Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn (Trang 46)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

2.1.2 Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được

nhận làm con ni và người nhận con ni, tự nguyện, bình đẳng, khơng phân biệt nam nữ, khơng trái pháp luật và đạo đức xã hội

Trong q trình ni con ni, lợi ích của trẻ em phải được tính đến trước tiên trong mối tương quan với lợi ích của cha mẹ ni. Việc ni con nuôi phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của các bên liên quan, không phân biệt giữa người nhận con nuôi là nam hay nữ, đơn thân hay đã kết hôn; đồng thời không phân biệt việc con nuôi là trai hay gái nhằm đảm bảo ngun tắc bình đẳng giới trong việc ni con ni và thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử về giới trong việc nuôi con nuôi.

Điều 21 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 đã quy định rằng: Các quốc gia thành viên mà công nhận hoặc cho phép chế độ nhận làm con ni phải đảm bảo rằng những lợi ích tốt nhất của trẻ em là mối quan tâm cao nhất và…[39]. Quyền và lợi ích hợp pháp của con ni phải được đặt lên hàng đầu nhưng bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến lợi ích của cha, mẹ ni. Do vậy, Luật Ni con ni có các quy định vừa đảm bảo quyền và lợi

ích hợp pháp của con ni, vừa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ ni. Bởi vì chỉ khi nào được pháp luật thừa nhận quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì cha, mẹ ni mới có thể n tâm thực hiện đầy đủ trách nhiệm làm cha, mẹ đối với con ni.

Bình đẳng về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Đối với con ni, lợi ích của con ni là điều phải quan tâm trước tiên, vì nó liên quan đến mọi mặt trong cuộc sống và suốt cuộc đời của trẻ, nên nó là yếu tố chi phối có tính quyết định đến việc cho nhận con ni. Do đó, địi hỏi khi quyết định, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cân nhắc kỹ lưỡng về khả năng, điều kiện của cha, mẹ nuôi sao cho việc nuôi dưỡng trẻ em phải được đảm bảo nhất. Đối với cha, mẹ đẻ, việc cho con làm con nuôi chỉ phù hợp với lợi ích của trẻ khi cha mẹ đẻ khơng thể chăm sóc, ni dưỡng con mình tốt nhất vì những lý do sức khỏe, kinh tế hoặc bị cách li khỏi cuộc sống xã hội, cách ly khỏi trẻ theo quy định của pháp luật. Quy định này nhằm đảm bảo đúng mục đích của của việc nuôi con nuôi. Bởi trong thời gian qua, một số trường hợp người nhận con nuôi đã lợi dụng việc ni con ni, có các hành vi bóc lột sức lao động của con ni, xâm phạm tình dục đối với con ni mà lâu nay báo chí đã đưa tin như trường hợp em V, 12 tuổi, ở Châu Đốc, An Giang bị cha nuôi xâm hại; em Nguyễn Thục Phi, 9 tuổi, ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi bị cha mẹ nuôi hành hạ, đánh đập; một cháu bé 2 tuổi ở Pleiku, Gia Lai bị “mẹ nuôi” hành hạ và rao bán với với giá 20 triệu đồng… Những việc làm đó là hồn tồn trái với mục đích của việc nhận ni con ni, trái pháp luật và đạo đức xã hội. Quy định này của Luật Nuôi con ni năm 2010 là cơ sở để phịng ngừa, ngăn chặn, và xử lý những hiện tượng xã hội tiêu cực đó.

