2.2. Phân tích thực trạng tài chính của Cơng ty
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm 2009, năm 2010 và năm 2011 cho thấy tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của cơng ty (Bảng 2.15) cụ thể như sau:
Bảng 2.15: Kết quả kinh doanh năm 2009- 2011 của Công ty XNK Vinashin
Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và cung cấp DV
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV
Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính
- Trong đó : Chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế tốn trƣớc thuế
Chi phí thuế TNDN hiện hành Lợi ích thuế TNDN hỗn lại
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011
* Về doanh thu của Công ty:
Doanh thu của Công ty năm 2009 là 10.975 triệu đồng, năm 2010 tăng 804,7% đạt mức 99.287,4 triệu đồng. Năm 2011 lại giảm mạnh xuống còn 22.967,4 triệu đồng (giảm 76,9%).
Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh doanh thu năm 2010 là do dự án đóng tàu 34.000 tấn của Cơng ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng hồn thành, xuất khẩu, và đã làm thủ tục thanh tốn với Cơng ty. Sự giảm sút doanh thu vào năm 2011 một phần là do khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài, ảnh hưởng lớn đến ngành đóng tàu xuất khẩu, Cơng ty khơng thu được các khoản nợ đúng hạn như dự kiến; phần khác là do sau khi có quyết định giải thể, Cơng ty tập trung vào giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trước khi sát nhập vào đơn vị mới; không ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế mới nữa nên khơng có nhiều khoản thu phát sinh.
* Về chi phí của Cơng ty:
Giá vốn hàng bán của Cơng ty tương đối cao, tăng lên vào năm 2010 rồi lại giảm vào năm 2011. Năm 2009 giá vốn hàng bán chiếm 63,7% doanh thu thuần, năm 2010 tăng lên 85,5%, rồi lại giảm xuống 36,7% vào năm 2011. Sự giảm sút này là do Cơng ty khơng nhập khẩu mới các hàng hóa nữa mà chủ yếu xử lý các hàng hóa cịn tồn đọng.
Bên cạnh đó, tổng chi phí kinh doanh (bằng với chi phí quản lý doanh nghiệp đối với trường hợp của Công ty XNK Vinashin) biến động cùng với xu hướng của giá vốn hàng bán và doanh thu thuần, năm 2009 chi phí quản lý doanh nghiệp có giá trị là 7.414 triệu đồng chiếm 67,6% so với doanh thu thuần nhưng sang năm 2010 đã là 23.603,3 triệu đồng chiếm 23,8% so với doanh thu thuần, sang đến năm 2011 thì chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xuống cịn 15.522,5 triệu đồng chiếm 67,6% doanh thu thuần. Mặc dù chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 giảm về giá trị nhưng lại tăng lên về tỷ trọng so với doanh thu thuần. Nguyên nhân là do chi phí quản lý doanh nghiệp giảm chậm hơn doanh thu.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty qua các đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2010 tăng 10.421,4 triệu đồng tương ứng với 261,8% so với năm 2009, năm 2011 lợi nhuận gộp chỉ tăng nhẹ 128,1 triệu đồng tương ứng 0,9% so với năm 2010. Bên cạnh đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và tổng lợi nhuận kế toán trước thuế qua các năm đều tăng mạnh. Năm 2011, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng so với năm 2010 tỷ lệ tương ứng là 433,08% và 3.385%. Lý do của việc tăng này là doanh thu hoạt động tài chính của Cơng ty cao và tăng mạnh qua các năm. Năm 2009 là 57.052 triệu đồng, đến năm 2010 doanh thu hoạt động tài chính đạt 96.335,7 triệu đồng; năm 2011 là 161.878,2 triệu đồng (chủ yếu do lãi từ thanh lý các khoản đầu tư, lãi cho vay mang lại).
* So sánh với Công ty XNK hàng không
Qua số liệu của bảng 2.16 ta thấy, mặc dù tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty XNK Vinashin cao hơn nhiều so với Công ty XNK hàng không nhưng kết quả kinh doanh của Công ty XNK hàng không lại tốt hơn nhiều sơ với Công ty XNK Vinashin. Năm 2009, doanh thu thuần của Công ty XNK hàng không cao hơn Công ty XNK Vinashin 22,4 lần; năm 2010 và 2011 tỷ lệ này tương ứng là 2,4 và 13,6 lần. Doanh thu thuần của Công ty XNK hàng khơng có xu hướng tăng lên trong khi hạng mục này của Công ty XNK Vinashin lại không ngừng giảm xuống. Điều này báo hiệu một sự xuống dốc và bất ổn trong việc kinh doanh của Công ty XNK Vinashin.
Năm 2009 và 2010, lợi nhuận sau thuế của Công ty XNK hàng không đều cao hơn lợi nhuận sau thuế của Công ty XNK Vinashin (năm 2010 cao hơn 3,5 lần). Tuy nhiên đến năm 2011 lại tụt xuống, thấp hơn 9,9 lần. Ngun nhân khơng phải do tình hình kinh doanh của Cơng ty XNK Vinashin tốt lên mà do Công ty đã thu được những khoản này từ doanh thu hoạt động tài chính.
Bảng 2.16: So sánh kết quả kinh doanh giữa Công ty XNK Vinashin và Công ty XNK hàng không Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp DV Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
- Trong đó : Chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Nguồn: Báo cáo tài chính Cơng ty Xuất nhập khẩu Vinashin và luận văn của tác giả
Nguyễn Hương Lý