Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn (Trang 129 - 132)

7. Kết cấu của luận văn

3.2 Một số khó khăn vƣớng mắc trong thực thi pháp luật nuô

3.2.2 Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc

Luật Ni con ni mới có hiệu lực gần 2 năm nên tác động của Luật chưa thể hiện rõ trong thực tế. Tuy nhiên với những vướng mắc được đề cập ở trên có thể thấy do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Một số quy định pháp luật chưa bảo đảm tính khả thi

Theo quy định thì việc quản lý các dữ liệu về trẻ em có đủ điều kiện để giới thiệu làm con ni do cơ sở nuôi dưỡng trực tiếp thực hiện và báo cáo, gửi hồ sơ, danh sách đến cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên cho đến nay tồn tỉnh vẫn chưa triển khai được việc này. Việc kiểm tra hồ sơ của trẻ em, lấy ý kiến của những người liên quan cũng chỉ được thực hiện có tính hình thức.

Luật đã quy định cụ thể thủ tục giải quyết cho, nhận nuôi con ni nhưng cịn chưa bao qt hết các trường hợp như: quy định về thay đổi phần khai của về cha hoặc mẹ đẻ sang cha hoặc mẹ nuôi đối với trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ, chồng; không quy định việc đăng ký

ni con ni q hạn. Do đó, trong quá trình giải quyết các trường hợp cụ thể đã gặp phải vướng mắc, ách tắc không giải quyết được.

Giao nhiệm vụ cho cán bộ tư pháp- hộ tịch quá nhiều, trong khi đó biên chế, năng lực, trình độ, chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ còn hạn chế: Biên chế cho cán bộ tư pháp cấp xã chỉ có 01 người nhưng lại phải kiêm nhiệm nhiều việc nên thiếu tập trung, sự thay đổi thường xuyên trong bố trí cán bộ chuyên trách tư pháp – hộ tịch làm cho cán bộ tư pháp- hộ tịch khơng có tính chun nghiệp, trong khi đó những vấn đề liên quan đến lĩnh vực ni con ni cần có kinh nghiệm và chuyên nghiệp.

Thứ hai: Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn hạn chế

Một số tỉnh miền núi, địa hình đi lại khó khăn, đơng dân số, nhiều dân tộc ít người, nhiều đồng bào giáo dân, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nuôi con nuôi chưa được nhiều và chưa sâu, rộng nên nhận thức của công dân thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ đăng ký việc cho, nhận nuôi con nuôi không đồng đều, đặc biệt việc cho nhận nuôi con nuôi ở các huyện, xã miền núi.

Thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng đối với công tác tuyên tuyên, phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng ký hộ tịch. Một số ban, ngành, đoàn thể chưa thấy hết trách nhiệm của mình, chưa chủ động trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích, động viên người dân nên ý thức chấp hành pháp luật và thực hiện các quyền lợi của công dân chưa cao. Hơn nữa, trình độ dân trí thấp dẫn đến nhận thức của nhân dân, còn nhiều hạn chế, nhất là nhân dân thuộc các dân tộc thiểu số, sống ở vùng sâu, vùng xã, vùng cao và biên giới.

Thứ ba: Thiếu sự đồng bộ trong cơ chế phối hợp giữa các cơ quan

Một trong những bất cập của việc thi hành Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP là thiếu sự đồng bộ trong cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi. Ủy ban nhân dân cấp xã nhiều nơi chưa thực hiện đúng các quy định về việc lập biên bản tình trạng trẻ em bị bỏ rơi, chưa có sự tham gia của Công an cấp xã.

Chưa ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan tư pháp, công an, lao động, thương binh, xã hội. Mối quan hệ giữa Sở Tư pháp và Sở Lao động- Thương binh và Xã hội còn chưa chặt chẽ. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý các vấn đề về tiếp nhận, ni dưỡng, chăm sóc trẻ em, chịu trách nhiệm lập hồ sơ, danh sách của trẻ; Sở Tư pháp chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý trong hồ sơ của trẻ em để giới thiệu làm con nuôi. Dẫn đến những vấn đề liên quan đến lai lịch, nguồn gốc của trẻ em Sở Tư pháp không biết được, do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc cơ sở nuôi dưỡng cung cấp thông tin thiếu đầy đủ và không trung thực. Ngồi ra, cơng tác quản lý đối với các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em còn nhiều sơ hở, một số tổ chức ni dưỡng như Tổ ấm Bình Minh, Tổ ấm Hồng Hơn, Viện Ưu Đàm… do các tổ chức tôn giáo thành lập, khơng có cơ quan nhà nước nào chịu trách nhiệm quản lý về mặt nhà nước.

Sự phối hợp và phân công nhiệm vụ giữa các Sở, ngành chưa nhất quán nên cho đến nay đã gần 2 năm toàn tỉnh chưa lập được danh sách trẻ em được ni tại các cơ sở ni dưỡng cần tìm gia đình thay thế.

Ở cấp Trung ương cịn thiếu sự chỉ đạo chung: hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch quản lý, tiêu chí cho cơ sở bảo trợ xã hội, chưa thống nhất về quản lý tài chính, hỗ trợ nhân đạo từ các tổ chức nước ngoài, nên địa phương còn nhiều lúng túng, chưa nhất quán trong việc quản, sử dụng nguồn viện trợ nhân đạo cho các cơ sở nuôi dưỡng trẻ

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)