Khái niệm phép biện chứng duy vật

Một phần của tài liệu Tập bài giảng triết học mác lênin (khối các ngành ngoài lý luận chính trị) (Trang 52 - 53)

II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Khái niệm phép biện chứng duy vật

C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin không đưa ra một định nghĩa thống nhất nào về phép biện chứng duy vật, mà trong các tác phẩm của các ơng có nhiều định nghĩa khác nhau về phép biện chứng duy vật. Trong tác phẩm

Chống Đuyrinh, khi bàn về các quy luật, Ph.Ăngghen định nghĩa “phép biện

chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phô biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”26. Khi chỉ ra nội dung chủ yếu của phép biện chứng, Ph.Ăngghen định nghĩa “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phơ biến” có “Những quy luật chủ yếu: sự chuyển hóa lượng thành chất, - sự xâm nhập lẫn nhau của các mâu thuẫn đối cực và sự chuyển hóa từ mâu thuẫn này sang mâu thuẫn khác khi mâu thuẫn đó lên tới cực độ, - sự phát triển bằng mâu thuẫn hoặc phủ định của phủ định, - phát triển theo hình xốy trơn ốc”27.

26 C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, t. 20, Sđd. tr. 201.27 C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, t. 20, Sđd. tr. 455. 27 C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, t. 20, Sđd. tr. 455.

V.I. Lênin định nghĩa “Phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hồn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phan ánh vật chất luôn phát triển không ngừng”28; khi bàn về các yếu tố của phép biện chứng, ơng đưa ra định nghĩa, “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó địi hỏi phai có những sự giai thích và một sự phát triển thêm”29.

Về đặc điểm, phép biện chứng duy vật hình thành từ sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng; giữa lý luận nhận thức và lơgíc biện chứng; mỗi ngun lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng đều được luận giai trên cơ sở khoa học và được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của khoa học tự nhiên trước đó.

Về vai trị, phép biện chứng duy vật đã kế thừa và phát triển phép biện chứng từ tự phát đến tự giác, tạo ra chức năng phương pháp luận chung nhất, giúp định hướng việc đề ra các nguyên tắc tương ứng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn và là một hình thức tư duy hiệu qua quan trọng nhất đối với khoa học, bởi chỉ có nó mới có thể đem lại phương pháp giai thích những q trình phát triển diễn ra trong thế giới, giai thích những mối quan hệ chung, những bước quá độ từ lĩnh vực nghiên cứu này sang lĩnh vực khác.

Đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật là trạng thái tồn tại có tính quy luật phơ biến nhất của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Vấn đề này thể hiện trong các câu hỏi: sự vật, hiện tượng quanh ta và ca ban thân ta tồn tại trong trạng thái liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau và ln vận động, phát triển hay trong trạng thái tách rời, cô lập nhau và đứng im, không vận động, phát triển?... Để tra lời câu hỏi trên, phép biện chứng duy vật đã đưa ra nội dung gồm hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù và ba quy luật cơ ban.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng triết học mác lênin (khối các ngành ngoài lý luận chính trị) (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w