản lý TSĐB, đến khi KH không trả đƣợc nợ chuyển giao Bộ phận xử lý nợ thì tài sản đã khơng thuộc quyền sử dụng KH và mua bán qua tay nhiều ngƣời, dẫn đến rất khó khăn trong việc xác định tài sản và chủ sở hữu hiện tại; mặc dù tài sản trên vẫn thuộc quyền sở hữu MB về mặt pháp luật.

Giải pháp nhận hàng tồn kho là biện pháp đảm bảo đã mở ra cho NH lẫn KH một bƣớc tiến dài trong việc phát triển TD tại Việt Nam, và hầu nhƣ chỉ các ngân hàng tại đô thị lớn mới áp dụng. Tuy nhiên thực tế cho thấy, nếu NH phải xử lý hàng tồn kho của KH thì rất khó tiêu thụ và phải th bên thứ 3 hỗ trợ trong trƣờng hợp chƣa có bộ phận xử lý TSĐB. Công tác quản lý đối với loại tài sản này cũng rất phức tạp. Mặc dù, MB đã có cơng văn hƣớng dẫn chi tiết cụ thể đối với việc nhận hàng tồn kho song hầu hết các CV QHKH chƣa nắm vững và chƣa nâng cao tính tuân thủ. Yêu cầu trƣớc mắt, phải nghiên

59

cứu kỹ quy trình, quy định MB, xem xét loại hàng tồn kho trƣớc khi nhận về tính khả mại, tính thơng dụng, thời hạn sử dụng, giá trị hàng, khả năng tiêu thụ… Đối với TSĐB là hàng tồn kho luân chuyển cần phải thực hiện kiểm tra thƣờng xun, tránh hàng hố khơng đủ đảm bảo dƣ nợ KH, hàng kém chất lƣợng, quy cách quản lý và lƣu kho không đảm bảo, không phân biệt đƣợc hàng thế chấp giữa các TCTD; thuê bảo vệ độc lập để kiểm soát hàng và thẩm định kỹ năng lực bên bảo vệ. Hiện nay, MB đang dần tiến đến việc yêu cầu các đơn vị kinh doanh thực hiện định giá TSĐB qua AMC; đồng thời thực hiện đƣa AMC vào quản lý các kho hàng của các KH đƣợc cấp hạn mức lớn dựa trên hàng hố thế chấp, hàng hố khó kiểm sốt … nhằm nâng cao dần tính hiệu quả trong việc quản lý TSĐB cho các nghĩa vụ tại MB.

Hiện nay, tại MB đã có bộ phận hỗ trợ nghiệp vụ chịu trách quản lý, kiểm tra điều kiện giải ngân nên công tác trƣớc giải ngân đã đƣợc thực hiện nghiêm túc; tuy nhiên, công tác sau khi giải ngân vẫn chƣa có bộ phận đảm nhiệm theo dõi trên thực tế, dẫn đến mâu thuẫn rủi ro khơng đƣợc tích cực phát hiện, ngăn ngừa và bộ phận thẩm định vẫn còn yêu cầu quản lý xa rời thực tế, rập khuôn đối với KH từ năm này qua năm khác nhƣng không đƣợc điều chỉnh. Điều kiện trƣớc mắt cần tập trung nhân sự và có quy trình chặt chẽ, quy định trách nhiệm cụ thể đối với việc theo dõi TD sau giải ngân nhƣ: giám sát liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh của DN phát hiện sớm vấn đề, liên lạc thƣờng xuyên để cập nhật thơng tin, nhận định và phân tích BCTC hàng quý, hàng năm; phát hiện các hoạt động đầu cơ, mạo hiểm của DN; vấn đề thấu chi liên tục trong tài khoản của KH hoặc sự suy giảm rõ rệt về số dƣ và doanh số chuyển tiền của DN; thu thập thông tin trên CIC định kỳ 3 hoặc 6 tháng tùy từng đối tƣợng, để nắm bắt kịp thời tình hình KH…

Ngồi ra, trong mơ hình hoạt động mới tại MB, hiện tại đã thành lập thêm bộ phận KSNB trực thuộc Khối Kiểm tra – KSNB nhằm luân phiên thực hiện kiểm tra, kiểm soát tại các CN, đơn vị kinh doanh các hồ sơ đã đƣợc thực hiện giải ngân và thực hiện báo cáo trực tiếp cho Khối kiểm tra – KSNB. Điều này sẽ góp phần điều chỉnh dần hoạt động TD của MB theo hƣớng QTRR chặt chẽ, kiểm sốt mục đích sử dụng vốn vay, góp phần kiểm soát sau giải ngân và đƣa ra một số cảnh báo rủi ro kịp thời cho đơn vị kinh doanh khi cấp TD cho khách hàng, giúp hoạt động QT RRTD tại MB ngày càng tốt hơn. Vì vậy, các đơn vị kinh doanh cần tạo điều kiện để hoạt động của bộ phận KSNB đƣợc thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.

60

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)