7. Kết cấu của luận văn
3.2 Một số khó khăn vƣớng mắc trong thực thi pháp luật nuô
3.2.1 Những khó khăn, vướng mắc trong thực tế giải quyết việc nuô
nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế những năm qua
3.2.1 Những khó khăn, vướng mắc trong thực tế giải quyết việc nuôi con nuôi con nuôi
Các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi hiện nay đã tương đối đầy đủ, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với toàn dân đã được Nhà nước quan tâm, đầu tư một cách tích cực, song hiệu quả cịn chưa cao với nhiều lý do khác nhau.
Thứ nhất: Nhận thức chưa đúng về vấn đề con nuôi
Một trong những bất cập, tồn tại cơ bản là sự nhận thức chưa đúng về vấn đề nuôi con ni, về tính nhân đạo, nhân văn và vấn đề pháp lý có liên quan. Một quyết định không được cân nhắc kỹ lưỡng, thiếu chính xác, một hành vi thiếu tính nhân đạo, với mục đích trục lợi sẽ gây hậu quả đối với trẻ em, người nhận nuôi con nuôi. Nhận thức không đúng đắn về vấn đề ni con ni có thể dẫn đến việc một cá nhân có thể góp phần làm sai lệch giấy tờ về nguồn gốc của trẻ; một cơng chức nhà nước hoặc một cán bộ có chức quyền ở địa phương có thể tiếp tay cho những hành vi trục lợi liên quan đến việc đạo diễn cho trẻ làm con nuôi, xâm hại đến các quyền và lợi ích cơ bản của trẻ em, gây ra hậu quả lớn cho xã hội.
Đối với trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con ni thì việc điều tra nguồn gốc trẻ được tiến hành trước khi công bố và điều quan trọng là có thơng tin rõ ràng về nguồn gốc và thực trạng của trẻ. Tuy nhiên trên thực tế việc tiến hành xác minh phụ thuộc vào nơi đứa trẻ bị bỏ rơi và các chi tiết để lại mà việc này hầu như khó thực hiện. Đây là vấn đề đáng được quan tâm, nhất là khi số trẻ bị bỏ rơi không để lại dấu vết chiếm tỷ lệ lớn trong các trường hợp bị bỏ rơi ở Thừa Thiên Huế.
Theo quy định thì việc điều tra nguồn gốc của một trẻ bị bỏ rơi trên đường phố, ở cơ sở nuôi dưỡng hay ở nơi nào đó thì cơng an địa phương chịu trách nhiệm điều tra nguồn gốc đứa trẻ. Tuy nhiên, nhiệm vụ của cơ quan công an chỉ hạn chế ở việc cùng phối hợp với chính quyền địa phương xác nhận trẻ bị bỏ rơi tại một thời điểm nào đó với lời khai của người tìm ra trẻ bị bỏ rơi. Do việc thiếu nhất quán trong quy trình điều tra và thiếu rõ ràng về trách nhiệm của từng cơ quan nên việc tìm ra nguồn gốc của trẻ bị bỏ rơi không đảm bảo yêu cầu.
Việc thông báo trên các phương tiện đại chúng sau khi tìm được trẻ bỏ rơi cũng chỉ mang tính hình thức hơn là phương tiện có hiệu quả để gây sự chú ý của cha mẹ đẻ hoặc những người khác về đứa trẻ bị bỏ rơi. Thông báo không được phát trong cả nước mà chỉ thu gọn trong tỉnh nên dường như có rất ít người biết, tính thực tế và hiệu quả của việc làm này đang còn là một vấn đề.
Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định cho cơ sở nuôi dưỡng chịu trách nhiệm lập hồ sơ, danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế xin ý kiến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi gửi cho Sở Tư pháp để thơng báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em trong phạm vi địa bàn tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 15 của Luật Ni con ni. Người có nhu cầu nhận ni con ni có thể đăng ký nhu cầu nhận con nuôi tại Sở Tư pháp. Tuy nhiên, cho đến nay tại tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa lập được danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế (mặc dù trẻ em đã và đang được các Trung tâm, cơ sở ni dưỡng chăm sóc rất nhiều) và cũng khơng có trường hợp nào đăng ký nhu cầu nhận con nuôi. Thực tế cho thấy người có nhu cầu nhận trẻ em làm con ni trong nước thường tự tìm trẻ hoặc thông qua người quen giới thiệu trẻ, nhận nuôi trẻ một thời gian sau đó mới làm thủ tục đăng ký, do đó gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xác minh nguồn gốc trẻ.
