Cơ sở lý luận về sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông di động vinaphone tại ninh bình (Trang 29 - 32)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận về sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ

viễn thông di động

1.2.1. Dịch vụ và các đặc điểm của dịch vụ

Dịch vụ là một khái niệm phổ biến trong kinh doanh, nó mang đặc tính nổi bật là sự vơ hình và khơng chuyển giao quyền sở hữu; nó là hành động hoặc lợi ích mà một người có thể cung cấp cho người khác (Kotler và Armstrong, 2013). Theo Zeithaml & Bitner (2000), dịch vụ là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện một cơng việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.

Nói cách khác, dịch vụ được hiểu là thứ gì đó tương tự như hàng hố nhưng vơ hình và phi vật chất. Dịch vụ là q trình và cách thức thực hiện cơng việc của nhà cung cấp nhằm tạo ra lợi ích và giá trị sử dụng để làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Khi khách hàng mua nó, họ chỉ có thể cảm thấy chất lượng dịch vụ thơng qua các yếu tố hữu hình và dịch vụ khơng thể được đánh giá bởi năm giác quan thông thường. Tuy nhiên, lĩnh vực dịch vụ được coi là mang lại giá trị vơ hình cho nền kinh tế.

Dịch vụ là một loại hàng hóa đặc biệt có nhiều đặc điểm khác với các mặt hàng khác. Những đặc điểm này làm cho dịch vụ trở nên khó định lượng và khơng được xác định bằng mắt thường. Wolak và cộng sự (1998) phát biểu rằng dịch vụ bao gồm các đặc điểm chung sau:

Tính vơ hình: đó là khơng thể đánh giá bằng bất kỳ giác quan nào của con người trước khi mua.

Tính khơng thể tách rời: dịch vụ được cung cấp và sử dụng cùng một lúc.

Tính khơng đồng nhất: chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ, thời gian, địa điểm và cách cung cấp dịch vụ.

Tính khơng tồn trữ được: dịch vụ tồn tại vào thời điểm nó được cung cấp, khơng thể lưu trữ và vận chuyển dịch vụ.

1.2.2. Khái niệm dịch vụ thông tin di động

Trong lĩnh vực viễn thông di động, dịch vụ thông tin di động là chuyển đổi những tín hiệu thu được thành tin tức, thơng tin như: ký hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng thơng tin khác truyền dưới dạng sóng thơng qua các thiết bị đầu cuối nhằm kết nối giữa hai đối tượng khách hàng riêng biệt sử dụng dịch vụ thông tin di động tại mọi địa điểm, thời gian . Các yếu tố cấu thành nên dịch vụ thông tin di động gồm các dịch vụ cơ bản (đảm bảo thông tin liên lạc), dịch vụ giá trị gia tăng (gửi tin nhắn, tải nhạc, xổ số, …) và dịch vụ bổ sung (hậu mãi, chăm sóc khách hàng...) (Nguyễn Phạm Anh Dũng, 2003).

1.2.3. Đặc tính của dịch vụ thơng tin di động

Về cơ bản dịch vụ thông tin di động mang đầy đủ đặc tính của một dịch vụ thơng thường như: tính vơ hình, tính khơng lưu trữ, tính khơng đồng nhất, tính khơng thể tách rời (Wolak và cộng sự, 1998).

Dịch vụ thông tin di động được cung cấp ngay khi khách hàng thực hiện kết nối, nghĩa là khơng chỉ có nhà cung cấp mà cả khách hàng cùng lúc tham gia tạo ra sự giao dịch. Như vậy, nó khơng thể được sản xuất trước và lưu trữ như những sản phẩm hữu hình thơng thường khác. Các yếu tố sự đón tiếp, hướng dẫn của các nhân viên giao dịch, khả năng kết nối tín hiệu cuộc gọi nhanh, độ rõ của cuộc điện thoại,… đều vơ hình, khách hàng chỉ có thể cảm nhận chứ khơng thể cầm nắm, nhìn thấy nó, và do chúng là những yếu tố

vơ hình nên xảy ra hiện tượng là kết quả và chất lượng dịch vụ khác nhau tuỳ thuộc vào thời điểm, nơi chốn, công cụ và người tạo ra sản phẩm (Nguyễn Phạm Anh Dũng, 2003). Ví dụ như sử dụng máy điện thoại của hãng nào, thời gian gọi điện vào ngày thường hay dịp lễ, Tết…

