3.1.4.1. Thị trường xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị tàu thủy
Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt theo quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 đã xác định nhu cầu đóng mới bổ sung, thay thế đội tàu vận tải biển Việt Nam như sau:
oĐội tàu vận tải biển: giai đoạn 2011-2015 là 231 chiếc với tổng tải trọng
4.018.815DWT giai đoạn 2016-2020 là 249 chiếc với tổng tải trọng 3.975.518DWT.
o Tàu chuyên dùng, tàu đặc biệt (tàu cơng trình, cần trục nổi, tàu tìm kiếm cứu nạn, tàu dịch vụ dầu khí, tàu khách trên 300 ghế...) giai đoạn 2011-2015 là 578 chiếc, giai đoạn 2016-2020 là 855 chiếc.
o Hàng năm ngành đóng tàu phải tiếp nhận đội tàu sửa chữa gồm: giai đoạn 2011-2015 là 609 lượt chiếc/năm và năm 2016-2020 là 699 lượt chiếc/năm.
o Các dòng sản phẩm tàu đóng mới, sửa chữa được Tập đồn Cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam định hướng phát triển cụ thể: tàu hàng rời, các dòng tàu Handy, Handymax, Supramax, tàu chở hàng tổng hợp tải trọng đến 34.000DWT, tàu container đến 2.800TEU, tàu chở ôtô từ 3.500-7.000 xe, tàu chở dầu trọng tải tới 80.000 DWT, các loại tàu chun dụng, tàu cơng trình, tàu kéo, tàu đặc biệt...
oTập trung vào các dịng sản phẩm tàu sửa chữa: các loại tàu trọng tải tới
400.000 DWT.
Để thấy rõ hơn giá trị do ngành công nghiệp tàu thủy mang lại, ta xem xét giá trị của các đơn hàng đóng tàu xuất khẩu tại Việt Nam (5 năm gần đây):
Năm 2007: Tổng giá trị đơn hàng xuất khẩu: gần 1.8 tỷ đô la Mỹ Năm 2008: Tổng giá trị đơn hàng xuất khẩu: gần 2,2 tỷ đô la Mỹ Năm 2009: Tổng giá trị đơn hàng xuất khẩu: gần 0,5 tỷ đô la Mỹ Năm 2010: Tổng giá trị đơn hàng xuất khẩu: gần 0,4 tỷ đô la Mỹ Năm 2011: Tổng giá trị đơn hàng xuất khẩu: gần 0,3 tỷ đô la Mỹ
Giai đoạn 2012-2015: Dự báo sản lượng đơn hàng đóng tàu xuất khẩu hàng năm có khả năng tương đương năm 2011 vào khoảng 300 triệu USD.
Giai đoạn 2015-2020: Sản lượng đơn hàng xuất khẩu sẽ phát triển khoảng 15-20% mỗi năm. Đến cuối giai đoạn này, dự kiến Tập đồn sẽ nhận được các đơn hàng có tổng giá trị khoảng 900 triệuUSD/năm.
Đây là giai đoạn mà theo nhận định thị trường khu vực và thế giới nói chung sẽ được phục hồi. Đồng nghĩa với việc thị trường vận tải biển sẽ phát triển trở lại, thúc đẩy ngành cơng nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển tăng theo. Do vậy, Công ty cần bám sát chủ trương chiến lược phát triển của Tập đoàn, định hướng phát triển kinh tế ngành, nắm bắt cơ hội tiếp cận các dự án.
Các dự báo cho thấy nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi và sẽ có tăng trưởng vào đầu năm 2013. Theo đà tăng trưởng chung, thị trường vận tải sẽ cũng phát triển kèm theo dự báo nhu cầu đội tàu cũng sẽ tăng. (Sau giai đoạn khủng
hoảng kinh tế thế giới, 2008-2010 từ quý 3 năm 2011, các nhà sản xuất động cơ diezel tại Hàn Quốc như Doosan Engine, STX đó bận rộn nhận một số các đơn hàng với số lượng nhiều hơn so với cùng kỳ năm 2009. Mặc dù chưa có con số thống kê, nhưng đây có thể coi là một tín hiệu khả quan cho thị trường đóng tàu đang dần phục hồi).
