7. Kết cấu của luận văn
1.2 Lý luận chung về thực hiện pháp luật nuôi con nuôi
1.2.1 Khái niệm chung về thực hiện pháp luật
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam tập 4 của Nhà xuất bản từ điển bách khoa, Hà Nội, năm 2003, thì: thực hiện pháp luật là đưa pháp luật vào đời sống. Thực hiện pháp luật gồm các hình thức cơ bản: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
Áp dụng pháp luật là hoạt động của các cơ quan cơng quyền (Tịa án, các cơ quan hành chính nhà nước); tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử
dụng pháp luật là các hình thức thực hiện pháp luật của mọi chủ thể của các quan hệ pháp luật [38, tr 344]
Mục đích của việc ban hành văn bản pháp luật chỉ có thể đạt được khi các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra được các tổ chức và cá nhân trong xã hội thực hiện một cách chính xác, đầy đủ. Việc thực hiện pháp luật là mối quan tâm không chỉ từ Nhà nước mà từ các cá nhân trong xã hội, vấn đề không phải chỉ là xây dựng và ban hành nhiều các văn bản pháp luật, mà điều quan trọng là phải thực hiện pháp luật, làm cho những quy định của pháp luật trở thanh hiện thực, xã hội tôn trọng và thực hiện chính xác và đầy đủ các quy định đó [11]
Dưới góc độ pháp lý, thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp, có lợi cho Nhà nước, cho xã hội và cho mỗi cá nhân. Hành vi hợp pháp có thể được thực hiện trên cơ sở nhận thức của chủ thể, có thể do chủ thể bị ảnh hưởng bởi những đối tượng xung quanh, hoặc có thể có những hành vi hợp pháp được thực hiện do kết quả của việc áp dụng hay sợ bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế của nhà nước [11].
Nhà nước ban hành ra pháp luật để điều chỉnh hành vi của các chủ thể có khả năng nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó đối với xã hội, đồng thời điều khiển được hành vi của mình. Bằng việc quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia vào những quan hệ pháp luật nhất định, pháp luật tác động lên nhận thức của các chủ thể, giúp cho họ biết mình được làm gì, khơng được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hồn cảnh cụ thể nào đó. Trên cơ sở nhận thức đó, các chủ thể sẽ lựa chọn và thực hiện các hành vi đúng đắn của mình. Pháp luật cũng quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật bằng khen thưởng hoặc trừng phạt đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, pháp luật sẽ tác động lên nhận thức của các chủ thể, giúp cho họ có thể lựa chọn và thực hiện cách xử sự.
Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật của Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005 đã nêu: “Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người phù hợp với những quy định của pháp luật. Nói cách khác đi, tất cả những hoạt động nào của con người, của các tổ chức mà thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật thì đều được coi là biểu hiện của việc thực hiện các quy phạm pháp luật”. Giáo trình cũng đưa ra khái niệm “Thực hiện pháp luật là một q trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật” [11].
Căn cứ vào tính chất của các hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Cụ thể:
- Tuân thủ pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó
các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm [11]. Ở đây đòi hỏi các chủ thể thực hiện nghĩa vụ một cách thụ động, thực hiện các quy phạm pháp luật dưới dạng không hành động.
- Thi hành pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực [11].
Khác với tuân thủ pháp luật, trong hình thức thi hành pháp luật đòi hỏi các chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý dưới dạng hành động tích cực.
- Sử dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép) [11]. Các chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình chứ khơng bị bắt buộc phải thực hiện.
nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Trong trường hợp này, các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật có sự can thiệp của nhà nước [11].
Nếu như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật là hình thức ln có sự tham gia của Nhà nước. Áp dụng pháp luật mang tính tổ chức, quyền lực nhà nước, cụ thể, hoạt động này chỉ do những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền tiến hành. Đây là một hình thức quan trọng của thực hiện pháp luật.
Tóm lại, dù thực hiện pháp luật được thực hiện dưới các hình thức khác nhau nhưng cuối cùng đều là những hoạt động có mục đích, có định hướng để đưa các quy phạm pháp luật đi vào cuộc sống và tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật. Thực hiện pháp luật là hoạt động khơng thể thiếu vì nó có vai trị hiện thực hố các quy định của pháp luật, biến các quy định ấy từ trong văn bản thành cách xử sự thực tế hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào những quan hệ pháp luật cụ thể. Thông qua hoạt động thực hiện pháp luật, mục đích của nhà nước khi ban hành pháp luật được hiện thực hoá, nhờ đó nhà nước có thể điều hành và quản lý xã hội, có thể thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội trong những lĩnh vực nhất định.