Phân tích kết quả của mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 69 - 76)

6. Bố cục đề tài

2.3 Kiểm định các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của

2.3.2 Phân tích kết quả của mơ hình nghiên cứu

Kết quả ước lượng của mơ hình cho thấy hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam, được đo lường thơng qua tiêu chí ROA và ROE, chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:

ROAit = 0.038 + 0.346(TE/TA)it + 0.112(TL/TA)it – 0.184(LLP/TL)it + 0.176(NII/TA)it – 0.658(CIR)it + µit

ROEit = -0.327 + 0.120(GR)t + 0.325(logTA)it – 0.175(TE/TA)it – 0.170(LLP/TL)it + 0.168(NII/TA)it – 0.543(CIR)it + µit

Các chỉ số tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong 2 mơ hình đã chỉ ra những tác động tích cực cũng như tiêu cực của từng yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong mơ hình với ROA là biến phụ thuộc, các yếu tố trên đã giải thích được 71.5% sự thay đổi của biến phụ thuộc ROA; cịn trong mơ hình với ROE là biến phụ thuộc, các yếu tố trên đã giải thích được 59.8% sự thay đổi của ROE. Ta thấy, khả năng giải thích cho biến phụ thuộc ROA của các nhân tố trên là cao hơn so với biến phụ thuộc ROE.

Trong mơ hình với ROE là biến phụ thuộc, biến tổng tài sản ngân hàng (logTA) có mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc ROE với trọng số hồi qui là 0.325, điều này có nghĩa là với các yếu tố khác khơng đổi thì khi logTA tăng 1 đơn vị sẽ làm tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 0.325 đơn vị và ngược lại. Mối tương quan dương chỉ ra rằng các ngân hàng càng mở rộng quy mơ tài sản thì lợi nhuận càng tăng, thể hiện tính kinh tế theo quy mơ.

Tuy nhiên, trong mô hình với ROA là biến phụ thuộc, biến này có tác động nghịch chiều nhưng khơng đáng kể lên ROA (khơng có ý nghĩa thống kê). Tuy rằng biến logTA khơng có ý nghĩa trong việc giải thích cho sự biến thiên của ROA nhưng nó lại có ý nghĩa trong việc giải thích cho sự biến thiên của ROE với trọng số hồi qui là 0.325. Kết quả này cũng được tìm thấy trong Yong Tan and Christos Floros (2012). Do đó, tác giả chấp nhận biến logTA và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam có mối tương quan dương có ý nghĩa thơng kê.

Kết quả này gợi ý rằng: các ngân hàng cần tăng cường mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng mạng lưới tiếp cận khách hàng, cung cấp nhiều sản phẩm…sẽ làm gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khi quy mô tài sản ngân hàng quá lớn, việc quản lý khối tài sản sẽ đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao và tốn kém nhiều chi phí trong q trình điều hành. Do đó, tính phi kinh tế theo quy mơ sẽ xuất hiện, việc tăng trưởng quy mô trong trường hợp này sẽ làm giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

Trong mơ hình với ROE là biến phụ thuộc, biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu (TE/TA) có mối tương quan âm có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc ROE với trọng số hồi qui là -0.175. Kết quả này cũng được tìm thấy ở một số nghiên cứu về hiệu quả họat động khi tác giả sử dụng ROE là biến đại diện để đo lường hiệu quả của ngân hàng như Yong Tan và Christos Floros (2012), Nguyễn Minh Sáng (2013).

Tuy nhiên trong mơ hình với ROA là biến phụ thuộc, biến này có mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê với ROA với trọng số hồi qui là 0.346. Điều này có nghĩa là với các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

tăng 1 đơn vị sẽ làm cho tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản tăng 0.346 đơn vị và ngược lại. Để thúc đẩy ROE, các ngân hàng gia tăng sử dụng địn bẩy tài chính. Việc sử dụng quá ít cơ chế an toàn khiến ROE cao nhưng rủi ro cho các ngân hàng nhiều hơn, do đó tác giả chỉ chấp nhận kết quả biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu và ROA của ngân hàng có mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê. Kết quả này là phù hợp với giả thuyết đã đề ra cũng như hầu hết các kết quả của các nghiên cứu khác trên thế giới như Demirguc - Kunt và Huizinga (1999), Ines Ghazouani Ben Ameur và Sonia Moussa Mhiri (2013)…

