Hệ quả pháp lý của chấm dứt việc nuôi con nuôi

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn (Trang 88 - 91)

7. Kết cấu của luận văn

2.5 Chấm dứt việc nuôi con nuôi

2.5.3 Hệ quả pháp lý của chấm dứt việc nuôi con nuôi

Khi việc ni con ni bị chấm dứt thì quyền và nghĩa vụ giữa con ni và cha mẹ nuôi bị chấm dứt. Các quyền và nghĩa vụ giữa trẻ em và cha mẹ đẻ đươc khôi phục. Trẻ em sẽ được trao trả về gia đình gốc hoặc giao cho cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giám hộ, con ni có quyền lấy lại họ, tên gốc của mình trước đây khi việc ni con ni được chấm dứt hoặc hủy bỏ.

Kế thừa Điều 78 Luật HN&GĐ năm 2000, Luật Nuôi con nuôi quy định rõ hệ quả của việc chấm dứt con nuôi tại Điều 27. Hậu quả của việc chấm dứt ni con ni có mối liên hệ chặt chẽ với hậu quả pháp lý của việc nhận ni con ni, theo đó khi việc ni con ni được xác lập thì những quyền nào của cha mẹ đẻ đối với người con đó bị chấm dứt, thì khi chấm dứt việc ni con ni thì những quyền nào bị chấm dứt trước đây giữa cha mẹ đẻ và con sẽ được khơi phục lại. Có thể hiểu khi việc nuôi con nuôi chấm dứt sẽ phát sinh hậu quả pháp lý theo hướng:

Một là, chấm dứt mọi quan hệ về nhân thân và về tài sản giữa cha mẹ

nuôi và con ni kể từ thời điểm quyết định của Tồ án về chấm dứt việc ni con ni có hiệu lực pháp luật.

Hai là, khôi phục lại quan hệ cha mẹ và con giữa cha mẹ đẻ và người

đã làm con nuôi.

Khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi trước pháp luật thì trách nhiệm cha mẹ của cha mẹ đẻ đã được chuyển giao một cách hợp pháp sang cho cha mẹ nuôi. Giữa cha mẹ nuôi và con ni có tất cả các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con. Do đó, các quyền gắn liền với trách nhiệm của cha mẹ đối với con phải được chuyển sang cho cha mẹ nuôi, như quyền và nghĩa vụ ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục, quyền mang họ tên của cha mẹ nuôi, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con ni gây ra… Khi có quyết định của Tồ án về chấm dứt việc ni con ni thì những quyền và nghĩa vụ nào đã được chuyển giao cho cha mẹ nuôi sẽ được khôi phục đối với cha mẹ đẻ (Khoản 3 Điều 27 Luật nuôi con nuôi).

Khi Quyết định chấm dứt quan hệ ni con ni của Tịa án có hiệu lực thì mọi quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa cha mẹ nuôi và con ni hồn tồn chấm dứt, kể từ thời điểm này các bên khơng có quyền và nghĩa vụ đối với nhau nữa. Giữa con ni và cha mẹ ni khơng có quyền thừa kế đối với khối di sản của nhau, nếu thời điểm mở thừa kế sau khi có quyết định chấm dứt quan hệ ni con ni có hiệu lực.

Việc giải quyết tài sản khi chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi dựa trên nguyên tắc nếu con ni có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó của mình. Trường hợp con ni đã có cơng đóng góp xây dựng khối tài sản chung của gia đình cha mẹ ni thì được trích một phần tài sản chung đó trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên. Nếu các bên khơng thỏa thuận được việc phân chia tài sản đó thì họ có thể u cầu Tịa án giải quyết. Việc giải quyết dựa trên

việc xác định cơng sức đóng góp của người con ni vào khối tài sản chung. Khi quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt, nếu người con ni đã thành niên thì họ có quyền sống độc lập, tự chăm lo cuộc sống riêng của bản thân. Nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình thì Tịa án ra Quyết định giao người đó cho cha mẹ đẻ hoặc cá nhân, tổ chức khác trông nom, ni dưỡng. Điều này hồn tồn phù hợp, vì chỉ như vậy mới bảo đảm cho người chưa thành niên có đủ điều kiện được chăm sóc, giáo dục và phát triển.

Về quyền đối với họ tên, nếu khi đi làm con nuôi, người được nhận làm con nuôi đã được thay đổi họ tên trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo u cầu của cha mẹ ni thì khi quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt người con ni vẫn có quyền mang họ tên đó, cha mẹ ni khơng có quyền bắt buộc con ni từ bỏ họ tên mà con nuôi đang mang. Tuy nhiên nếu người con nuôi đã thành niên hoặc cha mẹ đẻ của người con nuôi chưa thành niên không muốn tiếp tục mang họ tên này nữa thì có quyền u cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định để lấy lại họ tên gốc mà cha mẹ đẻ đã đặt trước đó.

Việc ni con nuôi tại Thừa Thiên Huế các năm qua (từ 2001 đến 2011) diễn ra tương đối ít, đơn giản, đảm bảo về điều kiện, trình tự thủ tục và đúng ngun tắc, mục đích ni con ni nên khơng có trường hợp nào u cầu Tòa án các cấp ở Thừa Thiên Huế chấm dứt việc nuôi con nuôi. Do đó, trong luận văn khơng đề cập đến vấn đề thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết chấm dứt nuôi con nuôi tại Thừa Thiên Huế.

Chương 3

VƢỚNG MẮC, BẤT CẬP TRONG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO HIỆU

QUẢ CỦA VIỆC NUÔI CON NUÔI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1 Khái quát một vài nét về tình hình ni con nuôi tại Thừa Thiên Huế từ năm 2001 đến 2011

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)