Cần hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn (Trang 132)

7. Kết cấu của luận văn

3.3 Một số kiến nghị nhằm đảm bảo hiệu quả của việc nuôi con

3.3.1 Cần hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi

Để đảm bảo quan hệ pháp luật về Nuôi con ni có tính khả thi cao trên thực tế, việc hồn thiện pháp luật đóng vai trị hết sức quan trọng. Dưới góc độ lập pháp chúng tơi đưa ra một số kiến nghị sau:

- Cần có quy định về độ tuổi tối đa đối với người nhận con ni: Việc ni con ni là hình thành quan hệ cha mẹ và con hợp pháp giữa hai bên, con ni phải được hưởng sự chăm sóc, giáo dục từ cha mẹ ni, do đó cũng cần phải quy định độ tuổi tối đa của cha mẹ nuôi. Một cặp cha mẹ ni trên 70 tuổi thì khó hồn thành được nhiệm vụ chăm sóc, ni dưỡng một đứa trẻ mới sinh, việc chăm sóc giáo dục con ni sẽ bị ảnh hưởng và giảm dần theo năm tháng. Do đó, pháp luật cần quy định độ tuổi tối đa của người nhận nuôi con nuôi là không quá 60 tuổi.

- Điểm d Khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định: người chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em, thì khơng được nhận con nuôi. Như vậy có nghĩa là những người này sau khi được xóa án tích về một trong các tơi nêu trên thì sẽ được nhận ni con ni. Quy định như vậy là chưa hợp lý vì sau khi được xóa án tích, họ được nhận con ni thì liệu rằng họ có tiếp tục có các hành vi phạm tội nêu trên hay không. Nên cần phải quy định những người đã từng bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa

chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em, thì khơng được nhận con ni, để đảm bảo con nuôi được sống trong môi trường tốt nhất.

- Về biện pháp tìm gia đình thay thế: Cần sớm thống kê, lập danh sách và quản lý danh sách các trẻ em cần tìm gia đình thay thế ở từng cấp cụ thể. Việc thơng báo tìm gia đình cho trẻ em phải có quy trình, mục tiêu cụ thể. Sở Tư pháp cần tích cực tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành, nhất là các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, phải tiến hành tất cả các biện pháp thích hợp để tìm mái ấm gia đình cho trẻ em ở trong nước. Chỉ sau khi đã chứng minh rằng, khơng tìm được gia đình cho trẻ em ở trong nước, thì mới giải quyết cho trẻ em làm con ni người nước ngồi. Muốn vậy, cần tăng cường hơn nữa cơng tác xây dựng, hồn thiện thể chế pháp luật, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề ni con ni trong nước, từ đó hướng đến mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

- Đối với việc công nhận nuôi con nuôi thực tế, cần phải gắn với thực tế nhiều hơn, nên bỏ bớt các quy trình, điều kiện khơng cần thiết cho phù hợp với thực tế để có thể thực hiện đăng ký nuôi con nuôi cho những trường hợp nuôi con nuôi thực tế đã phát sinh. Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Nuôi con nuôi quy định: “Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ ni con ni‟‟. Quy định này khó thực hiện bởi không thể xác minh được vào thời điểm phát sinh quan hệ ni con ni các bên có đủ điều kiện về ni con nuôi hay không. Nếu thiếu một trong các điều kiện thì có được cơng nhận là ni con ni thực tế khơng. Vì vậy, Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Nuôi

con nuôi năm 2010 nên sửa lại như sau: „Các bên có đủ điều kiện về ni

phát sinh quan hệ nuôi con ni‟ có như vậy thì các trường hợp ni con

ni thực tế đang tồn tại mới có thể đăng ký được.

- Cần phải bổ sung và làm rõ quy định về vấn đề „hủy việc nuôi con nuôi‟ đối với những trường hợp vi phạm pháp luật trong việc nuôi con nuôi để phân biệt rõ hơn với việc „chấm dứt nuôi con nuôi‟ cũng như bảo vệ quyền lợi của các bên chủ thể và đảm bảo đúng ý nghĩa xã hội của việc nuôi con nuôi.