Trong năm 2012, Tập đồn Vinashin đã tập trung hoàn thành đúng tiến độ các hợp đồng đóng tàu theo kế hoạch. Phấn đấu hồn thành bàn giao 85 tàu (trong đó có 55 tàu dở dang) với tổng giá trị hợp đồng là 608,45 triệu USD, bao gồm 20 tàu xuất khẩu có tổng giá trị hợp đồng là 184,6 triệu USD và 65 tàu trong nước tổng giá trị hợp đồng 423,85triệu USD.
Căn cứ theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và cơ cấu giá thành sản phẩm tàu đóng mới, giá trị VTTB sẽ chiếm từ 60-70% giá trị đơn đặt
hàng sau khi trừ đi giá trị nhân cơng và các chi phí khác. Do vậy, tổng ngân sách hàng năm giai đoạn 2012-2015 của các Đơn vị đóng tàu trong tồn Tập đồn dùng cho việc mua sắm VTTB sẽ đạt 3.700 tỷ đồng/năm (tương đương 180 triệu USD) bao gồm: thép tấm, máy chính, máy phát điện, động cơ, hệ trục chân vịt, thiết bị boong, cáp và dây điện, các hệ thống khác....
Bối cảnh suy thối kinh tế diễn ra trên phạm vi tồn thế giới như hiện nay, không chỉ riêng Vinashin, Vinaline, mà hầu hết các hãng tàu lờn tuổi trên thế giới đều lâm vào cảnh “khó như chưa từng thấy”. Số liệu thống kê cho thấy, những tháng đầu năm, nhiều hãng tàu lớn trên thế giới đó phải cũng có những khoản lỗ lớn (quý I/2012, Hanjin lỗ 295 triệu USD, STX Pan Ocean lỗ 103 triệu USD, CMA-CGM lỗ 248 triệu USD). Hãng tàu Korea Lines lớn thứ hai Hàn Quốc, Omega Navigation của Hy Lạp hay Nordic của Đan Mạch... thậm chí phải làm thủ tục phá sản. Nhìn chung thị trường vận tải biển trong và ngồi nước q III – IV/2012 chưa có nhiều tín hiệu tích cực.
Trong tương lai, tình hình thị trường đóng tàu trong nước cũng như quốc tế đều có những biến động thất thường, khó dự đốn được các diễn biến tiếp theo nên cơng tác dự báo thị trường đóng mới và sửa chữa tàu cần phải được xây dựng trên dựa trên các tình huống sau:
+ Nếu thị trường đóng tàu trong nước và thế giới có những bước phục hồi nhanh chóng, các nhà máy đóng tàu có những đơn hàng thường xuyên và sớm ổn định sản xuất (dấu hiệu thị trường tốt). Có thể xảy ra sau năm 2014.
+ Nếu thị trường đóng tàu trong nước và thế giới có những chuyển biến phục hồi chậm, các nhà máy đóng tàu có đơn hàng nhỏ hoặc những lý do khách quan khác (Thị trường ở mức trung bình). Có thể xảy ra sau năm 2015.
+ Nếu thị trường đóng tàu trong nước và thế giới khơng có sự chuyển biến.
Các nhà máy đóng tàu khơng nhận được đơn hàng hoặc những lý do khác (Thị trường xấu). Có thể kéo dài tới sau năm 2016.
3.1.4.2. Thị trường tư vấn xây dựng:
Trong những năm tới, lĩnh vực tư vấn xây dựng khó có thể phát triển do Tập đồn khơng đầu tư xây dựng thêm các nhà máy đóng tàu. Chỉ cũng một số
dự án đầu tư xây dựng nhà máy như Dự án đầu tư xây dựng nhà máy đóng tàu Sơng Cấm cơ sở 2, Dự án đầu tư xây dựng bể thử - Viện khoa học công nghệp tàu thủy, một số dự án đầu tư nâng cao năng lực đóng mới và sửa chữa tàu.
Với thị trường ngoài ngành, các dự án đầu tư xây dựng cơng trình cũng bị cắt giảm. Các đơn vị đóng tàu ngồi ngành cơng nghiệp tàu thủy như: Tổng cơng ty cơ khí giao thơng vận tải Sài Gịn, Nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển Nosco – Vinaline, các nhà máy đóng tàu thuộc Bộ Quốc phịng...