Quy định trên của pháp luật là hoàn toàn phù hợp, nhưng để thực hiện tốt trên thực tế thì cần phải có sự nỗ lực, phối kết hợp từ các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình tuyên truyền, vận động, thực hiện pháp luật. UBND tỉnh phải ban hành văn bản chỉ đạo cụ thể cho các cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạo các cơ sở nuôi dưỡng thực hiện nay việc lập danh sách trẻ em và có thể đưa ra biện pháp chế tài nếu không thực hiện tố nhiệm vụ được giao. Để người đứng đầu các tổ chức nuôi dưỡng nhận thức được tầm quan trọng của việc lập danh sách trẻ em đang sống tại các cơ sở ni dưỡng cần tìm gia đình thay thế; những trẻ em này có cơ hội được nhận làm con ni, được sống trong mơi trường gia đình; để các cá nhân có mong muốn nhận con hiểu và biết địa điểm để liên hệ xin nhận con nuôi.
Thứ hai: Cố tình làm sai lệch nguồn gốc trẻ
Nguồn gốc trẻ thiếu minh bạch sẽ dẫn đến sự trục lợi và vi phạm các quyền và lợi ích cơ bản của trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Có tình trạng một số trường hợp trẻ em có cha, mẹ đẻ nhưng gia đình khó khăn hoặc vì lý do khách quan nào đó nên khơng thể ni dưỡng trẻ đã đưa trẻ vào các cơ sở nuôi dưỡng, nhưng không làm đúng thủ tục, quy trình và hợp thức hóa bằng cách làm các giấy tờ của trẻ bị bỏ rơi cho thuận tiện. Sự thông đồng giữa một số cá nhân với cán bộ có chức quyền ở cấp xã để làm sai lệch nguồn gốc của trẻ đã làm phức tạp thêm tình hình ni con ni, dẫn đến khó kiểm sốt về nguồn gốc trẻ.
Năm 2009 Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiếp nhận hồ sơ của ông Chen Kao Minh, quốc tịch Đài Loan, có nguyện vọng nhận hai trẻ là Phan Thị T và Phan Thị P làm con ni. Q trình thụ lý, thẩm tra, xác minh hồ sơ Sở Tư pháp đã phát hiện ra việc mẹ đẻ của 2 trẻ là bà Phan Thị H cố tình làm sai lệch nguồn gốc con đẻ của mình để thuận lợi trong việc cho hai con của mình làm con ni người nước ngồi. Bà H đã đến UBND xã đề nghị hủy bỏ Giấy
khai sinh đã cấp cho 2 trẻ mang họ tên Lê Thị P và Lê thị T (có đầy đủ tên cha mẹ đẻ và trẻ mang họ cha), để đăng ký khai sinh lại cho 02 con lấy họ mẹ là Phan thị P và Phan Thị T (thành con ngồi giá thú, mang họ mẹ và khơng có tên cha đẻ trong giấy khai sinh) với mục đích một mình đứng cho hai con làm con ni người nước ngồi, né tránh ý kiến của cha đẻ của trẻ (do bà H đã chia tay bố đẻ của hai trẻ). Việc làm của bà H đã có sự tiếp tay của cán bộ UBND xã vì một lợi ích nào đó. Do đó, bà H bị xử lý hành chính trong lĩnh vực tư pháp về nuôi con nuôi theo Điều 40 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP, đồng thời cán bộ UBND xã cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thứ ba: Hạn chế về kiến thức pháp luật của người dân
Song song với việc hoàn thiện các văn bản pháp luật về ni con ni, thì việc tun truyền, giáo dục ý thức pháp luật đối với người dân luôn luôn được đặt ra. Trong những năm qua mặc dù công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với người dân đã được quan tâm và đầu tư một cách tích cực. Tuy nhiên cách thức tuyên truyền ở mỗi địa phương là khác nhau, có nơi làm tích cực, nhưng cũng có nơi thực hiện một cách hình thức, cho có lệ, trong khi đó vấn đề tuyên truyền, giáo dục pháp luật lại có vai trị và ý nghĩa to lớn không chỉ hiện tại mà cho cả tương lai. Sự tồn tại vấn đề nuôi con nuôi thực tế mà không đăng ký đã phản ánh việc tuyên tuyền pháp luật chưa thực sự đến với người dân.
