Cơ cấu nguồn vốn của công ty XNK hàng không qua các năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tình hình tài chính công ty xuất nhập khẩu vinashin (Trang 50)

Nguồn: Báo cáo tài chính Cơng ty Xuất nhập khẩu Vinashin và luận văn của tác giả Nguyễn Hương Lý

Từ các hình 2.2 và 2.3 ta thấy, Cơng ty XNK hàng khơng tuy có tỷ lệ nợ phải trả cao nhưng vẫn thấp hơn so với Công ty XNK Vinashin. Năm 2009, 2010, và 2011 tỷ lệ nợ phải trả tương ứng là 72,03%; 67,05%; và 71,94%. Với tỷ lệ nợ phải trả này, Công ty XNK hàng không đã vận dụng tối đa các luồng tài chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư, đem lại lợi nhuận cao nhất với các chi phí tối thiểu nhất. Cịn đối với Cơng ty XNK Vinashin, với một tỷ lệ nợ phải trả cao như vậy thì tài sản của cơng ty chủ yếu được tài trợ bằng nguồn

tiền đi vay. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản, khả năng trả nợ của Công ty rất lớn.

Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh phải nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ đóng tàu là những hàng hóa có giá trị lớn nên nợ phải trả của cơng ty có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề là do nợ ngắn hạn của công ty cao (chiếm 100% nợ phải trả), chủ yếu được cấu thành từ vay ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của Công ty. Chi tiết được minh họa trong bảng 2.7:

Bảng 2.7: Cơ cấu nợ ngắn hạn của Công ty từ 2009-2011

Chỉ tiêu

Vay ngắn hạn Phải trả người bán Người mua trả tiền trước Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Chi phí phải trả Phải trả nội bộ

Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác

Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Tổng nợ ngắn hạn

Nguồn: Báo cáo tài chính Cơng ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011

Để tài trợ cho việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh công ty đã tăng cường vay nợ ngân hàng và gia tăng các khoản phải trả người bán, tiền ứng trước của người mua, các khoản phải nộp Nhà nước, các chi phí phải trả, phải trả nội bộ.... Công ty tăng các khoản nợ phải trả (hay nợ ngắn hạn trong trường hợp này)

rộng vay nợ để mở rộng hoạt động kinh doanh đây là chính sách đúng đắn. Vì vay nợ sẽ mang lại cho Cơng ty lợi thế về thuế, làm cho hiệu quả sử dụng về vốn chủ

tăng lên. Tuy nhiên, khi sử dụng nợ mà khơng mang lại hiệu quả thì sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro cho Cơng ty, có thể làm giảm khả năng thanh tốn.

Nhìn vào bảng 2.8 ta thấy, tỷ lệ tài sản cố định giảm dần qua các năm, đồng nghĩa với tỷ lệ tài sản lưu động tăng dần qua các năm. Năm 2011, công ty sử dụng 0,01% tài sản cố định và 99,99% tài sản lưu động. Cơ cấu này có sự chênh lệch rất lớn giữa tài sản cố định và tài sản lưu động, một phần là do đặc thù kinh doanh, Công ty không phải là một công ty sản xuất mà là công ty thương mại chuyên về xuất nhập khẩu; phần khác là do Cơng ty đã có quyết định sát nhập với một đơn vị khác của Tập đồn, do đó những tài sản khơng cịn phù hợp với nhiệm vụ của Công ty trong giai đoạn mới được thanh lý theo đúng thủ tục, quy định của Công ty.

Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu đánh giá tài sản và nguồn vốn của Cơng tyChỉ tiêu Chỉ tiêu

1. Bố trí cơ cấu tài sản

- Tài sản cố định/Tổng tài sản - Tài sản lưu động/Tổng tài sản 2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn - Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn

- Nguồn vốn sở hữu/Tổng nguồn vốn

Nguồn: Báo cáo tài chính Cơng ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011

Về cơ cấu nguồn vốn, năm 2011, nợ phải trả chiếm 96,74% và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 3,26%. Như vậy, có thể thấy cơ cấu vốn luôn nằm trong khoảng nguy hiểm. Hệ số nợ của Công ty qua các năm đều nằm ở mức rất cao, lớn hơn 90% cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của Cơng ty là rất thấp.