- Đối với biểu mẫu nuôi con nuôi hiện nay chia thành 2 loại: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi sử dụng cho việc đăng ký nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, được phân cấp cho địa phương tự in và phát hành theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định (Thông tư số 12/2011/TT-BTP); Quyết định về việc cho trẻ em Việt Nam làm con ni nước ngồi sử dụng cho việc đăng ký ni con ni có yếu tố nước ngoài tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, do Bộ tư pháp in và phát hành. Việc quy định biểu mẫu này gây khó hiểu và nhầm lẫn trong sử dụng, nhất là khi được mang sử dụng tại nước ngồi. Do đó cần thống nhất một loại biểu mẫu ni con ni được sử dụng trên tồn quốc để tạo sự thống nhất trong quá trình sử dụng.

- Có quy định chế tài nghiêm đối với những trường hợp cố tình khai báo gian dối, làm sai lệch nguồn gốc của trẻ nhằm mục đích vụ lợi, khơng đúng mục đích, ý nghĩa của việc ni con ni thì tùy theo tính chất, mức độ, đối tượng vi phạm để xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

3.3.2 Tăng cường vai trị của Cơ quan con ni Trung ương

Cục Con nuôi cần được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng để đảm nhiệm được trọng trách nặng nề hơn trong điều kiện nước ta tham gia Công ước Lahay 1993. Trong khuôn khổ Công ước Lahay 1993, Cục Con Nuôi phải trực tiếp tiến hành mọi biện pháp thích hợp nhằm: cung

cấp các thơng tin pháp luật, số liệu thống kê và biểu mẫu chuẩn về nuôi con ni; báo cáo về tình hình thực thi Cơng ước và trong chừng mực có thể, loại bỏ mọi trở ngại đối với việc thực hiện Công ước. Đây là công việc mới, nặng nề và phức tạp, đòi hỏi sự nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm cao của bộ máy cán bộ công chức làm việc trong lĩnh vực nuôi con nuôi.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương để bảo đảm việc giải quyết cho trẻ em làm con ni trong và ngồi nước một cách chặt chẽ, đúng pháp luật luôn là yêu cầu của bất cứ một sự cải cách nào. Cần có sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành ở Trung ương từ công tác hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi, đến việc xử lý từng vụ việc cụ thể. Tuy nhiên cần phải phân công, phân nhiệm cụ thể của từng cơ quan đối với từng khâu trong tồn bộ quy trình giải quyết, xác định rõ hơn sự phối hợp giữa các ngành để xử lý vấn đề gì.

- Thực hiện việc thống kê báo cáo về tình hình nhận ni con nuôi theo định kỳ, nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về vấn đề này trong thực tế.

- Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu thống kê, quản lý tình hình ni con ni trong và ngồi nước theo chuẩn mực của Cơng ước Lahay, trong đó có những tiêu chí về độ tuổi, giới tính, tình trạng nhân thân... của trẻ em để phục vụ cho công tác quản lý.

3.3.3 Về cơ chế

- Giao nhiều nhiệm vụ cho cán bộ tư pháp – hộ tịch cấp xã thì phải có chế độ đãi ngộ cũng như tiêu chí để xét khả năng thực hiện nhiệm vụ của cán bộ tư pháp – hộ tịch, đồng thời cũng có chế tài đối với những trường hợp cán bộ cố tình tiếp tay với người khác để thực hiện hành vi vi phạm trong việc đăng ký nuôi con nuôi. Cán bộ tư pháp- hộ tịch, nhất là cán bộ tư pháp- hộ tịch cấp xã cần phải được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên để đáp ứng được các nhiệm vụ được giao.

- Từng địa phương cần phải ban hành sớm kế hoạch cụ thể cho việc rà sốt tình hình ni con ni thực tế mà chưa đăng ký tại các địa phương để lập hồ sơ, danh sách và thực hiện đăng ký để đảm bảo đúng tiến độ, thời gian và đảm bảo quyền lợi của công dân.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban ngành đồn thể các cấp để thực hiện cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Quán triệt sâu rộng chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đến lãnh đạo các cấp từ tỉnh đến cơ sở và từng gia đình. Từng bước giải quyết các nguyên nhân làm gia tăng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt như: kinh tế gia đình khó khăn, bất ổn trong quan hệ gia đình, bạo lực đối với trẻ em, thiếu quan tâm và phối hợp giữa gia đình và nhà trường...

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các ngành, các cấp và nhân dân nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của trẻ em đối với gia đình, cộng đồng và xã hội. Tăng cường tuyên truyền cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đến tận vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có nhiều trẻ em sinh sống. Nâng cao kiến thức nuôi dạy trẻ cho phụ huynh và kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em gái; phòng chống xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình dục nói riêng; phịng chống tai nạn thương tích trẻ em.

