Giới thiệu mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 56)

6. Bố cục đề tài

2.3 Kiểm định các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của

2.3.1 Giới thiệu mơ hình nghiên cứu

2.3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu trong đề tài này được thu thập từ các báo cáo thường niên vào thời điểm cuối năm của 40 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 đến 2013. Đây là dữ liệu bảng khơng cân đối vì trong giai đoạn này có những ngân hàng mới thành lập, những ngân hàng được sáp nhập và những ngân hàng không công bố báo cáo tài chính đầy đủ. Các biến kinh tế vĩ mơ được thu thập từ dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới.

2.3.1.2 Các biến trong mơ hình nghiên cứu 2.3.1.2.1 Biến phụ thuộc 2.3.1.2.1 Biến phụ thuộc

Các biến phụ thuộc thường được sử dụng trong nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng bao gồm tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Đa số các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới sử dụng tỷ số ROA, ROE là các biến phụ thuộc để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng tỷ số ROA và ROE là các biến phụ thuộc để đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam.

2.3.1.2.2 Biến độc lập

Các biến độc lập được sử dụng trong mơ hình hồi qui được lựa chọn từ những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả của các ngân hàng như đã trình bày ở chương 1. Những yếu tố này được thu thập từ số liệu trong các báo cáo thường niên của các NHTMCP và số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới.

Tổng tài sản ngân hàng (logTA)

Biến này được đo lường bằng cách lấy logarit tổng tài sản của ngân hàng theo cơ số 10. Tổng tài sản của các ngân hàng có sự khác biệt rất lớn, do vậy việc lấy logarit sẽ thu hẹp khoảng cách của số liệu tổng tài sản nhằm tránh hiện tượng phương sai thay đổi. Các kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa tổng tài sản và

hiệu quả hoạt động của các ngân hàng là không thống nhất. Một số kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tổng tài sản và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có mối tương quan dương trong khi một số khác lại cho thấy kết quả ngược lại. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng mối tương quan giữa logTA và ROA, ROE có thể là âm hoặc dương.

Quy mô ngân hàng (logTA) = log (tổng tài sản ngân hàng)

Thanh khoản (TL/TA)

Biến này được đo lường bằng tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản của ngân hàng. Nhìn chung, trong các hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam, hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống với tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm phần lớn trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Dư nợ tín dụng càng lớn, thu nhập từ lãi càng nhiều và lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là hoạt động có nhiều rủi ro. Những hoạt động tiếp xúc nhiều với rủi ro tín dụng thường có mối quan hệ với việc giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng mối tương quan giữa biến này và ROA, ROE có thể âm hoặc dương.

TL/TA = Tổng dư nợ tín dụng Tổng tài sản

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (TE/TA)

Biến này được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu đã được chứng minh là một yếu tố quan trọng trong việc giải thích tình hình hoạt động của ngân hàng. Các nghiên cứu trước đây trên thế giới đã nêu ra một số lý do để tin rằng một tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao sẽ thúc đẩy lợi nhuận của ngân hàng. Do đó trong nghiên cứu này, tác giả cũng kỳ vọng một mối tương quan dương giữa Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và ROA, ROE của ngân hàng.

TE/TA = Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản

Biến này được đo lường bằng tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Đây là biến phản ánh chất lượng của các khoản cho vay của ngân hàng. Các chuyên gia cho rằng một số tài sản của ngân hàng (đặc biệt là các khoản cho vay) giảm giá trị hay không thể thu hồi được là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Những hoạt động tiếp xúc nhiều với rủi ro tín dụng thường có mối quan hệ với việc giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó trong nghiên cứu này, tác giả cũng kỳ vọng một mối tương quan âm giữa LLP/TL và ROA, ROE của ngân hàng.

LLP/TL = Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng Tổng dư nợ

Mức độ đa dạng hóa sản phẩm (NII/TA)

Biến này được đo lường bằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản của ngân hàng. Càng đa dạng hóa sản phẩm, ngân hàng càng tạo ra nhiều nguồn thu nhập, giảm sự phụ thuộc vào thu nhập lãi mà nguồn thu nhập này dễ dàng bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi theo hướng bất lợi trong môi trường kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa mức độ đa dạng hóa sản phẩm và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng là không thống nhất. Một số kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ đa dạng hóa sản phẩm và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có mối tương quan dương trong khi một số khác lại cho thấy kết quả ngược lại. Do đó trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng mối tương quan có thể âm hoặc dương giữa NII/TA và ROA, ROE của ngân hàng.

NII/TA = Thu nhập ngoài lãi Tổng tài sản

Chi phí hoạt động (CIR)

Biến này được đo lường bằng tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo lý thuyết, chi phí giảm sẽ làm tăng lợi nhuận và do đó làm tăng hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa chi phí và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng là không thống nhất. Một số kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có mối tương quan dương trong khi một số khác lại

cho thấy kết quả ngược lại. Do đó trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng mối tương quan có thể âm hoặc dương giữa CIR và ROA, ROE của ngân hàng.