Điều 4 Cơng ước Lahay 1993 đã nêu: Những cá nhân, tổ chức và các nhà chức trách mà việc ni con ni cần phải có sự đồng ý của họ đã được tham khảo ý kiến ở mức độ cần thiết và đã được thông báo kỹ lưỡng về những

hệ quả mà sự đồng ý của họ có thể đem lại,… Những cá nhân, tổ chức và các nhà chức trách nói trên đã đồng ý một cách tự nguyện theo những hình thức do pháp luật địi hỏi… Khơng có bất kỳ một sự trả tiền hay bồi thường nào để có được sự đồng ý nói trên [7]

Theo quy định của Luật Ni con ni và Nghị định số 19/2011/NĐ- CP thì trước khi đưa ra sự đồng ý, những người liên quan phải được người lấy ý kiến thơng báo, tư vấn đầy đủ mục đích của việc ni con ni, quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi; quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con khi được cho làm con ni. Sau khi được tư vấn đầy đủ thì ý kiến đồng ý đối với việc cho làm con nuôi của những người liên quan phải hồn tồn tự nguyện, trung thực, khơng bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc. Sự tự nguyện trong việc nuôi con nuôi là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thân phận của người con ni. Sự tự nguyện từ phía bên cho, bên nhận và bên được nhận (đối với trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên) sẽ quyết định việc nuôi con ni có đúng với bản chất của nó khơng.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con ni, Luật Ni con ni đã có các quy định cụ thể tại các điều: Điều 6 về bảo hộ quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi; Điều 11 về quyền được biết nguồn gốc; Điều 13 về các hành vi bị cấm… Các quy định này đều hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Ni con nuôi phải được thực hiện một cách bình đẳng, khơng phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đây là nguyên tắc thể hiện đặc thù của truyền thống văn hóa - xã hội Việt Nam. Sự bình đẳng ở đây thể hiện ở nhiều khía cạnh. Xét về giới tính, việc nuôi con nuôi không phân biệt nam hay nữ. Nếu đủ điều kiện để nhận con nuôi hay để được làm con ni thì dù nam hay nữ đều có cơ hội như nhau. Xét về quyền lợi và lợi ích hợp pháp thì, con ni hay con đẻ đều có quyền và nghĩa vụ bình đẳng như

nhau, cha mẹ ni khơng được phân biệt giữa con đẻ của mình và con ni. Thực tiễn giải quyết việc nuôi con nuôi trong nước cho thấy, người xin nhận con nuôi thường tự liên hệ với gia đình hoặc cơ sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng để xin trẻ em làm con ni, sau đó đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Trong những trường hợp này, họ cũng thường quan tâm đến giới tính của trẻ em cần xin nhận làm con nuôi, thiết nghĩ nếu người nhận con ni thể hiện nguyện vọng chính đáng là muốn nhận trẻ em thuộc một giới tính nào đó (nam hoặc nữ) làm con ni, thì nguyện vọng đó cũng phải được tơn trọng mà khơng nên coi đó là sự phân biệt đối xử. Trong khi đó đại đa số các gia đình cha mẹ ni người nước ngồi khơng nêu ra yêu cầu cụ thể về giới tính của trẻ em cần xin nhận làm con nuôi, mà họ chỉ nêu nguyện vọng chung là muốn nhận một trẻ em nam hoặc nữ làm con nuôi. Nếu căn cứ vào việc lựa chọn giới tính khi nhận trẻ em làm con ni mà kết luận là có sự phân biệt về giới tính để từ chối giải quyết việc ni con ni, thì e rằng quá cứng nhắc và không phù hợp với phong tục, tập quán người Việt Nam.

Một số trường hợp vì tư tưởng lạc hậu, mong muốn sinh bằng được con trai nên đã sinh rất nhiều con gái, sau đó đã cho con gái đi làm con ni hoặc vì mê tín dị đoan nên đã cho con làm con ni người khác, v.v… Đây chính là các trường hợp điển hình thường xảy ra trong thực tiễn, dù vơ tình hay cố ý đều dẫn đến vi phạm nguyên tắc này.

2.1.3 Chỉ cho làm con ni người nước ngồi khi khơng thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước

Đây là nguyên tắc được thừa nhận trong các văn kiện quốc tế. Lời nói đầu của Cơng ước Lahay 1993 về nuôi con nuôi quốc tế đã ghi: “Công nhận rằng, nuôi con nuôi quốc tế là đem lại mái ấm gia đình cho trẻ em khơng tìm được một gia đình thích hợp tại nước gốc của mình” [7].

