Đang Cộng san Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội tr 84.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng triết học mác lênin (khối các ngành ngoài lý luận chính trị) (Trang 96 - 100)

II. GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC

39 Đang Cộng san Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội tr 84.

Các Mác đi nghiên cứu về giai cấp từ việc phân tích kết cấu phương thức san xuất đã có cách tiếp cận khoa học: lấy lý luận về hình thái kinh tế - xã hội làm cơ sở nghiên cứu xã hội. Mác đã đi tìm cái gốc của cơ cấu xã hội, cơ cấu giai cấp đó là kinh tế. Theo C.Mác, sự phân chia xã hội thành giai cấp là kết qua tất nhiên của sự phát triển lịch sử xã hội. Quan hệ giai cấp chính là biểu hiện về mặt xã hội của những quan hệ san xuất, trong đó tập đồn người này có thể bóc lột lao động của tập đồn người khác. Vì vậy, chỉ có thể hiểu đúng vấn đề giai cấp khi gắn nó với đời sống kinh tế, với nền san xuất vật chất xã hội.

Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph. Ăngghen, trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại”, V.I. Lênin đã đưa ra một định nghĩa khoa học về giai cấp. “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống san xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với tư liệu san xuất, về vai trị của họ trong tơ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cai xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đồn người, mà tập đồn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đồn khác, do chỗ tập đồn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định”40.

Định nghĩa của V.I. Lênin đã chỉ ra các đặc trưng cơ ban của giai cấp, sau đây:

- Giai cấp là những tập đồn người có địa vị kinh tê - xã hội khác nhau trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử.

Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp do toàn bộ các điều kiện tồn tại kinh tế - vật chất của xã hội qui định, do vậy mang tính khách quan, mặc dù giai cấp đó hoặc mỗi thành viên của giai cấp có ý thức được hay khơng. Mỗi cá nhân khi sinh ra không tự lựa chọn cho mình địa vị kinh tế - xã hội được. Địa vị của các giai cấp là do phương thức san xuất nhất định sinh ra và qui định. Địa vị của mỗi giai cấp trong một hệ thống san xuất xã hội nhất định, nói lên giai cấp đó là giai cấp thống trị hay giai cấp bị thống trị.

- Dấu hiệu chủ yêu quy đinh địa vị kinh tê - xã hội của các giai cấp là các mối quan hệ kinh tê - vật chất giữa các tập đoàn người trong phương thức sản xuất.

Các mối quan hệ kinh tế - vật chất cơ ban giữa người với người trong phương thức san xuất là quan hệ sở hữu đối với tư liệu san xuất; quan hệ tô chức quan lý san xuất và quan hệ phân phối của cai xã hội. Các mối quan hệ chủ yếu này đã quy định địa vị kinh tế - xã hội khác nhau của các tập đoàn 40 V.I. Lênin (1977), Toàn tập, t. 39, Nxb. Tiến bộ, M. tr. 17-18.

người. Đây chính là các dấu hiệu khách quan chủ yếu quyết định địa vị kinh tế - xã hội của các giai cấp trong xã hội, hình thành nên giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

- Thực chất của quan hệ giai cấp là quan hệ giữa bóc lột và bị bóc lột, là tập đoàn người này chiêm đoạt lao động của tập đoàn người khác do đối lập về địa vị trong một chê độ kinh tê - xã hội nhất định.

Trong xã hội, các quan hệ giữa các tập đoàn người trong san xuất, đặc biệt là quan hệ sở hữu, thường được nhà nước của giai cấp thống trị thể chế hoá thành luật pháp, được ra sức bao vệ bằng một hệ thống kiến trúc thượng tầng chính trị - pháp lý. Giai cấp nào thống trị về kinh tế, giai cấp đó cũng giữ ln vai trị thống trị trên các lĩnh vực khác của đời sống xã hội và trở thành giai cấp thống trị xã hội. Sự đối lập về lợi ích cơ ban giữa các giai cấp là nguyên nhân căn ban của mọi xung đột xã hội từ khi lịch sử xã hội lồi người có sự phân chia thành các giai cấp cho đến ngày nay.

Định nghĩa giai cấp của Lênin cho thấy, giai cấp là một phạm trù kinh tê -

xã hội có tính lịch sử, sự tồn tại của nó gắn với những hệ thống san xuất xã hội

dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu san xuất. Sự xuất hiện và tồn tại của giai cấp xét đến cùng là do nguyên nhân kinh tế. Tuy nhiên, không được biến định nghĩa giai cấp thành một phạm trù kinh tế đơn thuần. Chỉ có thể xem xét các giai cấp trong hệ thống những mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp và khơng ngừng vận động, biến đơi mới có thể nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc sự khác biệt của các giai cấp về kinh tế, chính trị, tư tưởng, tâm lý, đạo đức, lối sống.

