Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 30 - 32)

6. Bố cục đề tài

1.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động

1.3.1 Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới

Tại châu Âu, có một số lượng lớn các nghiên cứu xem xét tác động của các yếu tố khác nhau đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng châu Âu (Molyneux và Thornton (1992); Staikouras và Wood (2003)…). Tại Mỹ có một số lượng lớn các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng Mỹ (Smirlock (1985); Berger (1995a)…).

Trong số các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại các nước có thị trường tài chính mới nổi, Yong Tan và Christos Floros (2012) nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Trung Quốc. Tác giả nghiên cứu 101 ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn 2003 – 2009. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy tổng quát (GMM) để ước lượng các tham số của mơ hình hồi quy với nguồn dữ liệu bảng không cân đối cho giai đoạn 2003 – 2009 được lấy từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng Trung Quốc, trang web của Ủy ban Giám sát Ngân hàng Trung Quốc và các dữ liệu của Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn 2003 – 2009. Các biến phụ thuộc được tác giả lựa chọn để đo lường các yếu tố tác động bao gồm ROA và NIM. Các biến độc lập được sử dụng trong mơ hình hồi qui bao gồm quy mơ ngân hàng, rủi ro tín dụng, thanh khoản, tác động của

thuế, an toàn vốn, chi phí hiệu quả, mức độ đa dạng hóa sản phẩm, năng suất lao động, sự phát triển của khu vực ngân hàng, sự phát triển của thị trường chứng khoán và lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Tác động của thuế, thể hiện qua tỷ lệ mức thuế phải đóng trên lợi nhuận trước thuế của ngân hàng, có mối tương quan tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng trong cả hai mơ hình hồi qui;

- Biến rủi ro tín dụng, thể hiện qua tỷ lệ dự phịng rủi ro trên tổng dư nợ, có mối tương quan tiêu cực và có ý nghĩa thống kê đến lợi nhuận ngân hàng trong mơ hình hồi qui với ROA là biến phụ thuộc nhưng lại có mối tương quan tích cực và có ý nghĩa thống kê với NIM trong mơ hình hồi qui với NIM là biến phụ thuộc;

- Biến chi phí hiệu quả, thể hiện qua tỷ lệ tổng chi phí trên tổng tài sản, có mối tương quan tích cực và có ý nghĩa thống kê cao với ROA và NIM;

- Một mối tương quan tiêu cực và có ý nghĩa giữa hoạt động phi truyền thống, thể hiện qua tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập, và hiệu quả hoạt động trong cả hai mơ hình hồi qui;

- Biến năng suất lao động, thể hiện qua tỷ lệ tổng thu nhập trên tổng số lao động, có tương quan tích cực với lợi nhuận của các ngân hàng Trung Quốc trong mơ hình với ROA là biến phụ thuộc;

- Biến sự phát triển của ngành ngân hàng, thể hiện qua tỷ lệ tổng tài sản khu vực ngân hàng trên GDP, và biến sự phát triển của thị trường chứng khoán, thể hiện qua tỷ lệ vốn hóa của các cơng ty có niêm yết trên thị trường chứng khốn trên GDP, có tương quan tích cực và có ý nghĩa với lợi nhuận ngành ngân hàng Trung Quốc trong cả hai mơ hình;

- Biến tỷ lệ lạm phát có mối tương quan tích cực và có ý nghĩa thống kê với lợi nhuận ngành ngân hàng Trung Quốc.

Trong số các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng gần đây, Deger Alper và Adem Anbar (2011) nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Turkey. Tác giả nghiên cứu 10 ngân hàng thương mại Turkey trong khoảng thời gian từ năm 2002 – 2010. Nghiên cứu này sử

dụng mơ hình FE và RE để ước lượng các tham số của mơ hình hồi quy với nguồn dữ liệu bảng cân đối cho giai đoạn 2002 – 2010 được lấy từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, Ủy ban Giám sát và Thị trường Chứng khoán Istanbul. Các biến phụ thuộc được tác giả sử dụng để đo lường các yếu tố tác động bao gồm ROA và ROE. Các biến độc lập được sử dụng trong mơ hình bao gồm quy mơ ngân hàng, an tồn vốn, chất lượng tài sản, thanh khoản, huy động vốn, cấu trúc thu nhập – chi phí, tăng trưởng kinh tế, lãi suất và lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Quy mô ngân hàng, thể hiện qua tổng tài sản của ngân hàng, có mối tương quan tích cực và có ý nghĩa thống kê với ROA, ROE;

- Cấu trúc thu nhập, thể hiện qua thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản, có mối tương quan tích cực có ý nghĩa với ROA nhưng khơng có ý nghĩa với ROE;

- Chất lượng tài sản, thể hiện qua tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và thể hiện qua tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro trên tổng dư nợ, có mối tương quan tiêu cực có ý nghĩa thống kê với ROA nhưng khơng có ý nghĩa với ROE;

- Biến lãi suất có mối tương quan tích cực có ý nghĩa thống kê với ROE nhưng khơng có ý nghĩa với ROA;

- Các biến cịn lại khơng có tác động đến ROA và ROE.

Nhiều nghiên cứu khác cũng xem xét tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại nhiều quốc gia khác nhau. Và họ cũng tập trung vào một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả chủ yếu như ROA, ROE, NIM…với một số biến độc lập thường được sử dụng như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, quy mơ ngân hàng, chi phí hoạt động, khả năng thanh khoản, rủi ro tín dụng…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 30 - 32)