2.2.2. Phân tích các chỉ số tài chính

2.2.2.1. Nhóm các chỉ số thanh khoản

* Khả năng thanh tốn hiện hành

Cơng ty có khả năng thanh toán được các khoản nợ sắp đáo hạn. Do giá trị tài sản lưu động và giá trị nợ ngắn hạn của Công ty ổn định qua các năm nên hệ số thanh toán hiện hành cũng tương đối ổn định trong giai đoạn 2009-2011.

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoảnCác chỉ số thanh khoản Các chỉ số thanh khoản

Hệ số thanh toán hiện hành Hệ số thanh khoản nhanh

Nguồn: Báo cáo tài chính Cơng ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011

* Khả năng thanh toán nhanh

Hệ số thanh khoản nhanh của Công ty tăng dần qua các năm. Năm 2009 là 0,85 lần, năm 2010 là 0,95 lần, năm 2011 là 1,03 lần. Nguyên nhân do giá trị hàng tồn kho giảm dần qua các năm. Năm 2011 hệ số này lớn hơn 1 có nghĩa là Cơng ty có khả năng thanh tốn các khoản nợ vay mà không cần bán hàng tồn kho.

Tuy nhiên, phần lớn tài sản lưu động sử dụng để tính tốn hệ số này là các khoản phải thu nên Cơng ty cần có sự phân tích sâu bản chất của các khoản phải thu để có cách nhìn đúng về khả năng thanh tốn của Cơng ty. Trong trường hợp các khoản phải thu không được trả đúng hạn như mong muốn, Công ty sẽ gặp rắc rối trong vấn đề thanh tốn nợ vay. Do đó, để tăng cường khả năng tài chính Cơng ty cần gia tăng các tài sản lưu động khác.

2.2.2.2. Nhóm các hệ số về khả năng sinh lời

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lờiCác chỉ số sinh lợi Các chỉ số sinh lợi

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Nguồn: Báo cáo tài của Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011

Qua số liệu từ bảng 2.10 cho thấy, tỷ số ROS, ROA và ROE được cải thiện qua các năm.

Năm 2009, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu ROS là -24,7%, năm 2010 tăng lên 0,72%. Nguyên nhân do cả doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều tăng

lên đáng kể (doanh thu thuần tăng 805% và lợi nhuận sau thuế tăng 127%). Năm 2011, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu tăng lên rất cao (108,36%). Nguyên nhân chính là do lợi nhuận sau thuế tăng lên (3.385%) trong khi doanh thu thuần giảm xuống (-76,9%). Điều này đồng nghĩa với việc một đồng doanh thu thuần tạo ra lợi nhuận sau thuế ngày càng tăng lên.

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) và -0,21%, 0,06% và 1,92% tương ứng với các năm 2009, 2010 và 2011. Mặc dù tỷ lệ ROA tăng lên qua các năm nhưng nhìn chung Cơng ty sử dụng tài sản với hiệu quả khơng cao.

R O S , R O A , R O E ( % ) 120,00 100,00 80,00 60,00 40,00 20,00 0,00 -20,00 -40,00

Hình 2.4: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Nguồn: Số liệu từ bảng 2.10

Bên cạnh đó, tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2009 đạt -12,22%; năm 2010 đạt 3,46%; năm 2011 đạt 74,86%. Các con số này cho thấy Cơng ty ngày sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn chủ sở hữu.

Từ phân tích trên có thể thấy, năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu Cơng ty làm ăn khơng có lãi, do đó các tỷ số ROS, ROA và ROE đều nhỏ hơn 0. Hai năm tiếp đó, khi tình hình kinh tế dần hồi phục, cơng việc kinh doanh của Công ty trở nên ổn định hơn, doanh thu thuần, vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế đều tăng. Điều này dẫn đến ROS, ROA và ROE đều tăng lên đáng kể; đồng nghĩa với việc Công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả.

