Các chỉ tiêu phản ánh khả năng quả lý nợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tình hình tài chính công ty xuất nhập khẩu vinashin (Trang 58)

Thơng qua việc phân tích các chỉ tiêu trong bảng dưới đây sẽ thấy được cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Cơng ty có đảm bảo an tồn cho khả năng trả nợ và với tốc độ tăng giảm nợ qua các năm như vậy có ảnh hưởng gì đến khả năng huy động vốn trong tương lai của Công ty hay không.

Bảng 2.12: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng quả lý nợChỉ tiêu Chỉ tiêu

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số khả năng trả lãi

Nguồn: Báo cáo tài chính và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011

Qua số liệu trong bản 2.12 ta thấy:

* Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Hệ số nợ của công ty tương đối cao và ổn định qua các năm. Hệ số nợ tương ứng với các năm 2009, 2010, 2011 là 0,98 lần; 0,98 lần; 0,97 lần. Hệ số này ổn định là do tổng tài sản bình quân và tổng nợ bình quân cùng tăng hoặc cùng giảm với tỷ lệ tương đối cân bằng qua các năm. Năm 2010, tổng tài sản bình quân giảm 2%, trong khi tổng nợ bình quân giảm 1% so với năm 2009. Tổng tài sản giảm do có sự sụt giảm trong cả TSCĐ và TSLĐ. Tuy lượng tài sản giảm không nhiều nhưng cũng cho thấy Cơng ty chịu sự ảnh hưởng của suy thối kinh tế và tình trạng khó khăn chung của Tập đồn Vinashin. Năm kế tiếp, tổng tài sản bình quân tăng 4% và tổng nợ bình quân tăng 2%. Trong năm này, mặc dù TSCĐ giảm nhưng do TSLĐ tăng nên tổng tài sản vẫn tăng lên. Do tổng

tài sản bình quân tăng nhiều hơn tổng nợ bình quân nên hệ số nợ có giảm một chút (0,15%) so với năm 2010.

Mặc dù hệ số nợ của Công ty giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao. Với hệ số nợ cao như thế này vừa có lợi nhưng cũng vừa bất lợi cho Cơng ty: có lợi vì chi phí của nợ thường thấp hơn chi phí của vốn chủ sở hữu, chi phí trả lãi vay đối với những khoản nợ phải trả lãi sẽ tạo ra một khoản tiết kiệm nhờ thuế, đồng thời hệ số nợ cao thì khi Cơng ty có lãi sẽ phát huy tác dụng địn bẩy tài chính tức là làm khuếch đại tỷ số lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu. Do đó, Cơng ty cần cân nhắc vốn chủ sở hữu, vốn vay đối với kế hoạch tài sản.

* Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mơ tài chính của doanh nghiệp. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

Năm 2010 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 59,59 lần; năm 2011 giảm xuống còn 37,82 lần. Tuy đã giảm nhưng tỷ số này vẫn cịn rất cao. Điều này có nghĩa là tài sản của Công ty được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ. Do đó, khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn, nhất là trong thời kỳ toàn bộ nền kinh tế rơi vào khủng hoảng như giai đoạn này.

Nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là Cơng ty đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên Cơng ty có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao (có khi lên đến 18-21%). Mặc dù, việc sử dụng nợ có ưu điểm là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.

* Tỷ số khả năng trả lãi

Năm 2009, tình hình kinh doanh của Cơng ty khơng được khả quan. Lợi nhuận trước thuế và lãi không đủ để trả lãi vay. Tỷ số khả năng trả lãi là 0,98

lần. Năm 2010 và 2011 tỷ số này tăng lên tương ứng là 1,01 lần và 1,19 lần. Tuy tỷ số này đã lớn hơn 1 nhưng khả năng trả lãi vay của Cơng ty vẫn cịn thấp. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng sinh lợi của tài sản thấp.

Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm lợi nhuận trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà cơng ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh tốn và vỡ nợ. Để khơng bị rơi vào tình trạng này, Cơng ty cần tạo ra một độ an tồn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh tốn cho các khoản nợ của mình.

Nhìn chung khả năng quản lý nợ của cơng ty có xu hướng được cải thiện, hệ số nợ trên tài sản và hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Công ty đã giảm xuống, đồng thời hệ số khả năng thanh toán lãi vay của Công ty được tăng lên. Việc Công ty chủ yếu sử dụng nợ để hoạt động sản xuất kinh doanh là tốt nó có tác dụng khuyếch đại khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu khi Công ty sử dụng nợ có hiệu quả. Nhưng nó sẽ có tác dụng ngược lại nếu Cơng ty khơng có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, phân bổ vốn một cách hợp lý. Vì vậy trong tương lai Cơng ty cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng nợ từ đó giúp cải thiện tình hình tài chính của Cơng ty.

