Đặc điểm của việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn (Trang 37 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.3 Đặc điểm của việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi

Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi không chỉ mang những đặc điểm của thực hiện pháp luật nói chung mà cịn mang những đặc điểm riêng của nó. Do pháp luật được thực hiện là pháp luật nuôi con nuôi nên việc thực hiện

pháp luật nuôi con nuôi bị chi phối bởi đặc điểm của pháp luật ni con ni. Vì vậy, việc thực hiện pháp luật ni con ni có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, quan hệ ni con ni được hình thành trên cơ sở ý chí, tình

cảm, sự tự nguyện của các bên chủ thể nên việc thực hiện pháp luật nuôi con nuôi được các chủ thể thực hiện chủ yếu bằng việc sử dụng pháp luật. Các chủ thể thực hiện quyền tự do pháp lý của mình để thực hiện hoặc không thực hiện các quyền mà pháp luật ni con ni quy định theo ý chí tự nguyện và phù hợp với tình cảm của mình. Ví dụ: Pháp luật quy định các cá nhân có quyền nhận ni con ni. Tuy nhiên các chủ thể có thực hiện và mong muốn xác lập quan hệ nuôi con nuôi hay không là do chính chủ thể tự nguyện thực hiện và tham gia xác lập quan hệ ni con ni, chứ khơng ai có thể bắt buộc các chủ thể này phải tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi. Để có thể thực hiện hình thức thực hiện pháp luật này địi hỏi mỗi chủ thể trong quan hệ ni con nuôi phải biết được nội dung những quyền mà pháp luật về ni con ni quy định cho mình.

Thứ hai, thực hiện pháp luật nuôi con nuôi chủ yếu là do các chủ thể

trong quan hệ nuôi con ni thực hiện dựa trên ý chí, tình cảm của họ, nó gắn liền với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể nên thường được các chủ thể thực hiện một cách tích cực, chủ động và tự giác. Ví dụ: các chủ thể có quyền tự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ pháp lý của việc nuôi con nuôi (Khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi).

Thứ ba, trong quá trình thực hiện pháp luật ni con ni ln có sự

áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách có thẩm quyền. Ví dụ: việc cơng nhận ni con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi…Đặc biệt là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật nuôi con nuôi hoặc làm chấm dứt quan hệ ni con ni. Trong q trình thực hiện quan hệ cha mẹ con, giữa cha mẹ nuôi và con ni ln có sự

giám sát, kiểm tra của nhà chức trách có thẩm quyền. Hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các chế tài cần thiết để bảo vệ quyền của con ni khi có sự vi phạm.

Thứ tư, việc thực hiện pháp luật ni con ni nói chung địi hỏi phải

tn thủ những hình thức và thủ tục chặt chẽ đối với cá nhân các chủ thể hoặc nhà chức trách có thẩm quyền vì việc ni con ni liên quan đến quyền và lợi ích của gia đình, đến lợi ích của nhà nước, của xã hội và quyền của trẻ em. Do đó, pháp luật xây dựng những quy định cụ thể và người thực hiện phải đảm bảo việc tuân thủ chặt chẽ các quy định đó. Ví dụ: UBND xã phải thực hiện nghiêm túc về trình tự, thủ tục đăng ký ni con ni hoặc người nhận con nuôi không được vi phạm Điều 13 Luật Nuôi con nuôi.

Thứ năm, thực hiện pháp luật ni con ni là một q trình liên tục,

lâu dài, gắn liền với tồn bộ q trình ni con ni, từ khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi đến thực hiện quyền và nghĩa vụ cha mẹ và con, cho đến khi quan hệ ni con ni có thể chấm dứt. Bởi mối quan hệ giữa cha mẹ và con nuôi không chỉ tồn tại khi bắt đầu xác lập quan hệ nuôi con nuôi mà tồn tại trong suốt cuộc đời. Do tính chất ổn định, bền vững, lâu dài của quan hệ nuôi con nuôi nên việc thực hiện pháp luật ni con ni cũng địi hỏi sự liên tục, lâu dài, thường xuyên. Điều đó địi hỏi các cơ quan có thẩm quyền cần thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện pháp luật nuôi con nuôi.

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)