đề nuôi con nuôi là ưu tiên, chú trọng việc chăm sóc, ni dưỡng và giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trong nước, trên cơ sở kết hợp các hình thức ni dưỡng thích hợp ngay tại cộng đồng; chỉ coi việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngồi là biện pháp thay thế cuối cùng khi khơng thể thu xếp được gia đình ni ở trong nước, tiến tới hạn chế và dần dần chấm dứt việc cho trẻ em làm con ni ở nước ngồi khi các điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam đủ để bảo đảm ni dưỡng, chăm sóc trẻ em ở trong nước.

Nếu việc nuôi dưỡng trong phạm vi gia đình khơng thể thực hiện được thì phải tính đến các biện pháp chăm sóc thay thế ở trong nước, trong đó có việc ni con nuôi. Chỉ sau khi đã xem xét thoả đáng các giải pháp trong nước mà vẫn khơng tìm được mái ấm gia đình cho trẻ thì mới tính đến việc cho trẻ em làm con ni người nước ngồi, và việc đó phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Nhiều nước trên thế giới cũng đã công bố các đạo luật yêu cầu kiểm tra chặt chẽ thủ tục tìm gia đình cha mẹ ni trong nước trước khi giải quyết cho trẻ em làm con ni người nước ngồi.

Trước đây, nguyên tắc này chỉ được quy định trong Thông tư số 08/2006/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện các quy định về ni con ni có yếu tố nước ngoài và chỉ áp dụng chủ yếu đối với trẻ em bị bỏ rơi; cịn các trường hợp khác thì khơng bắt buộc. Việc thơng báo tìm mái ấm gia đình trong nước mới chỉ được thực hiện trên phạm vi một tỉnh trong thời hạn 30 ngày. Với quy định như vậy, không đủ để những người có nhu cầu trong phạm vi tồn quốc có cơ hội nhận trẻ em làm con nuôi.

Mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rõ vấn đề này, tuy nhiên các dữ liệu về trẻ có đủ điều kiện cho làm con ni người nước ngồi hầu như do Giám đốc Trung tâm cơ sở ni dưỡng chi phối, do đó việc giới thiệu trẻ em nào, cho ai chủ yếu thuộc ý chí chủ quan của họ, các cơ sở nuôi dưỡng đã khơng áp dụng các biện pháp tích cực có thể để thu xếp mái ấm cho trẻ ở

trong nước, thay vào đó một số cơ sở ni dưỡng vì lợi ích vật chất nên tích cực tìm bố mẹ ni là người nước ngồi cho trẻ. Cho đến nay toàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như tồn quốc chưa có một cuộc khảo sát đầy đủ để thấy được rằng nhu cầu xin con nuôi trong nước đã thực sự được đáp ứng chưa.

Điều 15 Luật nuôi con nuôi đưa ra quy định về việc tìm gia đình thay thế trong nước, được thực hiện ở ba cấp: xã, tỉnh và trung ương, hết thời hạn này mà khơng có người trong nước nhận làm con ni, thì trẻ em mới được giới thiệu làm con nuôi người nước ngồi. Việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em nhằm bảo đảm trẻ em có hồn cảnh đặc biệt (như trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hồn cảnh khó khăn...) có cơ hội được người trong nước nhận làm con nuôi, được nuôi dưỡng và lớn lên ngay trên đất nước mình, bảo đảm trẻ em có điều kiện hịa nhập tốt vào đời sống cộng đồng dân tộc, với bản sắc văn hố, ngơn ngữ, tơn giáo... của Việt Nam và trở thành công dân tốt cho xã hội. Đây cũng là mục tiêu chung trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Đảng và Nhà nước ta.

