Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 81 - 84)

6. Bố cục đề tài

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTMCP Việt

3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

Theo kết quả nghiên cứu, khả năng thanh khoản (thể hiện qua tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản) có mối tương quan cùng chiều có ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Xem xét báo cáo tài chính của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2013, ta thấy trong cơ cấu thu nhập của các ngân hàng thì xấp xỉ 75% là thu nhập lãi, chỉ khoảng 25% là thu nhập ngoài lãi. Điều này cho thấy kết quả kinh doanh của các ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rủi ro tín dụng (thể hiện qua biến tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ) có tác động nghịch chiều và có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động có nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng càng lớn thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng giảm và ngược lại. Do đó, để mở rộng hoạt động tín dụng đồng thời nâng cao chất lượng của các khoản cho vay của ngân hàng, tác giả đề nghị một số giải pháp sau:

 Về chất lượng cán bộ:

- Đặc biệt chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng có tâm, có tài, đủ sức thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra trong tình hình hội nhập kinh tế thế giới. Với một đội ngũ cán bộ tín dụng có năng lực, chất lượng của các khoản tín dụng sẽ gia tăng, giảm thiểu nợ xấu, giảm chi phí dự phịng cũng như những chi phí phát sinh để giải quyết những khoản nợ xấu. Bên cạnh việc bồi dưỡng chuyên mơn cho cán bộ tín dụng, nâng cao vai trị đạo đức của cán bộ tín dụng là vấn đề rất cần thiết.

- Xây dựng một chế độ lương thưởng phù hợp, vừa có tính khích lệ, động viên vừa phản ánh đúng năng lực của cán bộ nhân viên là việc làm rất quan trọng. Chế độ lương thưởng phải có tính thưởng phạt nghiêm minh, gắn liền với quyền lợi và trách nhiệm của từng nhân viên, góp phần vào việc giảm thiểu những tác động tiêu cực xảy ra trong quá trình tác nghiệp của các bộ phận.

 Về công tác tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng: cơng tác sắp xếp cán bộ, các phịng ban một cách khoa học, linh hoạt và cụ thể hoá nhằm đảm bảo thực hiện các nguyên tắc tín dụng. Sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, các bộ phận thiết lập quan hệ với các cơ quan pháp luật, tài chính để quản lý có hiệu quả các khoản tín dụng:

- Các ngân hàng xây dựng một bộ quy trình cấp tín dụng, việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo chuẩn quốc tế và đảm bảo việc thực thi theo đúng quy trình này nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo khả năng ứng phó với những rủi ro xảy ra trong q trình cấp tín dụng cho khách hàng. Trong q trình cấp tín dụng, các ngân hàng cần có những biện pháp giám sát, đôn đốc, giúp đỡ khách hàng vay trong việc điều hành, thực hiện tiết kiệm khi cần thiết nhằm giúp khách hàng vay hồn tất cơng việc của họ cũng như hồn thành nghĩa vụ thanh tốn cho ngân hàng.

- Bên cạnh đó, các ngân hàng cần xây dựng một bộ quy trình thanh lý cũng như thu hồi tài sản sản đảm bảo phù hợp với điều kiện pháp lý hiện tại, tăng cường đào tạo cán bộ xử lý thu hồi nợ về chuyên môn cũng như đạo đức nhằm hạn chế đến mức tối thiểu việc thất thoát tài sản của ngân hàng.

 Về chính sách tín dụng: chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định thành công hay thất bại của ngân hàng. Để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần phải có chính sách phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, đồng thời kết hợp được lợi ích của người gửi tiền, của ngân hàng và người vay tiền. Các ngân hàng cần xây dựng lại bộ danh mục đầu tư tín dụng, đánh giá mức độ rủi ro của danh mục, xác định mức phân bổ vốn tối ưu

vào mỗi đối tượng khách hàng, mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, mỗi khu vực, vùng miền để đồng vốn có thể sinh lợi một cách tốt nhất.

 Về kiểm soát nội bộ: Đây là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối với mọi hoạt động của ngân hàng. Kiểm soát nội bộ là biện pháp mang tính chất ngăn ngừa, hạn chế những sai sót của cán bộ tín dụng, giúp cho hoạt động tín dụng kịp thời sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng tín dụng.

- Các ngân hàng cần phải xây dựng chiến lược phát triển cho bộ phận kiểm soát nội bộ của ngân hàng trên cơ sở xác định kỳ vọng của Hội đồng quản trị và Ban điều hành về giá trị sẽ mang lại, từ đó mô tả những nhiệm vụ của bộ phận thơng qua điều lệ, quy chế, quy định kiểm sốt và cuối cùng là xây dựng chiến lược chính thức cho bộ phận.

- Hồn thiện quy trình và phương pháp kiểm sốt nội bộ: hiện nay việc xây dựng các chương trình kiểm tra, kiểm sốt vẫn cịn đang trong q trình hồn thiện. Tại một số NHTM, các cuộc kiểm tra của kiểm soát nội bộ mới chủ yếu hướng tới tính tuân thủ, sự đầy đủ của hồ sơ chứng từ mà chưa chú trọng vào việc đánh giá các rủi ro và sự phù hợp của các thủ tục kiểm sốt của đơn vị. Do đó, hồn thiện quy trình và phương pháp kiểm sốt nội bộ là việc làm cần thiết.

- Nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ: Ban quản trị ngân hàng cần ban hành những chính sách và thủ tục giúp cho các chỉ thị điều hành được thực hiện; thường xun rà sốt các văn bản, chính sách để cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời cho phù hợp và tuân thủ các quy định của pháp luật và thực tiễn kinh doanh.

- Tăng cường cơng tác kiểm sốt nội bộ định kỳ và đột xuất: mục đích nhằm phát hiện kịp thời và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, rủi ro có thể xảy ra đảm bảo cho toàn hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước, của ngân hàng. Qua đó cán bộ kiểm tra cũng có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn.

 Về thơng tin tín dụng: hoạt động tín dụng muốn đạt được hiệu quả, an tồn cần phải có hệ thống thơng tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này. Muốn nâng cao

chất lượng tín dụng, ngân hàng cần xây dựng được hệ thống thông tin đầy đủ và linh hoạt, nhờ đó cung cấp các thơng tin chính xác, kịp thời về khách hàng, tăng khả năng phịng ngừa rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 81 - 84)