Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 53)

6. Bố cục đề tài

2.2 Thực trạng các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của

2.2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Nam

2.2.4.1 Thành tựu đạt được

Sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, số lượng các NHTMCP đã tăng lên nhanh chóng. Do áp lực cạnh tranh lớn, để có thể chiếm lĩnh thị phần, các ngân hàng tăng cường nâng cao năng lực tài chính và quy mơ hoạt động để có thể đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính ngày càng phát triển của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ của ngân hàng ngày càng được cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế. Hệ thống công nghệ và quản trị ngân hàng đang từng bước được đổi mới theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Dịch vụ ngân hàng khơng cịn giới hạn trong phạm vi các dịch vụ huy động vốn và cấp tín dụng mà cịn có nhiều loại dịch vụ ngân hàng hiện đại đã triển khai và ngày càng phổ biến. Mạng lưới ngân hàng mở rộng khắp nơi trong cả nước đã tạo điều kiện cho cá nhân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi tới các dịch vụ ngân hàng. Bên

cạnh kênh phân phối hiện diện dưới hình thức vật lý như phịng giao dịch, chi nhánh thì các kênh phân phối điện tử cũng đang phát triển nhanh chóng.

Việc tăng cường mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đã giúp cho các ngân hàng Việt Nam từng bước gia nhập thị trường tài chính quốc tế và khu vực. Đây là điều kiện cần thiết để các ngân hàng Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện công tác quản trị điều hành, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

2.2.4.2 Hạn chế

Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu đạt được, hệ thống NHTMCP cũng bộc lộ nhiều hạn chế gây mất an toàn hoạt động, đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ mô:

 Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là rất lớn, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng nhanh nhưng chất lượng của các khoản tín dụng là khá thấp. Bên cạnh đó, dự phịng rủi ro của nhiều ngân hàng khơng được trích lập đầy đủ tương xứng với mức độ rủi ro. Trong đó, dư nợ tín dụng đối với bất động sản chiếm tỷ trọng khá lớn nhưng chất lượng của những khoản tín dụng này là thấp và đang có chiều hướng suy giảm. Giá trị bất động sản giảm tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ của khách hàng.

 Năng lực quản trị của các ngân hàng còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng và mức độ rủi ro trong hoạt động. Sự hạn chế về năng lực quản trị xuất phát chủ yếu từ vấn đề cơ cấu sở hữu, năng lực của hội đồng quản trị và các vị trí quản lý của ngân hàng. Hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả và chưa phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

 Các ngân hàng cạnh tranh thiếu lành mạnh, thiếu sự hợp tác với nhau. Chiến lược kinh doanh và cạnh tranh của các ngân hàng trong nước còn nhiều hạn chế. Mục tiêu chạy theo lợi nhuận đã lấn át các yêu cầu về đảm bảo an toàn của ngân hàng và dẫn tới vi phạm các quy định về hoạt động ngân hàng.

 Số lượng ngân hàng trong hệ thống là khá nhiều nhưng một bộ phận không nhỏ tiềm ẩn nhiều rủi ro, năng lực tài chính hạn chế, hiệu quả kinh doanh thấp và dễ bị tổn thương khi môi trường kinh doanh thay đổi.

2.2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế nói trên do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

 Chính sách kinh tế vĩ mơ của Việt Nam trong một thời gian dài vừa qua là ưu tiên tăng trưởng nhanh. Điều này làm tăng nhanh nhu cầu về vốn, tạo động lực để các ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ tín dụng. Bên cạnh đó, thị trường vốn chậm phát triển làm tăng áp lực lên hệ thống ngân hàng trong việc tài trợ vốn cho đầu tư, tăng trưởng kinh tế. Điều này cũng góp phần làm gia tăng số lượng ngân hàng.

 Môi trường kinh doanh ngân hàng tiểm ẩn nhiều rủi ro. Kinh tế vĩ mô kém ổn định. Thị trường tài chính trong nước và quốc tế biến động mạnh, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế về năng lực cạnh tranh và hoạt động kém hiệu quả. Hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ, thiếu cơ chế để thực thi.

 Chính sách tiền tệ, tài khóa nới lỏng kéo dài nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng nhanh tín dụng nhưng chất lượng tín dụng ngày càng suy giảm.

 Chính sách quản lý và hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng chưa có hiệu quả trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Nhiều quy định, chuẩn mực về an toàn hoạt động ngân hàng đã được đổi mới theo hướng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, tuy nhiên vẫn còn chậm so với các hệ thống ngân hàng trong khu vực và tụt hậu so với sự tiến bộ của các chuẩn mực quốc tế.

2.3 Kiểm định các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Nam NHTMCP Việt Nam

2.3.1 Giới thiệu mơ hình nghiên cứu 2.3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu 2.3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu trong đề tài này được thu thập từ các báo cáo thường niên vào thời điểm cuối năm của 40 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 đến 2013. Đây là dữ liệu bảng khơng cân đối vì trong giai đoạn này có những ngân hàng mới thành lập, những ngân hàng được sáp nhập và những ngân hàng không cơng bố báo cáo tài chính đầy đủ. Các biến kinh tế vĩ mơ được thu thập từ dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới.

2.3.1.2 Các biến trong mơ hình nghiên cứu 2.3.1.2.1 Biến phụ thuộc 2.3.1.2.1 Biến phụ thuộc

Các biến phụ thuộc thường được sử dụng trong nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng bao gồm tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Đa số các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới sử dụng tỷ số ROA, ROE là các biến phụ thuộc để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng tỷ số ROA và ROE là các biến phụ thuộc để đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam.

2.3.1.2.2 Biến độc lập

Các biến độc lập được sử dụng trong mơ hình hồi qui được lựa chọn từ những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả của các ngân hàng như đã trình bày ở chương 1. Những yếu tố này được thu thập từ số liệu trong các báo cáo thường niên của các NHTMCP và số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới.

Tổng tài sản ngân hàng (logTA)

Biến này được đo lường bằng cách lấy logarit tổng tài sản của ngân hàng theo cơ số 10. Tổng tài sản của các ngân hàng có sự khác biệt rất lớn, do vậy việc lấy logarit sẽ thu hẹp khoảng cách của số liệu tổng tài sản nhằm tránh hiện tượng phương sai thay đổi. Các kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa tổng tài sản và

hiệu quả hoạt động của các ngân hàng là không thống nhất. Một số kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tổng tài sản và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có mối tương quan dương trong khi một số khác lại cho thấy kết quả ngược lại. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng mối tương quan giữa logTA và ROA, ROE có thể là âm hoặc dương.

Quy mô ngân hàng (logTA) = log (tổng tài sản ngân hàng)

Thanh khoản (TL/TA)

Biến này được đo lường bằng tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản của ngân hàng. Nhìn chung, trong các hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam, hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống với tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm phần lớn trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Dư nợ tín dụng càng lớn, thu nhập từ lãi càng nhiều và lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là hoạt động có nhiều rủi ro. Những hoạt động tiếp xúc nhiều với rủi ro tín dụng thường có mối quan hệ với việc giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng mối tương quan giữa biến này và ROA, ROE có thể âm hoặc dương.

TL/TA = Tổng dư nợ tín dụng Tổng tài sản

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (TE/TA)

Biến này được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu đã được chứng minh là một yếu tố quan trọng trong việc giải thích tình hình hoạt động của ngân hàng. Các nghiên cứu trước đây trên thế giới đã nêu ra một số lý do để tin rằng một tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao sẽ thúc đẩy lợi nhuận của ngân hàng. Do đó trong nghiên cứu này, tác giả cũng kỳ vọng một mối tương quan dương giữa Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và ROA, ROE của ngân hàng.

TE/TA = Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản

Biến này được đo lường bằng tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Đây là biến phản ánh chất lượng của các khoản cho vay của ngân hàng. Các chuyên gia cho rằng một số tài sản của ngân hàng (đặc biệt là các khoản cho vay) giảm giá trị hay không thể thu hồi được là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Những hoạt động tiếp xúc nhiều với rủi ro tín dụng thường có mối quan hệ với việc giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó trong nghiên cứu này, tác giả cũng kỳ vọng một mối tương quan âm giữa LLP/TL và ROA, ROE của ngân hàng.

LLP/TL = Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng Tổng dư nợ

Mức độ đa dạng hóa sản phẩm (NII/TA)

Biến này được đo lường bằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản của ngân hàng. Càng đa dạng hóa sản phẩm, ngân hàng càng tạo ra nhiều nguồn thu nhập, giảm sự phụ thuộc vào thu nhập lãi mà nguồn thu nhập này dễ dàng bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi theo hướng bất lợi trong môi trường kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa mức độ đa dạng hóa sản phẩm và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng là không thống nhất. Một số kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ đa dạng hóa sản phẩm và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có mối tương quan dương trong khi một số khác lại cho thấy kết quả ngược lại. Do đó trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng mối tương quan có thể âm hoặc dương giữa NII/TA và ROA, ROE của ngân hàng.

