Đánh giá tình hình tài chính của Cơng ty xuất nhập khẩu Vinashin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tình hình tài chính công ty xuất nhập khẩu vinashin (Trang 76 - 80)

2.3.1. Điểm mạnh

Qua phân tích nội dung ở trên ta có thể khái quát một số điểm mạnh của Cơng ty trong q trình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây như sau:

- Giá trị tài sản và nguồn vốn của Công ty ổn định qua các năm.

- Vịng quay TSCĐ cao (có khi lên đến 259 lần).

- Tỷ lệ hàng tồn kho giảm dần qua các năm đáp ứng chủ trương tối thiểu hóa các tồn dư trước khi sát nhập vào Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tư vấn, Đầu tư và Thương mại.

- Hệ số thanh khoản hiện hành năm 2010 và 2011 đều lớn hơn 1 chứng tỏ Cơng ty có khả năng thanh tốn được những khoản nợ sắp đáo hạn.

- Hai năm 2010, 2011, Cơng ty làm ăn có lãi, mặc dù doanh thu thuần giảm nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2011 đã tăng lên 3.385% so với năm 2010.

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Tồn tại

Bên cạnh những thành quả đã đạt được cơng ty cịn một số điểm yếu cần khắc phục:

* Về cơ cấu vốn: Nợ phải trả chiếm tỷ lệ lớn trong giá trị nguồn vốn (>95% qua các năm). Trong đó, các khoản vay ngắn hạn lại chiếm tỷ lệ lớn trong nợ phải trả (>50%). Đặt trong bối cảnh hiện nay, lãi suất cho vay của các ngân hàng từ 12-20% là quá sức chịu đựng đối với nhiều doanh nghiệp. Năm 2011, chi phí lãi vay của Cơng ty là 130,13 tỷ đồng; gấp 8,4 lần chi phí bán hàng và gấp 8,96 lần lợi nhuận gộp. Điều này dẫn đến một thực trạng là khả năng trả lãi vay của Công ty thấp đồng nghĩa với việc khả năng sinh lợi của tài sản thấp.

* Về khả năng thanh toán:

- Mặc dù hệ số thanh khoản nhanh của Công ty lớn hơn 1 nhưng do phần lớn TSLĐ được cấu thành từ các khoản phải thu ngắn hạn nên khi không thu được các khoản phải thu đúng hạn, Công ty sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thanh tốn nợ vay.

- Hệ số nợ của Công ty cao (>90% qua các năm), dẫn tới khả năng tự chủ tài chính của Cơng ty thấp.

- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao có nghĩa là tài sản của Cơng ty được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ. Do đó, khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của Công ty càng lớn.

* Về khả năng thu hồi công nợ: Các khoản phải thu tăng lên qua các năm chứng tỏ Cơng ty gặp khó khăn trong vấn đề thu hồi công nợ.

* Về khả năng sinh lợi của tài sản

- Vịng quay tài sản lưu động thấp, Cơng ty chưa sử dụng hiệu quả TSLĐ.

- Số vòng quay hàng tồn kho thấp đồng nghĩa với việc hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều, gây lãng phí nguồn lực của Cơng ty.

* Về doanh thu: Doanh thu của Công ty giảm mạnh trong năm 2011.

* Khả năng tạo tiền của Công ty thấp; giá trị của các khoản tiền và tương đương tiền giảm dần qua các năm.

2.3.2.2. Ngun nhân

* Ngun nhân khách quan

- Do tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế, của Tập đoàn tàu thủy Việt Nam cùng với quyết định tái cơ cấu Tập đồn tàu thủy Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Do đặc trưng của lĩnh vực kinh doanh, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu lớn nên các khoản phải thu và các khoản phải trả có giá trị lớn. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty. Giá trị tài sản lưu động lớn trong khi doanh thu thuần khơng cao nên vịng quay TSLĐ thấp.

- Cơng ty ln bị động trong việc tìm kiếm nguồn hàng và đối tác vì việc

xuất nhập khẩu của Cơng ty là do tập đồn chỉ đạo

- Là một doanh nghiệp Nhà nước và là một đơn vị phụ thuộc nên Cơng ty XNK Vinashin cịn phụ thuộc q nhiều vào Tập đồn, đơi khi kéo dài thủ tục khơng cần thiết. Ví dụ: tài chính và thanh tốn phải qua Ban kinh doanh đối

- Cơng ty khơng có kế hoạch tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu hàng năm nên nguồn vốn chủ sở hữu được cấu thành từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Nguồn vốn này không lớn và chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn (khi chưa chia cho các chủ sở hữu).

- Giá trị hàng tồn kho tuy đã giảm dần qua các năm nhưng vẫn cao so với giá vốn hàng bán nên vòng quay hàng tồn kho vẫn thấp.

- Chế độ quản lý tài chính chưa thực sự đồng bộ, hệ thống chỉ tiêu trung

bình ngành chưa được thiết lập gây khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Cơng ty XNK Vinashin là một công ty mới thành lập, nguồn vốn của Công ty chủ yếu là nguồn vốn vay từ ngân hàng, nguồn vốn cố định cịn ít. Điều này gây khó khăn rất lớn cho Cơng ty trong quá trình huy động vốn, ảnh hưởng nhiều tới quá trình hoạt động nhập khẩu của Công ty.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của Cơng ty cịn thiếu, chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến q trình hoạt động và cơng tác quản lý. Mặt này cần có sự đầu tư thích đáng từ Cơng ty.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã sử dụng những lý thuyết nêu ở chương 1 để phân tích, đánh giá tình hình tài chính của Cơng ty XNK Vinashin. Trong giai đoạn 2009-2011, Cơng ty phải đối mặt với tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế và của Tập đồn. Khả năng tài chính của Cơng ty giảm dần qua các năm, Công ty phải đối mặt với những khoản phải thu khó địi và những khoản nợ lớn. Để giải quyết vấn đề tồn tại trên, Công ty đã nghiêm túc thực hiện đề án tái cơ cấu của Tập đoàn. Theo đó, Cơng chấm dứt hoạt đồng từ ngày 29/06/2011 và sát nhập vào Công ty INTRACO. Trước khi tiến hành sát nhập, Công ty phải xử lý nhanh, hiệu quả những vướng mắc, tồn đọng trong hoạt động kinh doanh và tài chính của mình.

Chƣơng 3

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Cơng ty xuất nhập khẩu Vinashin và bài học kinh nghiệm

đối với Công ty Intraco

3.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tình hình tài chính công ty xuất nhập khẩu vinashin (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w