6. Bố cục đề tài
2.2 Thực trạng các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
2.2.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Nam
Bảng 2.10 Thống kê mô tả ROA và ROE của NHTMCP Việt Nam 2006 - 2013
Mean Maximum Minimum Std. Dev. Observations
ROA 0,01391 0,059518 0,000 0,009614 279
ROE 0,113629 0,444905 0,000679 0,069061 279
Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS trên báo cáo thường niên của 40 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013
Xét hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013 qua 2 chỉ tiêu ROA và ROE với dữ liệu quan sát trên 279 mẫu, nhìn chung ta thấy:
Với chỉ tiêu ROA, giá trị trung bình đạt 0,0139 có nghĩa là cứ 01 đồng tài sản ngân hàng đầu tư hoạt động thì trung bình thu được 0,0139 đồng thu nhập; giá trị lớn nhất đạt 0,059 là ngân hàng LPB đạt được năm 2008, giá trị nhỏ nhất đạt 0,000 là ngân hàng Nam Việt đạt được năm 2012; độ lệch chuẩn 0,0096 có nghĩa là ROA của các ngân hàng đạt được đều xoay quanh giá trị trung bình với độ lệch so với giá trị trung bình khơng xa, đạt 0,0096 đơn vị.
Với chỉ tiêu ROE, giá trị trung bình đạt 0,1136 có nghĩa là cứ 01 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra cho kinh doanh thì trung bình thu được 0,1136 đồng thu nhập; giá trị lớn nhất đạt 0,4449 là ngân hàng ACB đạt được năm 2007, giá trị nhỏ nhất đạt 0,0007 là ngân hàng Nam Việt đạt được năm 2012; độ lệch chuẩn 0,0691 có nghĩa
là ROE các ngân hàng đạt được đều xoay quanh giá trị trung bình với độ lệch là 0,0691 đơn vị.
Bảng 2.11 Tình hình ROA bình quân của các NHTMCP Việt Nam
(Đơn vị tính: %)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
ROA bình quân 1,98 1,5 1,6 1,4 1,3 0,8 0,6
Tốc độ tăng trưởng 7,29 -26,55 10,79 -11,26 -9,9 -36,43 -21,29
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006-2013
Bảng 2.12 Tình hình ROE bình quân của các NHTMCP Việt Nam
(Đơn vị tính: %)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
ROE bình quân 14,77 9,48 12,38 13,05 12,2 7,51 6,33
Tốc độ tăng trưởng 0,28 -35,8 30,61 5,33 -6,3 -38,6 -15,64
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006-2013
Nhìn vào bảng trên, ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua chỉ tiêu ROA, ROE liên tục giảm trong những năm gần đây. Xem lại tình hình thu nhập của các ngân hàng qua các năm, ta thấy tổng thu nhập của các ngân hàng tăng đều, tuy nhiên tổng thu nhập tăng do tăng dư nợ cho vay dẫn đến chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng nhanh. Trong cơ cấu thu nhập, thu nhập ngoài lãi vẫn chiếm tỷ trọng thấp đều qua các năm, cho thấy các ngân hàng vẫn chưa có sự thay đổi trong cơ cấu thu nhập từ các sản phẩm dịch vụ. Nguồn thu nhập chính của các ngân hàng qua các năm vẫn phụ thuộc vào thu nhập lãi. Trong khi đó, trong giai đoạn 2006 – 2013, các ngân hàng tăng cường mở rộng quy mô bằng cách tăng nhanh số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, số lượng nhân viên dẫn đến có quá nhiều chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động trên những địa bàn trung tâm các thành phố lớn, còn trên các địa bàn vùng ngồi đơ thị số lượng chi nhánh, văn phịng vẫn còn hạn chế. Số lượng chi nhánh, phịng giao dịch phân bổ khơng đều và phần lớn hoạt động không hiệu quả, do đó, chi phí hoạt động của các ngân hàng gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh đó, trong những năm 2006- 2007, dòng vốn của các ngân
2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra và sau đó các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn dẫn đến thua lỗ, phá sản và các ngân hàng đều không thu hồi được nợ dẫn đến lợi nhuận của các ngân hàng sụt giảm trầm trọng. Thêm vào đó, với việc tín dụng tăng trưởng nóng trong khoảng thời gian trước và thị trường bất động sản, chứng khốn đóng băng khiến tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng liên tục giảm trong những năm gần đây.
Xem lại cơ cấu vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của các ngân hàng trong giai đoạn 2006 – 2013, một số ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản chưa đạt được mức 8% như Oceanbank, PNbank, SCB, Seabank… đều có tỷ lệ ROA, ROE rất thấp trong những năm 2012 – 2013. Điều này cho thấy các ngân hàng với địn bẩy tài chính cao thường khơng đạt hiệu quả kinh doanh khi thị trường biến động mạnh. Cụ thể trong năm 2012, việc thị trường bất động sản đóng băng, chỉ số chứng khoán sụt giảm liên tục, hàng tồn kho ứ đọng, hàng loạt doanh nghiệp thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao. Hầu hết các ngân hàng trên đều gặp khó khăn về thanh khoản mặc dù theo báo cáo của NHNN, hầu hết các ngân hàng đều đạt được mức vốn pháp định theo quy định của NHNN. Chính áp lực tăng vốn điều lệ trong những năm 2010 – 2011 đã làm cho vốn chủ sở hữu của các ngân hàng nhỏ tăng lên quá nhanh nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, các ngân hàng vẫn tập trung vào việc cấp tín dụng với mức độ rủi ro cao. Điều này dẫn đến các ngân hàng phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất rất cao, ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng.
Một số ngân hàng có quy mơ tổng tài sản khá lớn, mức độ đa dạng hóa sản phẩm cao như ACB, EXIM, EAB, SACOMBANK… Trong giai đoạn 2006 – 2009, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập của các ngân hàng này khá lớn (xấp xỉ từ 30% đến 40%) nhưng từ 2010 đến nay, tỷ lệ này giảm mạnh (chỉ còn từ 5% đến 20%), cá biệt trường hợp ngân hàng ACB năm 2012 có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập đạt mức -17,76%. Các ngân hàng trên tuy có tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm nhưng lại tập trung phần lớn vào mảng kinh doanh vàng và chứng khoán, những khoản này đem lại lợi nhuận rất lớn trong giai đoạn 2006 –
2009 nhưng cũng đem lại những khoản lỗ nặng nề trong giai đoạn 2010 – 2013 khi các thị trường này biến động mạnh theo hướng bất lợi cho việc kinh doanh. Các sản phẩm, dịch vụ có thu phí khơng đem lại rủi ro thì khơng được các ngân hàng quan tâm phát triển.
Một số ngân hàng có tỷ lệ ROA, ROE duy trì ổn định qua các năm (mặc dù những năm 2011 – 2013 có sụt giảm nhẹ) như KienLongbank, MBbank, Vietcombank, Vietinbank (tỷ lệ ROA duy trì ở mức trên 1% và tỷ lệ ROE duy trì ở mức trên 10% đều qua các năm). Trường hợp ngân hàng Sacombank tuy có tỷ lệ ROA, ROE trong năm 2012 sụt giảm mạnh nhưng đã nhanh chóng phục hồi trong năm 2013. Các ngân hàng trên phần lớn có quy mơ tổng tài sản, cơ cấu vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ổn định, chỉ có KienLongbank có quy mơ tổng tài sản nhỏ nhưng mức độ rủi ro tín dụng (thể hiện qua tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ) đạt mức thấp đều qua các năm. Các tiêu chí này đóng góp rất nhiều vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trên.