Lập dự án đầu tư, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại sở giao thông vận tải hà nội (Trang 71 - 73)

3.1 .Giới thiệu khái quát về Sở Giao thông Vận tải Hà Nội

3.3. Thực trạng quản lý dự án xây dựng hạ tầng giao thông từ nguồn vốn NSNN

3.3.4. Lập dự án đầu tư, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư

Công tác lập dự án đầu tƣ cũng đƣợc rất quan tâm, chú trọng, các dự án đầu tƣ đƣợc thông qua phải là các dự án đáp ứng đƣợc yêu cầu có trong định hƣớng, quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển hệ thống giao thơng của Thành phố. Trong quy trình thực hiện các dự án, chủ đầu tƣ thuê các tổ chức tƣ vấn

để tiến hành lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, lập dự án đầu tƣ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc tự thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền.

Việc lập dự án đầu tƣ đối với các dự án xây dựng hạ tầng giao thông do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thực hiện theo đúng với các quy định của Pháp luật về quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản và các quy định riêng của UBND Thành phố. Các Ban Quản lý dự án thay mặt Sở GTVT Hà Nội lựa chọn các đơn vị tƣ vấn có đầy đủ năng lực để tiến hành khảo sát, lập dự án đầu tƣ; Kiểm tra, giám sát chặt chẽ kết quả thực hiện công việc của các đơn vị tƣ vấn; Xem xét đánh giá dự án đầu tƣ trên các mặt: Phù hợp với quy hoạch, đáp ứng với các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật trƣớc khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Sở Giao thông Vận tải là đơn vị quản lý nhà nƣớc chuyên ngành trong lĩnh vực giao thơng sẽ tổ chức chủ trì thẩm định dự án đầu tƣ, lấy các ý kiến thẩm định của các Sở, Ban, Ngành liên quan đến dự án để tổng hợp trình UBND Thành phố phê duyệt dự án ( nếu dự án nhóm A và B) hoặc tự phê duyệt ( nếu dự án nhóm C) theo phân cấp của Thành phố.

Tuy nhiên trong thời gian qua có một số vấn đề bất cập trong công tác lập dự án đầu tƣ nhƣ:

- Do chất lƣợng của một số đơn vị tƣ vấn lập dự án cịn hạn chế, thiếu kinh nghiệm nên ngay trong cơng tác khảo sát đã không đánh giá hết đƣợc hiện trạng cơng trình về điều kiện địa hình, điều kiện địa chất, khả năng đánh giá trữ lƣợng, khai thác các mỏ vật liệu lân cận, không điều tra, dự báo đƣợc về lƣu lƣợng giao thông trong tƣơng lai... nên đã xảy ra tình trạng hồ sơ dự án khơng đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu về công nghệ thi công, đƣa vào các khối lƣợng xây lắp trong tổng mức đầu tƣ không sát với thực tế, áp dụng sai các định mức, đơn giá và chế độ chính sách của nhà nƣớc. Kết hợp với các cán bộ quản lý dự án, thẩm định dự án lơ là, không tiến hành kiểm tra, đối soát hiện trƣờng để phát hiện các sai sót dẫn đến phải điều chỉnh lại dự án từ thiết kế cơ sở cho đến Tổng mức đầu tƣ làm ảnh hƣởng đến tiến độ dự án cũng nhƣ hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ.

- Một số dự án đầu tƣ khi triển khai thi công mới phát hiện các sai sót, làm phát sinh thêm khối lƣợng dẫn đến phải dừng lại để điều chỉnh dự án về thiết kế cũng nhƣ phát sinh tăng thêm Tổng mức đầu tƣ. Trƣờng hợp nếu Nhà thầu vẫn tiếp tục thi cơng trong khi chƣa có vốn bổ sung phát sinh cho dự án sẽ dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản là gánh nặng cho Ngân sách nhà nƣớc.

- Cá biệt trong các giai đoạn trƣớc đây đối với các dự án đầu tƣ bằng hình thức BT( đổi đất lấy hạ tầng), BOT( xây dựng- khai thác- chuyển giao) các Nhà đầu tƣ tự lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ. Có hiện tƣợng các Nhà đầu tƣ lập tăng các khối lƣợng thi công để tạo thành Tổng mức đầu tƣ ảo, cao hơn quá nhiều so với thực tế để thu lợi từ nguồn đất đối ứng hoặc kéo dài thời gian thu phí khai thác. Trong trƣờng hợp các cơ quan quản lý nhà nƣớc khơng kiểm tra, sốt xét kỹ hồ sơ dự án cũng nhƣ hiện trƣờng thi công sẽ dẫn đến thất thoát lớn nguồn vốn đầu tƣ mà bản chất vẫn là NSNN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại sở giao thông vận tải hà nội (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w