7. Kết cấu của luận văn
1.4 nghĩa của việc thực hiện pháp luật nuôi con nuôi
Bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành đều nhắm tới những mục tiêu chính sách nhất định. Ví dụ: ban hành Luật Bình đẳng giới để nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong xã hội; Luật Giáo dục nhằm giáo dục, đào tạo con người Việt Nam,… và Luật Nuôi con ni nhằm đảm bảo cho trẻ em có cơ hội được sống trong mơi trường gia đình, bảo vệ lợi ích tốt nhất của trẻ em được nhận nuôi. Khi
các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực, yêu cầu đặt ra là phải đạt được những mục tiêu đã đề ra mà tiêu chí cơ bản để đánh giá là việc thực hiện pháp luật, hiệu quả thực hiện pháp luật trên thực tế là thước đo chính xác nhất đối với một văn bản quy phạm pháp luật.
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhưng thực hiện không tốt sẽ làm giảm tính nghiêm minh của hệ thống pháp luật, và có thể dẫn tới việc làm giảm ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, vốn là một trong những yếu tố cản trở lớn nhất đối với hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật.
Trong thực tế cuộc sống, thực hiện pháp luật nói chung có ý nghĩa hiện thực hoá các quy định của pháp luật, biến các quy định ấy từ trong văn bản thành cách xử sự thực tế hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào những quan hệ pháp luật cụ thể. Thực hiện pháp luật nuôi con ni cũng mang ý nghĩa đó. Thơng qua hoạt động thực hiện pháp luật nuôi con nuôi, mục đích của nhà nước khi ban hành Luật Ni con ni được hiện thực hố, qua đó có thể điều hành và quản lý xã hội, có thể thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội trong lĩnh vực ni con ni.
Vì vậy, thực hiện pháp luật ni con ni có các ý nghĩa sau:
- Bảo vệ thiết thực quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền được sống trong mơi trường gia đình của trẻ em, giải quyết được tình trạng trẻ em khơng được ni dưỡng, chăm sóc; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi
- Thực hiện pháp luật ni con ni tốt có ý nghĩa đảm bảo mục đích đưa Luật Ni con ni đi vào cuộc sống và các quy định của pháp luật nuôi con nuôi trở thành hiện thực.
- Thực hiện pháp luật ni con ni nhằm đạt được những mục đích cơ bản của pháp luật nuôi con nuôi, đồng thời qua thực hiện pháp luật ni con ni có thể phát hiện được những hạn chế, bất cập của pháp luật nuôi con
nuôi, để từ đó có cơ sở đưa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung hồn thiện hơn pháp luật về ni con nuôi.
- Tạo cơ chế thuận lợi và sự an toàn về mặt pháp lý cho quan hệ nuôi con nuôi, đảm bảo quyền cơ bản của trẻ em được nhận nuôi một cách hiệu quả nhất.
- Để xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực nuôi con nuôi hoặc những tranh chấp xảy ra trong quan hệ nuôi con nuôi.
Chương 2
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG NHỮNG NĂM QUA
Luật nuôi con nuôi được xây dựng trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ trẻ em, bảo đảm việc cho trẻ em làm con nuôi được thực hiện trên tinh thần nhân đạo, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, minh bạch, góp phần đấu tranh phịng chống hiện tượng mua bán trẻ em hoặc lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi. Lần đầu tiên, pháp luật nước ta đã điều chỉnh thống nhất vấn đề nuôi con nuôi trong nước và ni con ni có yếu tố nước ngoài trong một văn bản Luật, trong đó chú trọng biện pháp bảo đảm tăng cường giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trong nước, việc cho trẻ em làm con ni ở nước ngồi chỉ là biện pháp cuối cùng sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thu xếp được cho trẻ em làm con nuôi trong nước.
Trong phạm vi của luận văn, việc thực hiện pháp luật nuôi con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế được nghiên cứu qua một số nội dung cơ bản sau: nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi; vấn đề thực hiện các điều kiện của việc nuôi con nuôi; hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi và vấn đề chấm dứt nuôi con nuôi. Các nội dung này được phân tích theo Luật Ni con ni, có so sánh với chế định nuôi con nuôi của Luật HN&GĐ năm 2000 trong q trình thực hiện pháp luật ni con nuôi