Tổng quan về hệ thống NHTMCP Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 39 - 40)

6. Bố cục đề tài

2.1 Tổng quan về hệ thống NHTMCP Việt Nam

Sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam có thể được đánh dấu từ sự ra đời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào ngày 06/05/1951. Tuy nhiên các ngân hàng thương mại ở Việt Nam lại có một lịch sử hình thành mới mẻ cách đây 23 năm, cụ thể là vào tháng 5/1990 khi hai Pháp lệnh quan trọng được ban hành: Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và các cơng ty tài chính. Quy định này thực sự đưa Việt Nam từ một nước có hệ thống ngân hàng độc nhất sang hệ thống ngân hàng hai cấp mà ở đó chức năng của ngân hàng nhà nước được thu hẹp lại, chỉ cịn giám sát chính sách tiền tệ, phát hành tiền, quản lý hệ thống tín dụng, giám sát các ngân hàng thương mại, quản lý dự trữ ngoại hối với mục tiêu hàng đầu là bình ổn tiền tệ và kiểm sốt lạm phát, trong khi chức năng trung gian tài chính (huy động và phân bổ vốn) được chuyển sang cho các ngân hàng thương mại.

Trong suốt hai thập kỷ kể từ lần cải cách đầu tiên, ngành ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ, ít nhất là ở số lượng các ngân hàng. Từ hệ thống một ngân hàng độc nhất – với ngân hàng nhà nước đồng thời kiêm cả chức năng của ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương, hệ thống các tổ chức tín dụng đã trở nên đông đảo với gần 100 ngân hàng, 30 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, 18 cơng ty tài chính, 13 cơng ty cho th tài chính, 01 quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và hơn 1.073 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở chỉ trong vòng 23 năm.

Về số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần, tính đến 31/12/2013, hệ thống NHTMCP Việt Nam bao gồm 37 NHTMCP, trong đó 04 NHTMNN đã được cổ phần hóa tuy nhiên Nhà Nước vẫn giữ cổ phần chi phối trên 70% bao gồm: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB).

Sau hơn hai thập kỷ tiến hành cải cách, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua bốn giai đoạn phát triển đáng chú ý: (i) Giai đoạn 1990 - 1996: ghi nhận sự tăng lên nhanh chóng về số lượng và loại hình tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng sự tăng vọt của cầu về dịch vụ tài chính trong giai đoạn đầu “bung ra” trong thời kỳ chuyển đổi. (ii) Giai đoạn 1997 - 2005: củng cố, chấn chỉnh hệ thống ngân hàng hai cấp mới được hình thành trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ châu Á. (iii) Giai đoạn 2006 - 2010: nâng mức vốn pháp định và tăng cường các quy chế điều tiết; các NHTMCP nông thôn được chuyển đổi lên thành NHTMCP đô thị; một số ngân hàng mới được thành lập, xuất hiện loại hình ngân hàng 100% vốn nước ngồi. (iv) Giai đoạn 2011 đến nay: hệ thống ngân hàng bộc lộ những điểm yếu, dễ tổn thương vì những yếu kém tồn tích từ lâu, đe dọa gây đổ vỡ hệ thống, dẫn tới yêu cầu cấp thiết phải tiến hành tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)