II. GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC
b. Dân tộc hình thức cộng đồng người phổ biến hiện nay * Khái niệm dân tộc
* Khái niệm dân tộc
Khái niệm dân tộc được dùng theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất dùng để chỉ các quốc gia (Việt Nam, Campuchia, Anh, Pháp…). Nghĩa thứ hai dùng để chỉ các dân tộc đa số và thiểu số trong một quốc gia (dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Hmông, Vân Kiều, Êđê, Khme...).
Dân tộc là một cộng đồng người ởn định được hình thành trong lịch sử trên cơ sở một lãnh thổ thống nhất, một ngôn ngữ thống nhất, một nền kinh tê thống nhất, một nền văn hóa và tâm lý, tính cách thống nhất, với một nhà nước và pháp luật thống nhất.
Dân tộc có các đặc trưng chủ yếu sau:
- Dân tộc là một cộng đồng người ổn định trên một lãnh thổ thống nhất.
Lãnh thô là địa bàn sinh tồn và phát triển của dân tộc, nơi mà các cộng đồng người được hình thành một cách ơn định trong lịch sử. Mỗi dân tộc có một lãnh thơ riêng thống nhất, khơng bị chia cắt do được hình thành lâu dài và trai qua nhiều thử thách trong lịch sử. Đồng thời tính thống nhất của lãnh thơ
còn được củng cố bằng sự thống nhất của các yếu tố kinh tế, chính trị khác. Lãnh thơ thuộc chủ quyền của mỗi quốc gia dân tộc. Khơng có lãnh thơ thì khơng có khái niệm Tơ quốc, quốc gia.
- Dân tộc là một cộng đồng thống nhất về ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là một đặc trưng cơ ban của dân tộc. Ngôn ngữ vừa là công cụ giao tiếp kết nối các thành viên trong cộng đồng dân tộc, vừa là một phương tiện giao lưu văn hóa giữa các tộc người. Mỗi thành viên của một dân tộc có thể dùng nhiều ngơn ngữ để giao tiếp. Song ở mỗi dân tộc đều có một ngơn ngữ chung, thống nhất của dân tộc đó. Tính thống nhất trong ngơn ngữ của dân tộc thể hiện ở sự thống nhất về cấu trúc ngữ pháp và kho từ vựng cơ ban. Ngôn ngữ dân tộc là một ngôn ngữ đã phát triển. Thống nhất về ngôn ngữ là một trong những đặc trưng chủ yếu của dân tộc. Ngày nay, khi giao lưu, hội nhập quốc tế được mở rộng, ngơn ngữ của một quốc gia có thể được nhiều nước sử dụng nhưng ngơn ngữ đó vẫn được xác định (tiếng mẹ đẻ) là ngơn ngữ chính của dân tộc đã san sinh ra nó.
- Dân tộc là một cộng đồng thống nhất về kinh tê.
Với dân tộc, vai trò của nhân tố kinh tế được biểu hiện ra thật sự mạnh mẽ. Kinh tế chính là một phương thức sinh sống của dân cư gắn các tộc người thành cộng đồng dân tộc. Tuy nhiên, khi dân tộc quốc gia hình thành thì kinh tế được hiểu là một nền kinh tế thống nhất của một quốc gia có tính độc lập, tự chủ.
Trong thế giới ngày nay, có sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nhưng mỗi quốc gia dân tộc vẫn có một nền kinh tế độc lập, khơng phụ thuộc và lệ thuộc vào quốc gia khác. Vấn đề chủ quyền kinh tế quốc gia là vấn đề các nước đều quan tâm hiện nay.
- Dân tộc là một cộng đồng bền vững về văn hố và tâm lý, tính cách.
Văn hố dân tộc mang nhiều sắc thái của các địa phương, của các sắc tộc nhưng nó vẫn là nền văn hố thống nhất có những đặc trưng chung và ơn định. Tính thống nhất trong đa dạng là đặc trưng của văn hố dân tộc. Mỗi dân tộc có một nền văn hố độc đáo của mình, tạo nên ban sắc văn hố của dân tộc. Bên cạnh những yếu tố văn hoá khác nhau của mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp xã hội trong cộng đồng dân tộc v.v… thì các thành viên của cộng đồng đều có sự tham gia vào sinh hoạt văn hố chung của dân tộc. Đặc trưng văn hóa của dân tộc thể hiện ở phong tục, tập quán, tín ngưỡng và các sinh hoạt văn hoá khác của các thành viên trong cộng đồng dân tộc ấy. Do có q trình hình thành và phát triển lâu dài, nên văn hố dân tộc khơng dễ bị đồng hoá.
- Dân tộc là một cộng đồng người có một nhà nước và pháp luật thống nhất.
Đây là một đặc trưng của dân tộc- quốc gia để phân biệt với dân tộc theo nghĩa là các dân tộc – tộc người (đa số hay thiểu số). Do vậy, nhà nước và pháp luật thống nhất là một đặc trưng của dân tộc và ngày nay đây cũng là một quan niệm phô biến trên thế giới. Dân tộc – quốc gia – nhà nước là thống nhất không thể tách rời. Dân tộc nào cũng có một nhà nước nhất định và nhà nước nào cũng của một dân tộc nhất định.
* Quá trình hình thành các dân tộc ở châu Âu và đặc thù sự hình thành dân tộc ở châu Á.
Quá trình hình thành, phát triển dân tộc diễn ra hết sức lâu dài, đa dạng và phức tạp. ở các nước châu Âu, sự hình thành và phát triển của dân tộc trai qua các thời kỳ chính: gắn liền với cuộc cách mạng tư san do giai cấp tư san lãnh đạo; gắn liền với phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc giai phóng dân tộc; và thời kỳ các dân tộc xã hội chủ nghĩa ra đời. Sự hình thành các dân tộc trong lịch sử trên thế giới cịn tuỳ điều kiện và hồn canh lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, khu vực. Sự hình thành các quốc gia, dân tộc ở phương Đơng có tính đặc thù riêng. Thực tiễn lịch sử cho thấy, ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... dân tộc được hình thành rất sớm, khơng gắn với sự ra đời của chủ nghĩa tư ban.
Tính đặc thù của sự hình thành dân tộc Việt Nam
Dân tộc Việt Nam được hình thành rất sớm trong lịch sử gắn liền với nhu cầu dựng nước và giữ nước, với quá trình đấu tranh chống ngoại xâm và cai tạo thiên nhiên, bao vệ nền văn hoá dân tộc. Lịch sử đã chứng minh rằng, từ hàng nghìn năm trước trên lãnh thơ Việt Nam đã có một cộng đồng mang đầy đủ các đặc trưng của một dân tộc. Dân tộc Việt Nam đã có một ngơn ngữ, một lãnh thơ, một nền kinh tế thống nhất; một nhà nước, luật pháp và một nền văn hoá thống nhất. Khoa học lịch sử đã khẳng định, quá trình hình thành dân tộc Việt Nam được bắt đầu từ khi nước Đại Việt giành được độc lập (cách đây trên 1000 năm) cho đến thời Lý - Trần. Việc hình thành dân tộc cũng như việc hình thành nhà nước đếu bắt nguồn từ nhu cầu chống thiên tai và chống giặc ngoại xâm. Chính đặc trưng này đã tạo nên những nét độc đáo trong sự cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam.