CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Quy trình nghiên cứu:
Mục tiêu của luận văn
Nghiên cứu tài liệu thứ cấp (sách, tạp chí…)
Tổng quan cơ sở lý thuyết
Khảo sát thực tế
Kết quả và nhận xét
Thiết kế bảng hỏi
Thu thập dữ liệu sơ cấp
Phân tích số liệu
Đề xuất kiến nghị
Theo đó, tác giả sẽ tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu cơ sở dữ liệu thứ cấp
Vấn đề nghiên cứu: năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị. Mục tiêu nghiên cứu: phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Hữu Nghị. Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh : Tìm kiếm tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách, báo, tạp chí điện tử, các cơng trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh. Tổng hợp, tóm tắt, tổ chức nguồn tài liệu đó để làm cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu, cần phải ghi chú lại nguồn gốc tài liệu được trích dẫn.
Bước 2:Nghiên cứu cơ sở dữ liệu sơ cấp
Thu thập các số liệu cơ bản về tình hình tài chính, thị phần của cơng ty đồng thời phân tích các số liệu đó làm cơ sở cho việc tạo bảng khảo sát mức độ phổ biến của các sản phẩm của công ty trong phạm vi nghiên cứu ( Hà Nội ). Phỏng vấn các cơ sở kinh doanh về tình hình tiêu thụ của các sản phẩm của cơng ty . Tiến hành lập phiếu điều tra lấy ý kiến của khách hàng tại 1 số cơ sở kinh doanh để lấy kết quả cho việc phân tích thực trạng. Hồn thiện bảng hỏi đánh giá về mức độ phổ biến của các mặt hàng. Sử dụng các phương pháp xử lý thông tin và số liệu để phân tích, đánh giá, nhận xét và rút ra kết luận về thực trạng vấn đề đang nghiên cứu. Chỉ ra nguyên nhân và hạn chế.
Bước 3: Tác giả sau khi phân tích các nguyên nhân và thực trạng về năng lực
cạnh tranh của cơng ty thì đưa ra các bình luận và đưa ra kiến nghị giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu:
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
-Mục đích tiến hành: Làm rõ những vấn đề nghiên cứu, từ đó làm cơ sở cho việc thiết kế và chỉnh sửa phiếu câu hỏi khảo sát để đưa vào nghiên cứu chính thức.
Cụ thể, những thơng tin dùng trong phân tích được thu thập từ những nguồn sau:
Những vấn đề lý luận đã được đúc rút trong sách giáo khoa chuyên ngành trong nước và quốc tế; Các số liệu thống kê đã được xuất bản, các báo cáo tổng hợp
từ các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan; kết quả các nghiên cứu trước đây được cơng bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. Theo tài liệu “Phương pháp nghiên cứu kinh tế” của Khoa Kinh tế Phát triển, Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của người nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (cịn gọi là dữ liệu thơ) hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.
Việc sử dụng dữ liệu thứ cấp tiết kiệm được kinh phí, thời gian, song vì nó được thu thập cho các nghiên cứu với các mục đích khác nên có thể hồn tồn khơng phù hợp với vấn đề nghiên cứu, khó phân loại dữ liệu, các biến số, đơn vị đo lường có thể khác nhau...
Vậy, ở nghiên cứu này, nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua:
-Các bài giảng và nghiên cứu về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ( bao gồm cả tài liệu trong nước và quốc tế)
-Các bài báo, bài tham luận về vấn đề năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị.
-Các cơng trình luận văn có liên quan đến vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-Các báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính và các tài liệu về hoạt động của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị
-Các dữ liệu liên quan đến vấn đề cạnh tranh và năng lực cạnh tranh lấy từ internet.