- Xây dựng, củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức phụ trách cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp; bố trí đủ số lượng, nâng cao chất lượng và năng lực tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là cán bộ chuyên trách và cộng tác viên ở xã, phường, thị trấn.

3.3.4 Vấn đề tổ chức thực hiện tại địa phương

- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành kiểm tra, rà soát lại các cơ sở nuôi dưỡng trên địa bàn tỉnh, bảo đảm các cơ sở ni dưỡng phải có đủ các điều kiện để tiếp nhận, chăm sóc và ni dưỡng trẻ em theo quy định của

pháp luật. Đồng thời, kiên quyết đóng cửa các cơ sở nuôi dưỡng không đủ điều kiện, hoặc chỉ thành lập ra để nhằm mục đích “thu gom” trẻ em cho làm con nuôi không đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là các cơ sở không do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

- Chỉ đạo các Sở, ngành tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Công tác thanh tra, kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên, định kỳ và có trọng tâm, trọng điểm, tránh hình thức, đối phó. Nội dung thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào việc tuân thủ các quy định pháp luật khi lập hồ sơ cho trẻ em.

- Giám sát chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ được giao của các Sở, ngành nhằm đảm bảo thực hiện tốt Chỉ thị số 33/2011/CT-UBND ngày 09/9/2011 của UBND tỉnh về việc triển khai thi hành Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh.

KẾT LUẬN

Pháp luật về nuôi con nuôi của Việt Nam đang ngày càng hồn thiện, các Hiệp định hợp tác ni con ni giữa Việt Nam và các nước đã được kí kết, tạo cơ sở pháp lí quan trọng để việc ni con ni được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi. Cùng với quá trình hội nhập hiện nay, quan hệ về nuôi con nuôi ngày càng gia tăng và có tính chất phức tạp, do đó hồn thiện pháp luật về nuôi con nuôi là kênh pháp lý quan trọng bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em được nhận làm con nuôi và người nhận nuôi không bị xâm phạm. Tuy nhiên, khi giải quyết mối quan hệ cho nhận con nuôi trên thực tế không hề đơn giản, đặc biệt là Luật Ni con ni vừa mới có hiệu lực thi hành, cịn thiếu các văn bản hướng dẫn, tác động của Luật chưa thể hiện rõ trong thực tế. Mặt khác, ni con ni là một vấn đề mang tính nhạy cảm và hay gặp vướng mắc trong việc xử lý bởi không chỉ liên quan đến vấn đề pháp luật mà còn liên quan đến nhiều vấn đề xã hội khác. Do đó, việc hồn thiện pháp luật để phù hợp với thực tiễn nuôi con nuôi là rất cần thiết.

Trên cơ sở nhận thức của mình thơng qua cơ sở lý luận và việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi chỉ ra được các bất cập, khiếm khuyết trong các quy định của pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn, đồng thời phân tích đặc điểm, điều kiện, tâm lý của người Việt Nam để đưa ra một số đề xuất, giải pháp cụ thể nhằm hồn thiện pháp luật về ni con ni, góp phần thúc đẩy quan hệ nuôi con nuôi theo đúng đường lối, chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thanh Bình (2002), “Thực hiện pháp luật ở các tỉnh miền núi phía

Bắc nước ta hiện nay - Thực trạng và các phương hướng, giải pháp”,

luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

2. Bộ Tư pháp (2002), Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12 hướng dẫn

thi hành một số điều của Nghị Định số 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hơn nhân và gia đình về quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi, Hà Nội.

3. Chính phủ (2002), Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hơn nhân và gia đình về quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi, Hà Nội.

4. Chính phủ (2006), Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, Hà Nội.

5. Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về

đăng ký và quản lý hộ tịch, Hà Nội.

6. Cục Con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp (2006), “Pháp luật Việt Nam và Điều

ước quốc tế về ni con ni có yếu tố nước ngồi”, Nhà xuất bản tư

pháp, Hà Nội.

7. Cục Con ni quốc tế, Bộ Tư pháp (2007), “Tìm hiểu Cơng ước La Hay

về nuôi con nuôi”, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội.

8. Cục Con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp (2008), “Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện

Nghị định số 68/2002/NĐ-CP trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế”, Hà Nội.

9. Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp (2011), “Tài liệu tập huấn triển khai thực

hiện Luật Nuôi con ni”, Hà Nội.

10. Chính phủ Việt Nam và Unicef (2010), Báo cáo phân tích tình hình trẻ

11. Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2005), Giáo trình Lý luận chung về

Nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

12. Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam,

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)