Kết quả này gợi ý rằng: các ngân hàng cần tăng vốn chủ sở hữu để tăng khả năng thanh khoản, chất lượng tài sản, đảm bảo cho các ngân hàng phát triển ổn định và dần cải thiện hiệu quả hoạt động. Theo đó, việc gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn, các ngân hàng với khả năng thanh khoản dồi dào sẽ không phải chịu áp lực thiếu vốn và phải đi vay các ngân hàng khác thông qua thị trường liên ngân hàng hoặc vay ngân hàng nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn, tái chiết khấu. Bên cạnh đó, việc tăng vốn chủ sở hữu sẽ tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư cho các dự án sinh lợi của ngân hàng. Với nguồn thanh khoản dồi dào, khi gặp cơ hội thuận lợi, các ngân hàng sẽ mạnh dạn đầu tư, giành lấy thị phần, thu về lợi nhuận một cách nhanh nhất. Hơn nữa, một nguồn vốn chủ sở hữu lớn sẽ tạo thêm uy tín cho ngân hàng trong vấn đề huy động vốn, đi vay với chi phí thấp và mở rộng hoạt động kinh doanh. Vốn chủ sở hữu sẽ cung cấp cho ngân hàng một sức mạnh nội lực để có thể đứng vững trong thời kỳ kinh tế bất ổn. Tuy nhiên, trong dài hạn, việc tăng vốn chủ sở hữu cần thận trọng, tăng vốn chủ sở hữu phải phù hợp với quy mô hoạt động, năng lực quản lý của các nhà quản trị ngân hàng.

Thanh khoản

Trong mơ hình hồi qui với ROE là biến phụ thuộc, biến thanh khoản (TL/TA) khơng có tác động đáng kể lên biến phụ thuộc ROE (khơng có ý nghĩa thống kê). Kết quả này cũng được tìm thấy trong Yong Tan và Christos Floros (2012).

Tuy nhiên, trong mơ hình hồi qui với ROA là biến phụ thuộc, biến này có mối tương quan dương có ý nghĩa với biến phụ thuộc ROA với trọng số hồi qui là 0.112,

điều này có nghĩa là với các yếu tố khác khơng đổi, khi tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản tăng lên 1 đơn vị sẽ làm cho tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản tăng 0.112 đơn vị và ngược lại. Kết quả này cũng được tìm thấy trong Fadzlan Sufian (2009), Mine Aysen Doyran (2013). Tuy rằng thanh khoản khơng có ý nghĩa trong việc giải thích cho sự biến thiên của ROE nhưng nó lại có ý nghĩa trong việc giải thích cho sự biến thiên của ROA với trọng số hồi qui là 0.112. Do đó, tác giả chấp nhận biến thanh khoản và hiệu quả họat động của ngân hàng có mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê.

Với đặc thù của ngành ngân hàng tại Việt Nam, các ngân hàng chưa phát triển nhiều sản phẩm khác ngồi việc cấp tín dụng, vì vậy hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chính mang lại nguồn thu nhập cho các ngân hàng. Do đó, kết quả này gợi ý rằng cần phải tăng trưởng dư nợ tín dụng để tăng lợi nhuận cho ngân hàng, tuy nhiên với trọng số hồi quy là 0.112 – biến này tác động không nhiều vào hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, việc tăng trưởng tín dụng cần phải thận trọng, bám sát theo kế hoạch tăng trưởng tín dụng hàng năm mà các nhà quản trị đã hoạch định. Việc cấp tín dụng cần phải đảm bảo đúng quy trình, thủ tục cấp tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng rủi ro có thể xảy ra.

Rủi ro tín dụng

Biến rủi ro tín dụng (LLP/TL) có mối tương quan âm có ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong cả 2 mơ hình hồi qui với trọng số hồi qui là -0.170 trong mơ hình ROE là biến phụ thuộc và trọng số hồi qui là - 0.184 trong mơ hình ROA là biến phụ thuộc. Điều này có nghĩa là ngân hàng có rủi ro tín dụng càng cao thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng thấp. Kết quả này cũng được tìm thấy trong Yong Tan và Christos Floros (2012), Fadzlan và Royfaizal (2008).

Kết quả này gợi ý rằng các ngân hàng chạy đua mở rộng thị phần bằng cách tăng trưởng mạnh mẽ dư nợ tín dụng mà khơng quan tâm đến chất lượng của các khoản tín dụng đó, thiếu thẩm định các dự án vay vốn cũng như thiếu kiểm tra, theo dõi tiến độ thực hiện sẽ làm tăng rủi ro của các khoản cho vay, tăng chi phí cho hoạt

động tín dụng và có thể lâm vào tình trạng mất vốn, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của chính ngân hàng đó. Theo đó, việc tăng trưởng tín dụng q nóng trong thời gian vừa qua đã để lại hậu quả nợ xấu, làm chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng lên, và sụt giảm trong lợi nhuận của ngân hàng.

Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh

Biến mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh (NII/TA) có mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong cả 2 mơ hình hồi qui với trọng số hồi qui là 0.168 trong mơ hình ROE là biến phụ thuộc và trọng số là 0.176 trong mơ hình ROA là biến phụ thuộc. Điều này có nghĩa là các ngân hàng có mức độ đa dạng hóa sản phẩm càng cao thì càng tạo ra nhiều thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Kết quả này cũng được tìm thấy trong Alper và Anbar (2011), Sufian (2011).

Kết quả này gợi ý rằng các ngân hàng cần tăng cường phát triển các dịch vụ mới, hiện đại như dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, ngoại hối, đầu tư, quản lý rủi ro cho khách hàng… các dịch vụ này sẽ đem lại nhiều nguồn thu, nâng cao hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng. Theo đó, càng đa dạng hóa sản phẩm, ngân hàng càng tạo ra nhiều nguồn thu nhập, giảm sự phụ thuộc vào thu nhập lãi mà nguồn thu nhập này dễ dàng bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi theo hướng bất lợi trong môi trường kinh tế vĩ mô. Đây cũng là xu thế chung của tất cả các ngân hàng trên thế giới.

Chi phí hoạt động

Biến chi phí hoạt động (CIR) có mối tương quan âm có ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong cả 2 mơ hình hồi qui với trọng số hồi qui là -0.658 trong mơ hình ROA là biến phụ thuộc và trọng số hồi qui là - 0.543 trong mơ hình với ROE là biến phụ thuộc. Đây là biến có tác động mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tất cả các biến nghiên cứu. Điều này có nghĩa là chi phí hoạt động của ngân hàng càng tăng thì lợi nhuận sẽ càng giảm và ngược lại, tiết kiệm chi phí sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

doanh. Kết quả này cũng được tìm thấy trong Bourke (1989), Jiang và các cộng sự (2003), Ines Ghazouani Ben Ameur và Sonia Moussa Mhiri (2013).

Kết quả này gợi ý rằng các ngân hàng cần tăng cường tiết kiệm chi phí, tinh giản biên chế, giảm các chi nhánh, điểm giao dịch hoạt động kém hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, hạn chế đầu tư theo chiều rộng như mở các chi nhánh, phòng giao dịch mới… để thu được nhiều lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong giai đoạn 2006 – 2007, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về quy mô hoạt động, các ngân hàng chạy đua thành lập chi nhánh, phòng giao dịch và tuyển dụng nhân viên mới, trong khi đó lại bỏ qua đầu tư theo chiều sâu như đào tạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng hiện đại cho nhân viên, phát triển công nghệ thông tin ứng dụng trong ngân hàng… Do đó, tính phi hiệu quả về mặt chi phí xuất hiện, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

Tăng trưởng kinh tế

Biến tăng trưởng kinh tế (GR) có mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc ROE với trọng số hồi qui là 0.120. Tuy nhiên, trong mơ hình với ROA là biến phụ thuộc, biến này khơng có tác động đáng kể lên ROA (khơng có ý nghĩa thống kê). Tuy rằng tăng trưởng kinh tế khơng có ý nghĩa trong việc giải thích cho sự biến thiên của ROA nhưng nó lại có ý nghĩa trong việc giải thích cho sự biến thiên của ROE với trọng số hồi qui là 0.120. Do đó, tác giả chấp nhận biến tăng trưởng kinh tế và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê.

Kết quả này gợi ý rằng: chính phủ cần có những biện pháp kích cầu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ làm tăng những khoản vay cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất; tăng chất lượng của các khoản tín dụng vì lúc này các doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn, khách hàng cá nhân có việc làm ổn định thì khả năng trả nợ sẽ cao hơn, làm giảm rủi ro tín dụng cho ngân hàng, góp phần làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Lạm phát

Biến lạm phát (INF) khơng có tác động đáng kể lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong cả 2 mơ hình hồi qui (khơng có ý nghĩa thống kê). Kết quả này cũng được tìm thấy trong Ghazouani Ben Ameur và Sonia Moussa Mhiri (2013), Yong Tan và Christos Floros (2012). Theo đó, lạm phát được các nhà quản trị ngân hàng dự đoán đầy đủ và mức lãi suất được điều chỉnh theo lạm phát đã được dự đốn. Điều này có nghĩa là các ngân hàng đã ứng phó linh hoạt và tránh được những tác động tiêu cực của lạm phát.

Bảng 2.18 Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy

STT TÊN BIẾN ROA ROE

1 Tăng trưởng kinh tế +

2 Lạm phát 3 Tổng tài sản ngân hàng + 4 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu + 5 Thanh khoản + 6 Rủi ro tín dụng - - 7 Mức độ đa dạng hóa sản phẩm + + 8 Chi phí hoạt động - - KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu khái quát hệ thống NHTMCP Việt Nam, phân tích định tính thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh và các yếu tố tác động đến hiệu quả của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2013. Bên cạnh đó, chương 2 cũng đã sử dụng mơ hình hồi quy và các biến được đề xuất ở chương 1 để kiểm định các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam. Đây chính là tiền đề để tác giả đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN và các NHTMCP trong chương sau.

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 69 - 76)