Điều 15 Luật Nuôi con nuôi đã quy định biện pháp tìm người nhận ni trong nước như một biện pháp bắt buộc, trước khi giải quyết cho trẻ em làm con ni người nước ngồi và về nguyên tắc được áp dụng đối với mọi trẻ em. Đây là một bước tiến mới trong quy định pháp luật nhằm tăng cường nuôi con nuôi trong nước. Đồng thời Luật Nuôi con nuôi cũng quy định cơng dân trong nước có nhu cầu và nguyện vọng nhận trẻ em làm con nuôi mà chưa xác định được trẻ em cần nhận làm con ni, thì có thể đăng ký nhu cầu với Sở Tư pháp nơi thường trú, nếu có trẻ em để giới thiệu thì Sở Tư pháp giới thiệu người đó đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú để xem xét giải quyết. Đây là những biện pháp tích cực nhằm bảo đảm việc ni con nuôi trong nước, bảo đảm trẻ em có cơ hội tìm được mái ấm gia đình thay thế ngay trên lãnh thổ Việt Nam.

tập quán của người Việt Nam không bao giờ thể hiện nguyện vọng mong muốn nuôi con nuôi một cách cơng khai, cho dù họ có mong muốn tột cùng việc nhận ni con ni thì cũng chỉ một vài người thân của họ biết và sau khi nhận nuôi con ni hồn tất thì họ khơng muốn con ni biết được sự thật họ là cha, mẹ nuôi của trẻ. Điều 16 Luật Nuôi con nuôi đã quy định công dân Việt Nam có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con ni theo quy định nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con ni thì đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp nơi thường trú để được giới thiệu con nuôi. Tuy nhiên, cho đến nay tại Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa nhận được bất cứ nguyện vọng nào của người dân. Hầu hết các trường hợp người dân khi có nguyện vọng nhận con ni thì tự tìm đến các cơ sở dưỡng trẻ mồ côi, bệnh viện phụ sản hoặc qua người quen giới thiệu, tìm một trẻ thích hợp để nhận làm con nuôi, chứ người dân chưa có khái niệm đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký nguyện vọng và chờ đợi kết quả thơng báo có trẻ em từ các cơ quan này.

Theo Thông tư số 08/2006/TT-BTP trước đây thì mỗi khi có trẻ em bị bỏ rơi, khi cho làm con ni người nước ngồi, cơ quan chức năng phải thực hiện việc thơng báo cơng khai tìm mái ấm trong nước cho trẻ trong phạm vi một tỉnh. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy hầu hết những trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, được các cơ sở nuôi dưỡng làm thủ tục thông báo này một cách “hình thức” trước khi cho trẻ em làm con nuôi người nước ngồi. Nay Luật Ni con ni đã quy định cụ thể việc tìm gia đình thay thế phải được thực hiện ở 3 cấp (xã, tỉnh và trung ương), nhưng cho đến nay sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Luật Nuôi con nuôi, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế không nhận được bất cứ danh sách trẻ em nào cần tìm gia đình thay thế từ các cơ sở ni dưỡng, trong khi đó thực tế tại các cơ sở ni dưỡng trên tồn tỉnh hiện vẫn đang nuôi dưỡng rất nhiều cháu bé mồ cơi, bị bỏ rơi cần tìm gia đình

thay thế. Có lẽ đây là một bất cập mà xuất phát chính từ sự nhận thức của các cơ sở nuôi dưỡng khi chưa làm trịn trách nhiệm của mình.

Trong thời gian qua, về cơ bản các cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện tương đối tốt các nguyên tắc trong giải quyết việc nuôi con nuôi, việc nuôi con nuôi đảm bảo đúng mục đích. Ví dụ: UBND phường PH đã từ chối một trường hợp ông bà ngoại xin nhận cháu làm con nuôi do vi phạm điều cấm và không đảm bảo nguyên tác về đạo đức, phong tục tập quán; hoặc Sở Tư pháp từ chối hai hồ sơ của Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi cho trẻ làm con ni người nước ngồi khi chưa thực hiện thủ tục tìm gia đình thay thế ở trong nước. Do thực hiện đúng các nguyên tắc trong

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)