CIR = Chi phí hoạt động Thu nhập hoạt động

Tăng trưởng kinh tế (GR)

Biến tăng trưởng kinh tế (GR) được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực hàng năm. Biến này dự kiến sẽ có ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố có liên quan đến việc cung và cầu những khoản cho vay và khoản huy động. Các kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng là khơng thống nhất. Do đó trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng mối tương quan có thể là âm hoặc dương giữa tăng trưởng kinh tế và ROA, ROE của ngân hàng.

Lạm phát (INF)

Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay sự giảm sức mua của đồng tiền. Đây là một chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng ảnh hưởng đến cả chi phí và thu nhập của các ngân hàng thương mại. Các phát hiện của các nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ lệ ROA, ROE là khơng đồng nhất. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng mối tương quan có thể âm hoặc dương giữa lạm phát và ROA, ROE của ngân hàng.

Các biến được sử dụng trong mơ hình hồi qui và mối tương quan kỳ vọng giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập được tóm tắt theo bảng sau đây:

Bảng 2.13 Các biến sử dụng trong mơ hình hồi quy

STT Tên biến Ký hiệu các biến

Nội dung, cơng thức tính Mối tương quan kỳ

vọng

1 Hiệu quả hoạt động Y Hiệu quả hoạt động được đo lường thông qua ROA và ROE

2 Tăng trưởng kinh tế GR Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm

của Việt Nam

3 Lạm phát INF Tỷ lệ lạm phát hàng năm Việt Nam +/- 4 Tổng tài sản logTA Log(Tổng tài sản ngân hàng) +/- 5 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu TE/TA Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản + 6 Thanh khoản TL/TA Tổng dư nợ tín dụng / Tổng tài sản +/- 7 Rủi ro tín dụng LLP/TL Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng /

Tổng dư nợ tín dụng

-

8 Mức độ đa dạng hóa sản phẩm

NII/TA Thu nhập ngoài lãi / Tổng tài sản +/-

9 Chi phí hoạt động CIR Chi phí hoạt động / Tổng thu nhập hoạt động

+/-

2.3.1.3 Mơ hình nghiên cứu định lượng các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Nam hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Nam

Tác giả quan tâm đến việc tìm hiểu xem hiệu quả hoạt động kinh doanh, được đo lường bằng ROA, ROE, phụ thuộc như thế nào vào Tăng trưởng kinh tế (GR), Lạm phát (INF), Tổng tài sản ngân hàng (logTA), Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (TE/TA), Thanh khoản (TL/TA), Rủi ro tín dụng (LLP/TL), Mức độ đa dạng hóa sản phẩm (NII/TA), Chi phí hoạt động (CIR). Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ báo cáo thường niên của 40 NHTMCP trong hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013. Như vậy, ta có 40 đơn vị theo khơng gian và 8 thời đoạn. Nhưng đây là nguồn dữ liệu bảng khơng cân đối vì mỗi đơn vị theo khơng gian khơng có cùng một số lượng quan sát giống nhau theo chuỗi thời gian. Một số ngân hàng ở một số năm khơng có báo cáo tài chính do mới thành lập hoặc do sáp nhập – hợp nhất. Do đó, tác giả sẽ loại bỏ các ngân hàng khơng có đầy đủ báo cáo tài chính hàng năm trong giai đọan 2006 - 2013. Tổng cộng, ta có 192 quan sát cho mỗi biến (Danh sách các NHTMCP có đầy đủ báo cáo tài chính giai đoạn 2006 – 2013 đính kèm trong phụ lục 12).

Phương pháp ước lượng được sử dụng là phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS). Với phương pháp ước lượng dữ liệu bảng OLS, ta có thể viết mơ hình hồi qui như sau:

Yit = β0 + β1(GR)t + β2(INF)t + β3(logTA)it + β4(TE/TA)it + β5(TL/TA)it + β6(LLP/TL)it + β7(NII/TA)it + β8(CIR)it + µit

Trong đó:

Yit: hiệu quả hoạt động được đo lường thông qua biến ROA và ROE của ngân hàng i trong năm t

(GR)t: tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm t (INF)t: tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm t

(logTA)it: tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t

(TE/TA)it: tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng i trong năm t

(TL/TA)it: tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t (LLP/TL)it: rủi ro tín dụng của ngân hàng i trong năm t

(NII/TA)it: mức độ đa dạng hóa sản phẩm của ngân hàng i trong năm t (CIR)it: tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập của ngân hàng i trong năm t

2.3.2 Kết quả của mơ hình nghiên cứu

Thống kê mơ tả các biến

Kết quả thống kê mô tả biến phụ thuộc và biến độc lập sử dụng trong mơ hình hồi qui được trình bày trong bảng sau đây:

Bảng 2.14 Thống kê mô tả các biến

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

ROAit 192 .000 .056 .01395 .008318 ROEit 192 6.793E-4 .445 .12780 .072706 logTAit 192 11.651 14.761 13.56391 .622268 TETAit 192 .037 .614 .12861 .086784 TLTAit 192 .156 .944 .52802 .145811 LLPTLit 192 -.002 .032 .00798 .006456 NIITAit 192 -.008 .039 .00679 .005703 CIRit 192 .176 .927 .44979 .141657

GRt 192 .052 .071 .06062 .006923

INFt 192 .066 .231 .11136 .058152

Valid N

(listwise) 192

Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS trên báo cáo thường niên của 24 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013

Trước khi sử dụng các biến trong mơ hình hồi qui, để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả thực hiện mô tả hệ số tương quan Pearson. Kết quả ma trận hệ số tương quan được trình bày trong bảng sau đây:

Bảng 2.15 Ma trận hệ số tương quan

Correlations

ROAit ROEit logTAit TETAit TLTAit LLPTLit NIITAit CIRit GRt INFt

ROAit Pearson Correlation 1 .492** -.410** .408** .201** -.228** .304** -.703** .380** -.044

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .005 .002 .000 .000 .000 .542

N 192 192 192 192 192 192 192 192 192 192 ROEit Pearson Correlation .492** 1 .301** -.377** -.050 -.070 .402** -.612** .343** -.026 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .494 .337 .000 .000 .000 .721 N 192 192 192 192 192 192 192 192 192 192 logTAit Pearson Correlation -.410** .301** 1 -.672** -.178* .344** .102 .107 -.316** .012 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .014 .000 .160 .141 .000 .874 N 192 192 192 192 192 192 192 192 192 192 TETAit Pearson Correlation .408** -.377** -.672** 1 .158* -.108 -.154* -.024 .046 .028 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .028 .134 .033 .743 .526 .705 N 192 192 192 192 192 192 192 192 192 192 TLTAit Pearson Correlation .201** -.050 -.178* .158* 1 -.002 .005 -.031 -.038 -.042 Sig. (2-tailed) .005 .494 .014 .028 .979 .949 .674 .597 .566 N 192 192 192 192 192 192 192 192 192 192 LLPTLit Pearson Correlation -.228** -.070 .344** -.108 -.002 1 -.007 -.003 -.252** -.022 Sig. (2-tailed) .002 .337 .000 .134 .979 .928 .963 .000 .764 N 192 192 192 192 192 192 192 192 192 192 NIITAit Pearson Correlation .304** .402** .102 -.154* .005 -.007 1 -.291** .131 -.043 Sig. (2-tailed) .000 .000 .160 .033 .949 .928 .000 .071 .556 N 192 192 192 192 192 192 192 192 192 192

CIRit Pearson Correlation -.703** -.612** .107 -.024 -.031 -.003 -.291** 1 -.500** .048 Sig. (2-tailed) .000 .000 .141 .743 .674 .963 .000 .000 .506 N 192 192 192 192 192 192 192 192 192 192 GRt Pearson Correlation .380** .343** -.316** .046 -.038 -.252** .131 -.500** 1 -.108 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .526 .597 .000 .071 .000 .137 N 192 192 192 192 192 192 192 192 192 192 INFt Pearson Correlation -.044 -.026 .012 .028 -.042 -.022 -.043 .048 -.108 1

Sig. (2-tailed) .542 .721 .874 .705 .566 .764 .556 .506 .137 N 192 192 192 192 192 192 192 192 192 192 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS trên báo cáo thường niên của 24 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013

Theo Kennedy (2008), hiện tượng đa cộng tuyến trở nên nghiêm trọng khi hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình từ 0,8 trở lên. Trong bảng ma trận hệ số tương quan trên, khơng có mối tương quan nào có hệ số từ 0,8 trở lên. Ngoài mối tương quan giữa biến logTA và TE/TA là -0,672, mối tương quan giữa các biến độc lập cịn lại là khơng cao. Điều này thể hiện hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi qui là khơng nghiêm trọng. Các biến độc lập này đều có thể sử dụng để ước lượng cho mơ hình.

Kết quả phân tích hồi qui

Để tìm hiểu các yếu tố tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp OLS để ước lượng và kiểm định hệ số hồi qui của mơ hình. Trong phân tích hồi qui, tác giả sử dụng phương pháp khẳng định (phương pháp ENTER trong SPSS). Phương pháp khẳng định (đồng thời) trong nghiên cứu khoa học là phương pháp dùng để kiểm định các giả thuyết. Khi mục tiêu nghiên cứu của chúng ta là kiểm định lý thuyết khoa học (bao gồm các giả thuyết suy diễn từ lý thuyết, mơ hình T->R trong nghiên cứu), chúng ta sẽ sử dụng phương pháp đồng thời (Nguyễn Đình Thọ, 2012).

Bảng 2.16 Kết quả hồi quy với ROA là biến phụ thuộc Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 .852a .727 .715 .004443 1.105

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 56)