Phương pháp thu thập dữ liệu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị (Trang 53)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu:

Khi dữ liệu thứ cấp khơng có sẵn hoặc khơng thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu, người nghiên cứu phải tự thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra. Các dữ liệu tự thu thập này được gọi là dữ liệu sơ cấp. Hay nói cách khác, dữ liệu sơ cấp là dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thập.

Có nhiều phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp như: phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn (qua thư, qua điện thoại, cá nhân trực tiếp), phương pháp điều tra nhóm (nhóm cố định, nhóm chuyên đề), phương pháp điều tra bảng hỏi…để thu thập các thơng tin định tính và thơng tin định lượng.

2.2.2.1. Phương pháp điều tra bảng hỏi cá nhân:

Là phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi đã được thiết kế sẵn từ trước cho các đối tượng được điều tra để thu thập các thơng tin có liên quan đến các nội dung cần điều tra nó bao gồm các câu hỏi, các câu trả lời được sắp xếp theo một logic nhất định. Bảng câu hỏi này là phương tiện để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người trả lời trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó. Căn cứ để xây dựng bảng hỏi là khung lý thuyết của luận văn và đặc điểm tổ chức của đối tượng nghiên cứu. Với đặc điểm của công ty là 1 cơng ty thực phẩm đã có thương hiệu trên thị trường và được phân phối nhiều từ các cửa hàng bán lẻ đến các siêu thị lớn nên việc xây dựng bảng câu hỏi và phỏng vấn sẽ được tác giả thực hiện ngẫu nhiên tại 1 số cơ sở kinh doanh bán lẻ để tiếp cận người mua và thu được kết quả trung thực nhất.

Hạn chế: Do thiết kế sẵn câu hỏi và trả lời, nên phương pháp này nhiều khi không đảm bảo độ khách quan và tính trung thực của kết quả. Mặt khác điều tra trên diện rộng nên khá tốn thời gian nhưng độ chính xác khơng cao.

Chọn mẫu: Đối tượng được chọn để trả lời bảng hỏi là người mua hàng tại cửa hàng bán lẻ

Bảng hỏi được thiết kế và đưa vào khảo sát 50 phiếu tại 5 cửa hàng bán lẻ tại khu vực phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Đối tượng khảo sát là khách hàng ngẫu nhiên có nhu cầu mua các loại hàng hóa thuộc nghành hàng cơng ty có các sản phẩm phân phối.

a. Xác định vấn đề, đối tượng và mục đích nghiên cứu

Vấn đề được đề cập đến: Điều tra tần suất và mức độ phổ biến ( bằng số lần và số lượng sản phẩm được tiêu thụ) của các sản phẩm thuộc công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

Đối tượng khảo sát : khách hàng mua hàng ngẫu nhiên

Mục tiêu khảo sát: Xác định sức hút của sản phẩm và sức cạnh tranh với các mặt hàng khác cùng loại.

b.Xác định số lượng mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được hiểu là khi tiến hành nghiên cứu thống kê, chúng ta sẽ chọn một số đơn vị cụ thể trong tổng số các đơn vị trong tổ chức để nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của số lượng mẫu, ta sẽ đưa ra được đặc điểm và tính chất của tồn tổ chức.

-Tổng thể quá trình nghiên cứu: 50 Khách hàng ngẫu nhiên .

-Phương pháp chọn mẫu: Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phi xác suất.

-Kích thước mẫu: Tác giả dự kiến số lượng mẫu phục vụ cho nghiên cứu này là 50 mẫu dành cho khách hàng ngẫu nhiên mua hàng tại 5 cửa hàng

-Tiêu chuẩn mẫu: 50 khách hàng ngẫu nhiên c. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi

Trong nghiên cứu này, tác giả không sử dụng thang đo 05 bậc/mức mà sẽ tính số phần trăm trên tổng để đánh giá

Thiết kế bảng hỏi:

Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi và câu trả lời của đáp viên được sắp xếp theo một trình tự logic và hợp lý. Các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế phù hợp với mục đích của cơng trình nghiên cứu. Bảng hỏi được thiết kế càng sát với mục đích nghiên cứu thì kết quả sẽ đem lại hiệu quả cao. Để thiết kế một bảng hỏi logic và hợp lý ta cần các bước sau:

-Bước 1 - Xác định mục tiêu của bảng hỏi: dựa trên góc độ khách hàng để đánh giá khách quan mức độ phổ biến của các sản phẩm của công ty

-Bước 2: Xác định phương pháp phỏng vấn: Có rất nhiều cách phỏng vấn, tuy nhiên với mỗi đối tượng nhân viên, khách hàng mà chúng ta phải chọn cách phỏng vấn nào phù hợp, đem lại hiệu quả nhất. Có rất nhiều cách phỏng vấn như gọi điện thoại, gửi mail, phỏng vấn trực tiếp…Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi.