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tình hình tài chính của Cơng ty
3.2.1. Xây dựng và hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ để hướng đến chuẩn mực tài chính, tạo sự minh bạch trong quản lý tài chính, lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả trong công tác này, Công ty cần:
Hồn thiện căn cứ để phân tích tài chính
- Bổ sung một số chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
+ Bổ sung chỉ tiêu khấu hao: Khấu hao là sự khấu hao vào doanh thu hàng năm nhằm 2 mục đích:
Để phản ánh mức độ sử dụng tài sản cố định vào quá trình sản xuất nhằm tập hợp chi phí tinh tốn giá vốn từ đó xác định được lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp, với mục đích này khấu hao là một khoản chi của doanh nghiệp. Nhưng đây là một khoản chi phí tiền và có tính quy ước.
Mỗi năm trừ vào doanh thu một ít để thu hồi lại từng phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ. Với mục đích này, khấu hao là một khoản thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, khấu hao chưa được tách ra khỏi mục giá vốn hàng bán nên có một số chỉ tiêu tài chính khơng thể tính được.
+ 02 chỉ tiêu: Lãi rịng cổ đơng đại chúng và lợi nhuận giữ lại: Hai chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng và là mối quan tâm lớn đối với cổ đông đại chúng khi Cơng ty chuyển đổi hình thức sở hữu sang Cơng ty cổ phần. Ngồi ra, để phân tích được tốc độ tăng trưởng nội tại và tốc độ tăng trưởng bền vững của Cơng ty
thì chi tiêu lợi nhuận giữ lại cũng khơng thể thiếu. Vì vậy khi tiến hành cổ phần hố hai chỉ tiêu này Cơng ty cần đưa vào báo cáo.
- Bổ sung báo cáo thu nhập
Báo cáo thu nhập là một báo báo tài chính ngồi hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc của Bộ tài chính. Tuy nhiên để phục vụ luồng thơng tin đầy đủ cho cơng tác phân tích thì rất cần thiết phải bổ sung báo cáo này. Việc sử dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân tích tài chính dùng cho những quyết định về cơ cấu vốn, sử dụng vốn, các quyết định vốn đầu tư và sử dụng những đòn bẩy... mà hầu như các doanh nghiệp hiện nay không sử dụng, sự hiểu biết của họ về báo cáo thu nhập và các chỉ tiêu trong báo cáo là chưa rõ ràng. Do vậy, Công ty nên đưa báo cáo thu nhập vào hệ thống báo cáo tài chính:
Báo cáo thu nhập thể hiện các nguồn thu mà Cơng ty tạo ra và các khoản chi phí mà Cơng ty phải chi ra để sản xuất và tài trợ hoạt động của mình.
Hồn thiện các chỉ tiêu tài chính
Về cơ bản Cơng ty XNK Vinashin đã thực hiện tính tốn 3 nhóm các chỉ tiêu tài chính: Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn, khả năng thanh toán và tỷ suất sinh lời. Để kết quả phân tích tài chính được tốt hơn, Cơng ty cần mở rộng thêm việc phân tích các chỉ tiêu tài chính sau:
- Khả năng sinh lời và khả năng quản lý tài sản.
- Khả năng quản lý nợ và khả năng thanh tốn.
- Chỉ tiêu phân tích tổng hợp tình hình tài chính (đẳng thức Du Pont, địn bẩy).
Hồn thiện quy trình phân tích tài chính
Hiện nay quy trình phân tích tài chính của Cơng ty q sơ sài, nên khi thực hiện phân tích rất khó hình dung ra các bước làm, công việc cần làm, người thực hiện luôn bị động, khơng có sự chuẩn bị, kết quả là khơng đảm bảo tính logic của cơng việc và kết quả phân tích khơng thể cao.
3.2.2. Xử lý triệt để các khoản nợ, quản lý các khoản phải thu
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng thương mại là một hình thức tài trợ tiện lợi và linh hoạt trong kinh doanh, giúp Cơng ty tìm kiếm được nhiều khách
hàng hơn, tạo cơng ăn việc làm và làm tăng doanh thu, nhưng với khoản phải thu lớn (do đặc thù ngành nghề nên mỗi một khách hàng với công ty đều là khách hàng lớn) sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu, lợi nhuận của Cơng ty. Vì vậy, Cơng ty cần có chính sách xúc tiến thu hồi vốn nhanh để đảm bảo quá trình kinh doanh hoạt động bình thường. Mặt khác, kinh doanh trong cơ chế thị trường, bán chịu hàng hố trở thành một cơng cụ khuyến mại của người bán mà vai trò của nó là khơng thể phủ nhận được trong việc thu hút thêm khách hàng mới và tăng doanh thu cho Công ty. Do vậy, đồng thời với việc xây dựng một chính sách bán chịu hợp lý Cơng ty cần phải quản lý tốt khoản phải thu. Chính sách bán chịu khơng chỉ liên quan đến tăng hoặc giảm khoản phải thu mà cịn liên quan đến khả năng thu hồi cơng nợ. Chính sách bán chịu sé kéo theo hậu quả là tổn thất do nợ không thể thu hồi tăng lên và kỳ thu tiền bình qn cũng tăng lên. Do đó khi hoạch định chính sách bán chịu, ngồi việc so sánh lợi nhuận gia tăng và chi phí đầu tư khoản phải thu, cơng ty cần phải tính đến tổn thất do nợ khơng thu hồi được.