2.2.2.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý tài sản

Nhóm tỷ số phản ánh khả năng quản lý tài sản có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý tài sảnChỉ tiêu Chỉ tiêu Kỳ thu tiền bình qn Vịng quay tổng tài sản Vịng quay TSCĐ Vịng quay TSLĐ Vịng quay hàng tồn kho

Nguồn: Báo cáo tài chính của Cơng ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011

* Kỳ thu tiền bình quân:

Kỳ thu tiền bình qn được sử dụng trong phân tích tài chính để đánh giá khả năng thu hồi tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày.

Năm 2009, Công ty cần 32.136 ngày để thu lại các khoản phải thu. Năm 2010, do tốc độ tăng doanh thu thuần nhanh hơn (805%) so với giá trị bình quân các khoản phải thu (4%) nên kỳ thu tiền bình quân của Cơng ty giảm xuống cịn 3.681 ngày. Năm 2011, trong khi giá trị bình quân các khoản phải thu tăng lên thì doanh thu thuần lại giảm xuống nên kỳ thu tiền bình quân cũng tăng lên đến 18.639 ngày. Do các hàng hóa cơng ty kinh doanh có giá trị lớn đồng nghĩa với việc giá trị các khoản phải thu lớn nên kỳ thu tiền bình quân cũng lớn hơn so với một số ngành nghề khác.

* Vòng quay tài sản cố định:

Do giá trị tài sản cố định của công ty thấp nên khả năng quay vòng nhanh hơn hẳn so với tài sản lưu động. Năm 2011, số vòng quay TSCĐ là 122,15 lần, trong khi năm 2010 là 259,02 lần và năm 2009 là 18,79 lần. Nguyên nhân chính của sự thay đổi này là sự biến động về doanh thu thuần. Giá trị tài sản cố định giảm dần qua các năm, trong khi doanh thu tăng đột biến vào năm 2010 nên vòng quay tài sản cố định cũng tăng lên rất cao; năm 2011, tuy có giảm so với

năm 2010 nhưng cũng vẫn rất cao. Tỷ số vòng quay TSCĐ cao phản ánh vốn cố định được sử dụng một cách có hiệu quả vào q trình sản xuất kinh doanh.

* Vịng quay tài sản lưu động:

Chỉ tiêu vòng quay TSLĐ sẽ cho biết rõ hơn hiệu quả sử dụng toàn bộ TSLĐ của doanh nghiệp.

Cũng như vòng quay tài sản cố định, vòng quay tài sản lưu động cũng tăng lên vào năm 2010 (từ 0,01 vòng năm 2009 lên 0,08 vòng), rồi lại giảm xuống 0,02 vòng năm 2011. Do giá trị tài sản lưu động của Cơng ty lớn nên vịng quay tài sản lưu động không cao. Sự biến động này chủ yếu do biến động về doanh thu.

Hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng của các thành phần trong TSLĐ. Tỷ số phản ánh vòng quay TSLĐ càng cao chứng tỏ công ty sử dụng tài sản có hiệu quả. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị TSLĐ, trong khi hầu hết các tài sản khác đều giảm qua các năm thì giá trị các khoản phải thu vẫn tăng lên. Đây chính là tác nhân chủ yếu gây lên hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Cơng ty khơng cao.

* Vịng quay tổng tài sản:

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản chịu ảnh hưởng của cả hiệu suất sử dụng TSCĐ và TSLĐ. Sự biến động của vòng quay tổng tài sản gần như trùng khít với sự biến động của tài sản lưu động, điều này đồng nghĩa với việc hầu hết tài sản được cấu thành từ tài sản lưu động. Để hiệu suất sử dụng tổng tài sản được cải thiện thì phải cải thiện hiệu suất sử dụng tài sản lưu động. Do đó, giảm các khoản phải thu sẽ làm tăng tốc độ luân chuyển vốn. Do vậy, việc lập ra kế hoạch, xây dựng chính sách bán hàng hợp lý, quản lý tốt các khoản phải thu, thu hút thêm nhiều khách hàng, đối tượng khách hàng khác nhau làm tăng doanh thu công ty là hết sức cần thiết.