NII/TA = Thu nhập ngoài lãi Tổng tài sản

Chi phí hoạt động (CIR)

Biến này được đo lường bằng tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo lý thuyết, chi phí giảm sẽ làm tăng lợi nhuận và do đó làm tăng hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa chi phí và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng là không thống nhất. Một số kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có mối tương quan dương trong khi một số khác lại

cho thấy kết quả ngược lại. Do đó trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng mối tương quan có thể âm hoặc dương giữa CIR và ROA, ROE của ngân hàng.

CIR = Chi phí hoạt động Thu nhập hoạt động

Tăng trưởng kinh tế (GR)

Biến tăng trưởng kinh tế (GR) được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực hàng năm. Biến này dự kiến sẽ có ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố có liên quan đến việc cung và cầu những khoản cho vay và khoản huy động. Các kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng là khơng thống nhất. Do đó trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng mối tương quan có thể là âm hoặc dương giữa tăng trưởng kinh tế và ROA, ROE của ngân hàng.

Lạm phát (INF)

Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay sự giảm sức mua của đồng tiền. Đây là một chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng ảnh hưởng đến cả chi phí và thu nhập của các ngân hàng thương mại. Các phát hiện của các nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ lệ ROA, ROE là khơng đồng nhất. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng mối tương quan có thể âm hoặc dương giữa lạm phát và ROA, ROE của ngân hàng.

Các biến được sử dụng trong mơ hình hồi qui và mối tương quan kỳ vọng giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập được tóm tắt theo bảng sau đây:

Bảng 2.13 Các biến sử dụng trong mơ hình hồi quy

STT Tên biến Ký hiệu các biến

Nội dung, cơng thức tính Mối tương quan kỳ

vọng

1 Hiệu quả hoạt động Y Hiệu quả hoạt động được đo lường thông qua ROA và ROE

2 Tăng trưởng kinh tế GR Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm

của Việt Nam

3 Lạm phát INF Tỷ lệ lạm phát hàng năm Việt Nam +/- 4 Tổng tài sản logTA Log(Tổng tài sản ngân hàng) +/- 5 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu TE/TA Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản + 6 Thanh khoản TL/TA Tổng dư nợ tín dụng / Tổng tài sản +/- 7 Rủi ro tín dụng LLP/TL Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng /

Tổng dư nợ tín dụng

-

8 Mức độ đa dạng hóa sản phẩm

NII/TA Thu nhập ngoài lãi / Tổng tài sản +/-

9 Chi phí hoạt động CIR Chi phí hoạt động / Tổng thu nhập hoạt động

+/-

2.3.1.3 Mơ hình nghiên cứu định lượng các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Nam hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Nam

Tác giả quan tâm đến việc tìm hiểu xem hiệu quả hoạt động kinh doanh, được đo lường bằng ROA, ROE, phụ thuộc như thế nào vào Tăng trưởng kinh tế (GR), Lạm phát (INF), Tổng tài sản ngân hàng (logTA), Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (TE/TA), Thanh khoản (TL/TA), Rủi ro tín dụng (LLP/TL), Mức độ đa dạng hóa sản phẩm (NII/TA), Chi phí hoạt động (CIR). Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ báo cáo thường niên của 40 NHTMCP trong hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013. Như vậy, ta có 40 đơn vị theo khơng gian và 8 thời đoạn. Nhưng đây là nguồn dữ liệu bảng khơng cân đối vì mỗi đơn vị theo khơng gian khơng có cùng một số lượng quan sát giống nhau theo chuỗi thời gian. Một số ngân hàng ở một số năm khơng có báo cáo tài chính do mới thành lập hoặc do sáp nhập – hợp nhất. Do đó, tác giả sẽ loại bỏ các ngân hàng khơng có đầy đủ báo cáo tài chính hàng năm trong giai đọan 2006 - 2013. Tổng cộng, ta có 192 quan sát cho mỗi biến (Danh sách các NHTMCP có đầy đủ báo cáo tài chính giai đoạn 2006 – 2013 đính kèm trong phụ lục 12).

Phương pháp ước lượng được sử dụng là phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS). Với phương pháp ước lượng dữ liệu bảng OLS, ta có thể viết mơ hình hồi qui như sau:

Yit = β0 + β1(GR)t + β2(INF)t + β3(logTA)it + β4(TE/TA)it + β5(TL/TA)it + β6(LLP/TL)it + β7(NII/TA)it + β8(CIR)it + µit

Trong đó:

Yit: hiệu quả hoạt động được đo lường thông qua biến ROA và ROE của ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)