1.2.4. Sự hài lòng của khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng là sự kết hợp của việc đánh giá chất lượng dịch vụ và mô tả cảm xúc từng trải qua như mức độ thú vị của dịch vụ tại một thời điểm nhất định (Wilson và cộng sự, 2012). Sự hài lòng của khách hàng là phản ứng lại của khách hàng với một sự khác biệt trong nhận thức giữa kinh nghiệm (cảm nhận thực tế) và sự mong đợi của họ (Spreng và cộng sự, 1996). Nói cách khác, sự hài lịng đề cập đến cảm xúc thoải mái và trải nghiệm của khách hàng qua việc sử dụng dịch vụ. Sự hài lòng của khách hàng là một phản ứng cảm xúc tự nhiên và là sự đánh giá của khách hàng đáp lại trạng thái của sự hài lịng. Điều đó có nghĩa sự hài lịng của khách hàng được xem như là một sự so sánh giữa kỳ vọng trước và sau khi mua một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Theo Kotler và Keller (2012), sự hài lòng là mức độ cảm giác của một người bắt nguồn từ nhận thức về một sản phẩm, dịch vụ (hay lợi ích thực tế cảm nhận được) so sánh với sự mong đợi của người đó. Do đó, sự hài lịng có ba cấp độ sau:

• Nếu cảm nhận này của khách hàng không như sự kỳ vọng của khách hàng, họ sẽ cảm thấy khơng hài lịng.

• Nếu cảm nhận giống như sự kỳ vọng, khách hàng cảm thấy hài lịng. • Nếu cảm nhận cao hơn sự kỳ vọng, khách hàng cảm thấy hài lịng hoặc có thể là phấn khích.

Sự hài lịng được coi như là một chỉ số để đánh giá niềm tin của khách hàng về một dịch vụ và lợi ích nó mang lại, điều này dẫn đến cảm xúc tích

cực của khách hàng. Vì vậy, sự hài lịng có tác động đến đánh giá của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ và dự định hành vi mua của họ.

Do đó, nghiên cứu của tác giả áp dụng khái niệm về sự hài lòng của khách hàng của Kotler và Keller (2012) đưa ra cho toàn bộ nội dung nghiên cứu. Từ khái niệm của hai tác giả trên thì sự hài lịng của khách hàng được hiểu như là một trạng thái tâm lý của khách hàng khi đánh giá, so sánh lợi ích thực tế cảm nhận được của việc sử dụng các dịch vụ với kỳ vọng của họ về các dịch vụ của nhà cung cấp. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, định nghĩa này sẽ được sử dụng xuyên suốt trong nội dung nghiên cứu.

1.2.5. Sự hài lịng khách hàng trong lĩnh vực thơng tin di động

Dựa trên khái niệm về sự hài lòng của khách hàng của Kotler và Keller (2012), sự hài lịng khách hàng trong lĩnh vực thơng tin di động được hiểu là phản ứng của người tiêu dùng dịch vụ thông tin di động khi so sánh kết quả tiêu dùng dịch vụ với những mong đợi của họ về dịch vụ của một nhà cung cấp nào đó. Mong đợi của khách hàng về dịch vụ có thể là các tiêu chuẩn về dịch vụ mà nhà cung cấp dịch vụ cơng bố, là những kì vọng của khách hàng về dịch vụ khi sử dụng dịch vụ của mạng này mà không sử dụng dịch vụ của mạng khác. Còn kết quả tiêu dùng dịch vụ là những lợi ích mà dịch vụ mang lại cho khách hàng, là cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ trên cơ sở so sánh các tiêu chí về chất lượng dịch vụ mà mạng đã thực hiện so với tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ mà nhà mạng đã cam kết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông di động vinaphone tại ninh bình (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w