Trong quá trình đăng ký việc nuôi con nuôi tại địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc xác định nguồn gốc trẻ đối với trẻ em bị bỏ rơi. Xuất phát từ sự nhận thức và thiếu hiểu biết pháp luật nên khi người dân phát hiện và nhận trẻ bị bỏ rơi về nuôi dưỡng đã không báo cho chính quyền địa phương nơi trẻ em bị bỏ rơi để lập biên bản xác định tình trạng bị bỏ rơi của trẻ, thơng báo trên phương tiện thông tin đại chúng như quy định, dẫn đến địa phương nơi trẻ em hiện đang sinh sống khơng có cơ sở xác định nguồn gốc trẻ để tiến hành
đăng ký khai sinh trước khi thực hiện thủ tục giao nhận con ni. Điển hình là các trường hợp ni con nuôi thực tế mà chưa đăng ký đang tồn tại tại Thừa Thiên Huế là do sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân nên khi nhận trẻ làm con nuôi đã không thực hiện ngay từ đầu các thủ tục giao nhận con nuôi, chỉ đến khi phát sinh các quan hệ, giao dịch dân sự thông thường mới đi đăng ký, lúc đó các cơ quan có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn trong việc điều tra, xác minh và thực hiện các thủ tục để đăng ký nuôi con nuôi theo luật định.
Nhiều trường hợp nhận và nuôi dưỡng trẻ em như con nuôi, nhưng không làm thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền do trình độ am hiểu pháp luật của người dân cịn thấp. Điển hình là trường hợp của ông Lê văn H và bà Hồ thị T tại thị trấn Sịa, Quảng Điền, khi nhận trẻ sơ sinh vào tháng 4/2011 từ mẹ của trẻ đã không làm đúng các thủ tục theo luật định, cho đến hơn 1 năm sau mới đi làm thủ tục thì gặp nhiều trở ngại. Do chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký nuôi con nuôi, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các cháu.
Trên thực tế cũng cần phải thấy rằng việc nuôi con nuôi là một vấn đề hết sức nhạy cảm và có những điểm đặc thù riêng, khơng phải ai cũng muốn công khai việc nhận con nuôi. Nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi của các bên trong trường hợp này cần phải tơn trọng quyền tự quyết, ý chí và nguyện vọng của người dân trong việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế. Bên cạnh đó cần tuyền truyền, phổ biến cho người dân hiểu vai trị của việc đăng ký ni con ni thực tế làm cơ sỏ giải quyết quyền lợi các bên về sau.
Thứ tư: Trình tự thủ tục giải quyết
Do số lượng hồ sơ giải quyết việc nuôi con nuôi không nhiều nên theo báo cáo của các địa phương, chủ yếu là vướng mắc trong việc giải quyết nuôi con nuôi đối với trẻ em bị bỏ rơi, hay do mẹ đẻ và người xin con nuôi đều muốn giấu thơng tin cá nhân của mình, nên đã tự thỏa thuận với nhau tại Bệnh
viện nên người xin trẻ em mang về địa phương nơi cư trú báo Uỷ ban nhân dân cấp xã lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi khơng đúng theo quy định của pháp luật về nuôi con ni nên khơng có cơ sở để giải quyết (như trường hợp của Lê văn H và bà Hồ thị T đã nhận một cháu bé từ Đà Lạt vào tháng 4/2011 nhưng khơng làm bất cứ thủ tục gì ngồi giấy thỏa thuận của mẹ đẻ cháu bé và 2 người làm chứng, ông H và bà T mang cháu về thị trấn Sịa- nơi thường trú của ông, bà- nay ông H và bà T muốn làm thủ tục đăng ký nuôi con ni thì UBND nơi cư trú không thể giải quyết được do không đủ thủ tục theo luật định).
- Việc quy định Ủy ban nhân dân hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm lập biên bản và thơng báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ được các địa phương thực hiện khơng thống nhất, có địa phương thông báo trên trạm truyền thanh cấp xã, huyện… đã hạn chế cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân. Việc thông báo, niêm yết tại trụ sở cấp xã hoặc các phương tiện thông tin đại chúng trên tồn tỉnh để tìm cha mẹ ni trong nước cho trẻ theo quy định Khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi, cũng được các địa phương thực hiện một cách hình thức, nên những người có nguyện vọng nhận trẻ em làm con nuôi thực sự không được hưởng quyền lợi này.
- Việc kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến, tư vấn cho những người liên quan được giao cho cán bộ tư pháp- hộ tịch cấp xã cũng có nhiều bất cập bởi cán bộ tư pháp- hộ tịch có quá nhiều việc phải làm, đồng thời không đủ khả năng, kỹ năng để thực hiện việc tư vấn cho những người có liên quan. Trong thực tế cán bộ tư pháp- hộ tịch, nhất là cán bộ tư pháp- hộ tịch tại các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, ít được đào tạo, tập huấn, ít có kinh nghiệm, kỹ năng để tư vấn cho các bên về quyền, nghĩa vụ và nhất là hậu quả pháp lý của việc cho nhận con nuôi, nên dẫn đến việc là sau khi được tư vấn các bên vẫn không thể
nhận thức đúng đắn về quyền và trách nhiệm của mình. Thậm chí có trường hợp cha mẹ đẻ vẫn hiểu là khi cho con làm con nuôi người khác rồi, nếu muốn vẫn có thể lấy lại con.
- Thơng báo tình hình phát triển của con ni và theo dõi việc nuôi con nuôi. Vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện, ý thức của cha mẹ ni. Một thực tế cho thấy rằng ít có cha mẹ ni nào trong nước thực hiện nhiệm vụ này, lý do cơ bản là cha mẹ nuôi không bao giờ hé lộ bí mật về nguồn gốc của con nuôi, không muốn ai biết mối quan hệ trong gia đình họ là quan hệ quan hệ cha mẹ ni với con ni. Hầu hết chỉ có các cha mẹ nuôi là người nước ngồi mới thực hiện thơng báo tình hình phát triển của con ni thơng qua các Văn phịng con ni nước ngồi. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền khó có thể theo dõi được chính xác tình hình của con ni trong nước.
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP đưa ra quy định cho thay đổi phần khai về cha, mẹ từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi tại giấy khai sinh của con nuôi, quy định này đã kế thừa quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và phân biệt thành hai trường hợp: trường hợp con nuôi là trẻ bị bỏ rơi mà phần khai về cha mẹ còn để trống thì căn cứ vào Giấy chứng nhận ni con nuôi để ghi bổ sung thông tin của cha mẹ nuôi vào phần khai về cha mẹ; trường hợp đã có tên cha mẹ đẻ, nếu hai bên cha mẹ có thỏa thuận thì cũng được thay đổi phần khai của cha mẹ từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết khai sinh cho người con ni cán bộ tư pháp hộ tịch vẫn còn nhầm lẫn và giải quyết sai thủ tục. Chẳng hạn giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ ni có sự thỏa thuận về việc thay đổi phần khai về cha mẹ từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ ni thì phải tiến hành đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ chứ không phải là việc chỉnh sửa trong giấy khai sinh của trẻ theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP. Quy định này là không hợp lý bởi Giấy khai sinh cấp lần đầu cho trẻ là hợp lệ nên không thể