* Nguồn gốc giai cấp

- Nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp là sự phát triển của lực

lượng san xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, xuất hiện “của dư”, tạo kha năng khách quan, tiền đề cho tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của người khác.

- Nguyên nhân trực tiêp đưa tới sự ra đời của giai cấp là xã hội xuất hiện

chế độ tư hữu về tư liệu san xuất. Chế độ tư hữu về tư liệu san xuất là cơ sở trực tiếp của sự hình thành các giai cấp. Ở đâu cịn tồn tại chế độ tư hữu về tư liệu san xuất thì ở đó cịn có sự tồn tại của các giai cấp và đấu tranh giai cấp. Giai cấp chỉ mất đi khi chế độ tư hữu về tư liệu san xuất hồn tồn bị xóa bỏ.

Theo các nhà kinh điển mácxit, con đường hình thành giai cấp rất phức tạp: Những người có chức, có quyền lợi dụng quyền lực để chiếm đoạt tài san công làm của riêng; tù binh bắt được trong chiến tranh được sử dụng làm nô lệ

để san xuất; các tầng lớp xã hội tự do trao đôi, bị phân hoá thành các giai cấp khác nhau...Từ xã hội cộng san nguyên thuy sang chế độ chiếm hữu nô lệ là ca một bước quá độ lâu dài từ chế độ công hữu sang chế độ tư hữu về tư liệu san xuất; từ chưa có giai cấp sang có giai cấp.

- Điều kiện góp phần đẩy nhanh q trình phân hố giai cấp là các cuộc

chiến tranh, những thủ đoạn cướp bóc, những hành vi bạo lực trong xã hội... Xã hội cộng san nguyên thuy tan rã, xã hội chiếm hữu nơ lệ là xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử ra đời, xuất hiện khoang 3 - 5 nghìn năm trước.

* Kết cấu xã hội - giai cấp

- Kêt cấu xã hội - giai cấp là tổng thể các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp, tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Kết cấu xã hội - giai cấp trước hết do trình độ phát triển của phương thức san xuất xã hội quy định. Trong xã hội có giai cấp, kết cấu xã hội - giai cấp thường rất đa dạng do tính đa dạng của chế độ kinh tế và cơ cấu kinh tế quy định.

Trong một kết cấu xã hội - giai cấp bao giờ cũng gồm có hai giai cấp cơ ban và những giai cấp không cơ ban, hoặc các tầng lớp xã hội trung gian. Giai cấp cơ ban là giai cấp gắn với phương thức san xuất thống trị, là san phẩm của những phương thức san xuất thống trị nhất định. Đó là giai cấp chủ nơ và nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ; giai cấp địa chủ và nông dân trong xã hội phong kiến; giai cấp tư san và vô san trong xã hội tư ban chủ nghĩa.

Những giai cấp không cơ ban là những giai cấp gắn với phương thức san xuất tàn dư, hoặc mầm mống trong xã hội. Những giai cấp không cơ ban gắn với phương thức san xuất tàn dư, như nô lệ trong buôi đầu xã hội phong kiến; địa chủ và nông nô trong buôi đầu xã hội tư ban... Những giai cấp không cơ ban gắn với phương thức san xuất mầm mống, như tiểu chủ, tiểu thương, tư san, vô san trong giai đoạn cuối xã hội phong kiến...Thông thường các giai cấp do phương thức san xuất tàn dư của xã hội san sinh ra, sẽ tàn lụi dần cùng với sự phát triển của xã hội; các giai cấp do phương thức san xuất mầm mống san sinh ra chính là mặt phủ định xã hội cũ. Trong quá trình phát triển của lịch sử, các giai cấp cơ ban và khơng cơ ban có thể có sự chuyển hố do sự phát triển và thay thế nhau của các phương thức san xuất.

Trong xã hội có giai cấp, ngồi những giai cấp cơ ban và khơng cơ ban cịn có các tầng lớp và nhóm xã hội nhất định (như tầng lớp trí thức, nhân sĩ, giới tu hành...). Mặc dù các tầng lớp, nhóm xã hội khơng có địa vị kinh tế độc lập, song nó có vai trị quan trọng trong sự phát triển của xã hội nói chung và tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể mà nó có thể phục vụ cho giai cấp này,

hoặc giai cấp khác. Các tầng lớp xã hội này ln bị phân hố dưới tác động của sự vận động nền san xuất vật chất xã hội.

Kết cấu xã hội - giai cấp ln có sự vận động và biến đôi không ngừng. Sự vận động, biến đơi đó diễn ra khơng chỉ khi xã hội có sự chuyển biến các phương thức san xuất, mà ca trong quá trình phát triển của mỗi phương thức san xuất.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng triết học mác lênin (khối các ngành ngoài lý luận chính trị) (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w