* Vòng quay hàng tồn kho:

Năm 2009 số vòng quay hàng tồn kho là 0,04 vòng, năm 2010 là 0,61 vòng và năm 2011 là 0,21 vịng. Mặc dù giá trị hàng tồn kho bình qn giảm dần qua các năm nhưng số vòng quay hàng tồn kho vẫn thấp. Điều này do giá trị hàng

tồn kho lớn hơn hẳn so với giá vốn hàng bán. Số vòng quay hàng tồn kho thấp đồng nghĩa với việc hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều, gây lãng phí nguồn lực của Cơng ty.

2.2.2.4. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý nợ

Thơng qua việc phân tích các chỉ tiêu trong bảng dưới đây sẽ thấy được cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Cơng ty có đảm bảo an tồn cho khả năng trả nợ và với tốc độ tăng giảm nợ qua các năm như vậy có ảnh hưởng gì đến khả năng huy động vốn trong tương lai của Công ty hay không.

Bảng 2.12: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng quả lý nợChỉ tiêu Chỉ tiêu

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số khả năng trả lãi

Nguồn: Báo cáo tài chính và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011

Qua số liệu trong bản 2.12 ta thấy:

* Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Hệ số nợ của công ty tương đối cao và ổn định qua các năm. Hệ số nợ tương ứng với các năm 2009, 2010, 2011 là 0,98 lần; 0,98 lần; 0,97 lần. Hệ số này ổn định là do tổng tài sản bình quân và tổng nợ bình quân cùng tăng hoặc cùng giảm với tỷ lệ tương đối cân bằng qua các năm. Năm 2010, tổng tài sản bình quân giảm 2%, trong khi tổng nợ bình quân giảm 1% so với năm 2009. Tổng tài sản giảm do có sự sụt giảm trong cả TSCĐ và TSLĐ. Tuy lượng tài sản giảm không nhiều nhưng cũng cho thấy Công ty chịu sự ảnh hưởng của suy thối kinh tế và tình trạng khó khăn chung của Tập đồn Vinashin. Năm kế tiếp, tổng tài sản bình quân tăng 4% và tổng nợ bình quân tăng 2%. Trong năm này, mặc dù TSCĐ giảm nhưng do TSLĐ tăng nên tổng tài sản vẫn tăng lên. Do tổng

tài sản bình quân tăng nhiều hơn tổng nợ bình quân nên hệ số nợ có giảm một chút (0,15%) so với năm 2010.

Mặc dù hệ số nợ của Công ty giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao. Với hệ số nợ cao như thế này vừa có lợi nhưng cũng vừa bất lợi cho Cơng ty: có lợi vì chi phí của nợ thường thấp hơn chi phí của vốn chủ sở hữu, chi phí trả lãi vay đối với những khoản nợ phải trả lãi sẽ tạo ra một khoản tiết kiệm nhờ thuế, đồng thời hệ số nợ cao thì khi Cơng ty có lãi sẽ phát huy tác dụng địn bẩy tài chính tức là làm khuếch đại tỷ số lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu. Do đó, Cơng ty cần cân nhắc vốn chủ sở hữu, vốn vay đối với kế hoạch tài sản.

* Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mơ tài chính của doanh nghiệp. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

Năm 2010 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 59,59 lần; năm 2011 giảm xuống còn 37,82 lần. Tuy đã giảm nhưng tỷ số này vẫn còn rất cao. Điều này có nghĩa là tài sản của Cơng ty được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ. Do đó, khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn, nhất là trong thời kỳ toàn bộ nền kinh tế rơi vào khủng hoảng như giai đoạn này.

Nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là Cơng ty đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên Cơng ty có thể gặp rủi ro trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tình hình tài chính công ty xuất nhập khẩu vinashin (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w