2.2.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh tốn

* Phân tích tình hình thanh tốn:

Phân tích tình hình thanh tốn cho thấy Công ty đi chiếm dụng vốn của đối tác hay bị đối tác chiếm dụng vốn. Tình hình thanh tốn của cơng ty trong giai đoạn 2009-2011 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.13: Tình hình thanh tốn của Cơng ty XNK Vinashin

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Các khoản phải thu

Phải thu nội bộ ngắn hạn

Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng Các khoản phải thu khác

Dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi

Các khoản phải thu dài hạn

Các khoản phải trả

Nợ ngắn hạn

Vay và nợ ngắn hạn Phải trả người bán Người mua trả tiền trước

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Phải trả người lao động

Chi phí phải trả Phải trả nội bộ

Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác Dự phòng phải trả ngắn hạn

Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Nợ dài hạn

Chênh lệch (Các khoản phải thu – Các khoản phải trả)

Bảng 2.13 và hình 2.5 cho thấy các khoản phải trả của Cơng ty ln trong tình trạng lớn hơn các khoản phải thu. Năm 2009, các khoản phải trả cao gấp 1,3 lần các khoản phải thu. Tỷ lệ này năm 2010 và 2011 là 1,1 lần và 1,0 lần. Những con số này phản ánh Công ty đã chiếm dụng vốn của đối tác.

* Phân tích khả năng thanh tốn

Bảng 2.14: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toánChỉ tiêu Chỉ tiêu

Hệ số thanh khoản hiện hành Hệ số khả năng thanh tốn nhanh Hệ số khả năng thanh tốn ngắn hạn Vịng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải trả Kỳ thu tiền bình qn

Nguồn: Báo cáo tài chính của Cơng ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011

Qua phân tích trên cho thấy hệ số thanh khoản hiện hành, hệ số khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của cơng ty đều lớn hơn 1 điều này cho thấy tổng tài sản của Cơng ty có khả năng thanh tốn hết các khoản nợ và những tài sản của Cơng ty có thể chuyển đổi trong thời gian dưới 1 năm có thể thanh tốn cho nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, phần lớn tài sản lưu động được cấu thành từ các khoản phải thu ngắn hạn nên khi có phát sinh trong việc thu hồi các khoản nợ này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh tốn của Cơng ty.

Hệ số thanh tốn nhanh của cơng ty tăng lên qua các năm (0,81 lần năm 2009; 0,95 lần năm 2010; 1,03 lần năm 2011) cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền của Công ty ngày càng tăng. Đây là dấu hiệu tích cực đối với cơng ty và các chủ nợ.

Năm 2011, vòng quay các khoản phải thu (0,02 lần) giảm hẳn so với năm 2010 (0,1 lần). Nguyên nhân chính là do doanh thu trong năm 2011 giảm mạnh. Mức độ bị chiếm dụng vốn của Công ty tăng nhẹ so với năm 2010 trong khi tình

hình thu hồi nợ của Cơng ty đã tăng lên đột biến (kỳ thu tiền bình quân năm 2011 là 18.639 ngày).

Về mức độ chiếm dụng vốn, vịng quay các khoản phải trả có xu hướng giảm xuống, năm 2009 có hệ số 0.06 lần, năm 2010 và 2011 là -0,04 lần. Nhìn chung, số vịng quay các khoản phải trả của Công ty quá thấp, điều này ảnh hưởng khơng tốt đến xếp hạng tín dụng của Cơng ty. Khi chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (đồng nghĩa với việc các khoản phải trả lớn), Công ty phải đối mặt với nhiều tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản mặc dù, việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp Cơng ty giảm được chi phí về vốn. Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế, duy trì hoạt động và tồn tại sẽ là mục tiêu quan trọng nhất, nên việc hạ thấp tỷ lệ vay nợ có thể là một quyết định hợp lý của Cơng ty. Do đó, Cơng ty nên cân đối giữa các khoản phải trả và tài sản của Công ty theo một tỷ lệ an toàn nhất trong điều kiện hiện tại.

2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty

Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm 2009, năm 2010 và năm 2011 cho thấy tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của cơng ty (Bảng 2.15) cụ thể như sau:

Bảng 2.15: Kết quả kinh doanh năm 2009- 2011 của Công ty XNK Vinashin

Chỉ tiêu

Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

Các khoản giảm trừ doanh thu

Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV

Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV

Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính

- Trong đó : Chi phí lãi vay

Chi phí bán hàng

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận thuần từ HĐKD

Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác

Tổng lợi nhuận kế tốn trƣớc thuế

Chi phí thuế TNDN hiện hành Lợi ích thuế TNDN hỗn lại

Lợi nhuận sau thuế TNDN

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011

* Về doanh thu của Công ty:

Doanh thu của Công ty năm 2009 là 10.975 triệu đồng, năm 2010 tăng 804,7% đạt mức 99.287,4 triệu đồng. Năm 2011 lại giảm mạnh xuống còn 22.967,4 triệu đồng (giảm 76,9%).

Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh doanh thu năm 2010 là do dự án đóng tàu 34.000 tấn của Cơng ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng hồn thành, xuất khẩu, và đã làm thủ tục thanh tốn với Cơng ty. Sự giảm sút doanh thu vào năm 2011 một phần là do khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài, ảnh hưởng lớn đến ngành đóng tàu xuất khẩu, Cơng ty khơng thu được các khoản nợ đúng hạn như dự kiến; phần khác là do sau khi có quyết định giải thể, Cơng ty tập trung vào giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trước khi sát nhập vào đơn vị mới; không ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế mới nữa nên khơng có nhiều khoản thu phát sinh.

* Về chi phí của Cơng ty:

Giá vốn hàng bán của Cơng ty tương đối cao, tăng lên vào năm 2010 rồi lại giảm vào năm 2011. Năm 2009 giá vốn hàng bán chiếm 63,7% doanh thu thuần, năm 2010 tăng lên 85,5%, rồi lại giảm xuống 36,7% vào năm 2011. Sự giảm sút này là do Cơng ty khơng nhập khẩu mới các hàng hóa nữa mà chủ yếu xử lý các hàng hóa cịn tồn đọng.

Bên cạnh đó, tổng chi phí kinh doanh (bằng với chi phí quản lý doanh nghiệp đối với trường hợp của Công ty XNK Vinashin) biến động cùng với xu hướng của giá vốn hàng bán và doanh thu thuần, năm 2009 chi phí quản lý doanh nghiệp có giá trị là 7.414 triệu đồng chiếm 67,6% so với doanh thu thuần nhưng sang năm 2010 đã là 23.603,3 triệu đồng chiếm 23,8% so với doanh thu thuần, sang đến năm 2011 thì chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xuống còn 15.522,5 triệu đồng chiếm 67,6% doanh thu thuần. Mặc dù chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 giảm về giá trị nhưng lại tăng lên về tỷ trọng so với doanh thu thuần. Nguyên nhân là do chi phí quản lý doanh nghiệp giảm chậm hơn doanh thu.

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty qua các đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2010 tăng 10.421,4 triệu đồng tương ứng với 261,8% so với năm 2009, năm 2011 lợi nhuận gộp chỉ tăng nhẹ 128,1 triệu đồng tương ứng 0,9% so với năm 2010. Bên cạnh đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và tổng lợi nhuận kế toán trước thuế qua các năm đều tăng mạnh. Năm 2011, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng so với năm 2010 tỷ lệ tương ứng là 433,08% và 3.385%. Lý do của việc tăng này là doanh thu hoạt động tài chính của Cơng ty cao và tăng mạnh qua các năm. Năm 2009 là 57.052 triệu đồng, đến năm 2010 doanh thu hoạt động tài chính đạt 96.335,7 triệu đồng; năm 2011 là 161.878,2 triệu đồng (chủ yếu do lãi từ thanh lý các khoản đầu tư, lãi cho vay mang lại).

* So sánh với Công ty XNK hàng không

Qua số liệu của bảng 2.16 ta thấy, mặc dù tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty XNK Vinashin cao hơn nhiều so với Công ty XNK hàng không nhưng kết quả kinh doanh của Công ty XNK hàng không lại tốt hơn nhiều sơ với Công ty XNK Vinashin. Năm 2009, doanh thu thuần của Công ty XNK hàng không cao hơn Công ty XNK Vinashin 22,4 lần; năm 2010 và 2011 tỷ lệ này tương ứng là 2,4 và 13,6 lần. Doanh thu thuần của Công ty XNK hàng khơng có xu hướng tăng lên trong khi hạng mục này của Công ty XNK Vinashin lại không ngừng giảm xuống. Điều này báo hiệu một sự xuống dốc và bất ổn trong việc kinh doanh của Công ty XNK Vinashin.

Năm 2009 và 2010, lợi nhuận sau thuế của Công ty XNK hàng không đều cao hơn lợi nhuận sau thuế của Công ty XNK Vinashin (năm 2010 cao hơn 3,5 lần). Tuy nhiên đến năm 2011 lại tụt xuống, thấp hơn 9,9 lần. Ngun nhân khơng phải do tình hình kinh doanh của Cơng ty XNK Vinashin tốt lên mà do Công ty đã thu được những khoản này từ doanh thu hoạt động tài chính.

Bảng 2.16: So sánh kết quả kinh doanh giữa Cơng ty XNK Vinashin và Công ty XNK hàng không Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp DV Các khoản giảm trừ doanh thu

Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV

Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV

Doanh thu hoạt động tài chính

Chi phí tài chính

- Trong đó : Chi phí lãi vay

Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận thuần từ HĐKD

Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác

Lợi nhuận sau thuế TNDN

Nguồn: Báo cáo tài chính Cơng ty Xuất nhập khẩu Vinashin và luận văn của tác giả

Nguyễn Hương Lý

2.2.5. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty

Thông tin về dòng tiền ngày càng trở nên rất quan trọng đối với các đối

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tình hình tài chính công ty xuất nhập khẩu vinashin (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w