6. Kết cấu luận văn:
1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.4.2. Chỉ tiêu định tính
Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng, để xác định chính xác khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thì khơng thể khơng nhắc đến các chỉ tiêu định tính sau:
a.Danh tiếng và thương hiệu:
Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp được phản ánh chủ yếu ở văn hóa doanh nghiệp, bao gồm: sản phẩm, văn hóa ứng xử, hồn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, hoạt động từ thiện, kinh doanh minh bạch…Đối với những nhãn hiệu lâu đời, có uy tín cao thì doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo cho chất lượng, thường xuyên đổi mới, tạo sự khác biệt về chất lượng và phong cách cung cấp sản phẩm.
Danh tiếng và thương hiệu chính là những giá trị vơ hình của doanh nghiệp. Giá trị vơ hình này có được là do q trình phấn đấu bền bỉ theo định hướng và chiến lược phát triển của doanh nghiệp được xã hội, cộng đồng trong và ngoài nước biết đến.
Một vấn đề quan trọng liên quan đến nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp phát triển thành công các thương hiệu mạnh. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ kích thích người mua nhanh chóng đi đến quyết định mua, nhờ đó mà thị phần của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.
Nhưng đánh giá thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ ở số lượng các thương hiệu mạnh hiện có mà quan trọng phải đánh giá được khả năng phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Khả năng đó cho thấy sự thành cơng tiềm tàng của doanh nghiệp trong tương lai. Nếu doanh nghiệp có khả năng phát triển thương hiệu thành cơng thì các sản phẩm mới trong tương lai sẽ có khả năng thành công lớn hơn trên thương trường.
Danh tiếng và thương hiệu là tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh hàng đầu, đặc biệt đối với phần lớn khách hàng không hiểu nhiều về thành phần hay thông số kỹ thuật của sản phẩm.
b.Trách nhiệm xã hội
Đây là vấn đề nóng hổi, cấp bách và mang tính tồn cầu. Thế giới đánh giá cao tiêu chí này đối với các doanh nghiệp. Việt Nam hiện nay cũng đang đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường, cộng thêm mạng lưới truyền thông phát triển mạnh mẽ, người dân ngày càng quan tâm hơn đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nên đây cũng là 1 tiêu chí để đánh giá mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp, để có năng lực cạnh tranh cao, sản phẩm làm ra không được gây ô nhiễm mơi trường bao gồm ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nguồn nước và ô nhiễm sự yên tĩnh.
Các sản phẩm của doanh nghiệp phải có chứng chỉ an tồn mơi trường theo ISO.14000 hoặc theo tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn Việt Nam. Việc đánh giá tiêu chí này phức tạp vì nó bao hàm nhiều chỉ tiêu mà phạm vi ảnh hưởng của nó đơi khi khó xác định. Tuy vậy, phần lớn các chỉ tiêu đều là chỉ tiêu hóa, lý, sinh, đều lượng hóa được bằng các dụng cụ đo chính xác.
Khác với các chỉ tiêu định lượng, để đo lường được chỉ tiêu này địi hỏi người phân tích cần phải thu thập được nhiều thơng tin phản hồi từ khách hàng, xem xem sự đánh giá của họ đối với các nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như thế nào. Nếu một doanh nghiệp có uy tín cao thì các sản phẩm, dịch vụ của nó cũng được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao và do đó các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
Các công cụ sử dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp phải chịu rất nhiều sức ép từ
các đối thủ cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển được trong điều kiện như vậy, mỗi doanh nghiệp đều có những cơng cụ riêng của mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường. Các công cụ thường được sử dụng là: giá cả, sản phẩm, hệ thống phân phối, các hoạt động xúc tiến...
c. Chất lượng dịch vụ.
Dịch vụ là một loại sản phẩm vơ hình, khách hàng nhận được sản phẩm này thơng qua q trình giao tiếp, nhận thơng tin và cảm nhận. Điểm nổi bật là khách hàng chỉ có thể đánh giá được tồn bộ chất lượng của sản phẩm sau khi đã mua và sử dụng chúng.
Một số yếu tố hay tiêu chí cho chất lượng dich vụ mà doanh nghiệp cung cấp có thể được xác định và xây dựng để quản lý. Đó là:
- Trước tiên khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng khi nhận được sự phục vụ đứng thời gian và đúng cam kết của công ty. Doanh nghiệp nên chia nhỏ dịch vụ của mình thành nhiều phần với thời hạn hồn thành cụ thể.
- Độ chính xác của thơng tin: Khách hàng sẽ vơ cùng hài lịng khi họ nhận được những thông tin về dịch vụ hay nội dung của dịch vụ là chính xác.
- Thái độ giao tiếp: Nhiều khi những khó khăn hay trắc trở khi đảm bảo chất lượng của dịch vụ sẽ được khách hàng cảm thông và thấu hiểu khi nhận được thái độ giao tiếp của người cung cấp dịch vụ.