Để nâng cao hiệu quả thu hồi nợ và kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu trong phạm vi cho phép. Công ty cần tiến hành các công việc sau:
Tổ chức một một tổ chuyên trách làm việc với các đối tác để rà sốt, đối chiếu cơng nợ và xây dựng phương án xử lý, hoạt động theo kế hoạch và có chế độ báo cáo định kỳ.
- Theo dõi chặt chẽ về thời hạn các khoản nợ đặc biệt là các khoản nợ cũ mà các đơn vị đang chiếm dụng. Có thể đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ bằng cách giảm nợ cho các đối tác trả nợ trước hạn ở một mức có thể chấp nhận. Cịn các khoản nợ đã vượt thời hạn quá lâu, khơng có khả năng thu hồi do đối tác gặp khó khăn thì nên khuyến khích trả bằng cách giảm nợ mạnh tùy thuộc vào khả năng trả của đối tác. Đối với các Công ty khơng trả, muốn chiếm giữ vốn thì u cầu cơ quan chức năng can thiệp. Đối với các khoản nợ quá hạn, Công ty nên cử cán bộ chuyên trách khâu thu hồi nợ, thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đốc thúc thu hồi nợ để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Tuy nhiên Công ty cần xem xét chi phí địi nợ và nợ được trả để đưa ra đề xuất đúng đắn.
- Nghiên cứu tình hình tài chính của khách hàng để đảm bảo khách hàng sẵn sàng trong tình trạng trả được nợ. Hơn nữa, Cơng ty cần phải thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng, có thể phân cơng quản lý theo từng loại khách hàng.
- Thường xuyên đối chiếu công nợ sẽ giúp Công ty thấy được những khoản nợ nào đã quá hạn, những khoản nợ nào đã đến hạn để có biện pháp thu hồi và trích lập dự phịng các khoản phải thu khó địi.
- Cơng ty nên quy định rõ phương thức và thời hạn trả tiền cụ thể, các điều khoản vi phạm hợp đồng, thời hạn thanh toán và các điều kiện liên quan trong các hợp đồng ký kết để tránh tình trạng tranh chấp, bất đồng trong khi thực hiện hợp đồng. Cơng ty nên nghiên cứu trước tình hình tài chính của những đối tác mới xem họ có khả năng chi trả hay khơng, dự tốn trước để xem xét có nên hợp tác hay khơng. Đồng thời Cơng ty cần nghiên cứu để đưa ra các giải pháp thu hồi nợ đúng kỳ hạn mà vẫn giữ được các mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng.
3.2.3. Chủ động xây dựng phương án xử lý hàng tồn kho
Xây dựng phương án xử lý háng tồn kho trong các năm tới để thu hồi vốn phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tồn kho có tác động tích cực là giúp Cơng ty chủ động hơn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chủ động trong việc hoạch định sản xuất, tiếp thị nhằm khai thác thoả mãn tối đa nhu cầu thị trường. Tuy nhiên duy trì tồn kho cũng có mặt trái của nó là làm phát sinh chi phí liên quan đến tồn kho bao gồm chi phí bảo quản, chi phí bến bãi và cả chi phí cơ hội do vốn kẹt lại trong đầu tư vào tồn kho. Do vậy Công ty cần xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và phí tổn của duy trì hàng tồn kho.
Do yêu cầu của từng dự án khác nhau qua các năm mà cơng ty có khối lượng hàng nhập kho lên xuống thất thường, và do công ty thường nhập hàng theo nhu cầu đặt trước với thời gian dài (Do lo sợ giá lên và hàng về không kịp cho gia cơng lắp đặt) nên điều đó làm chi phí tăng do hao hụt, bảo quản, bốc xếp.