-Bước 3: Phác thảo nội dung bảng hỏi: nội dung các câu hỏi dựa trên các tiêu chí đã được đề cập tại phương pháp phân tích.

-Bước 4: Chọn dạng câu hỏi: Trong q trình điều tra, có rất nhiều loại câu hỏi. Tuy nhiên, phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và phương pháp thống kê để có thể lựa chọn dạng câu hỏi logic nhất. Dạng câu hỏi được sử dụng trong Bảng hỏi là câu hỏi đóng

-Bước 5: Xác định cấu trúc bảng hỏi: Bảng hỏi bao gồm các phần sau: +Phần mở đầu: Nêu lên nội dung của cuộc điều tra.

+Câu hỏi định tính: Là câu hỏi xác định đối tượng được phỏng vấn. +Câu hỏi hâm nóng: Là câu hỏi có tác dụng để người được phỏng vấn hiểu được chủ đề của cuộc điều tra mà bảng hỏi hướng đến.

+Câu hỏi đặc thù: Là câu hỏi có tác dụng nêu rõ nội dung cần nghiên cứu. +Câu hỏi phụ: Là câu hỏi có tác dụng thu thập thơng tin về đặc điểm của người được phỏng vấn ( tuổi tác, nghề nghiệp, công việc…).

- Bước 7: Thiết kế trình bày bảng hỏi.

Mẫu bảng hỏi do tác giả xây dựng ( tham khảo ở phần phụ lục)

2.2.2.2. Phương pháp quan sát thực tế:

Để có một cái nhìn khách quan nhất về mức độ cạnh tranh của các sản phẩm của công ty với các sản phẩm cùng loại của công ty khác, tác giả sẽ quan sát tần xuất tìm kiếm và tần suất chọn hàng của khách hàng tại gian hàng tại các cửa hàng bán lẻ trong khu vực không gian đã nêu. Như vậy, dựa vào quan sát thực tế cùng những số liệu báo cáo từ công ty, tác giả sẽ đưa ra được những nhận định và đánh giá về thực trạng cạnh tranh của công ty.

2.3. Phƣơng pháp phân tích, xử lý dữ liệu:

2.3.1.Khung phân tích:

Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu là việc tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá bằng cách đánh giá các kết quả điều tra trên mẫu và đưa ra các nhận xét từ kết quả thu thập được. Trong đó việc sử dụng phân tích đánh giá chỉ tiêu theo tỷ lệ % trên tổng hợp mẫu và tổng hợp các kết quả đánh giá của chuyên gia nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tác giả xây dựng bảng tiêu chí đánh giá như sau:

Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh

Các yếu tô bên ngoài doanh nghiệp

Chỉ tiêu thị phần Chỉ tiêu sản phẩm Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu về uy tín và thương hiệu Chỉ tiêu về trách nhiệm xã hội Chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Hình 2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ( nguồn tác giả ) 2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh:

- Phương pháp thống kế:

Là phương pháp dựa trên những gì điều tra khảo sát được, tiến hành tổng hợp lại bao gồm số liệu thống kê và bảng phân tích các số liệu đó là sản phẩm thu được của hoạt động thống kê đã được người điều tra tiến hành trong một không gian cụ thể, thời gian cụ thể. Nó cung cấp các thơng tin trung thực, khách quan và chính xác các vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Thông qua phiếu điều tra phỏng vấn thu được để đưa ra thơng tin cụ thể và chính xác để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.

Đối với dữ liệu sơ cấp: 50 phiếu điều tra trắc nghiệm.

Đối với dữ liệu thứ cấp: Các số liệu từ năm 2015 đến năm 2018 được thu thập từ phịng tổ chức hành chính của cơng ty.

- Phương pháp so sánh:

Là phương pháp có mục đích phân tích và đánh giá tương đối về các điểm mạnh và các điểm yếu của doanh nghiệp.Ttrong bài luận của mình, tác giả sẽ tham khảo đồ thị

đa giác cạnh tranh đa giác để mô tả khả năng của doanh nghiệp theo các yếu tố trong mối quan hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoặc một tập hợp các đối thủ cạnh tranh để xây dựng một phân tích về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Mục đích

là khi chồng sơ đồ này lên nhau ta có thể thu được nhanh chóng những ưu thế tương đối của doanh nghiệp. 2.3

Hình 2.3. mơ hình đa giác cạnh tranh (nguồn internet) 2.3.3. Phương pháp phân tích, đánh giá:

Việc sử dụng những số liệu trên báo cáo tài chính để so sánh, đánh giá và nhận xét, trên cơ sở đó đưa ra những nhận định là chưa đầy đủ. Vì nhiều khi những con số trên báo cáo tài chính là những con số thời điểm nên chưa có cơ sở để đánh giá chính xác và đầy đủ về tình hình hoạt động kinh doanh thịi gian dài cũng như xu hướng phát triển của doanh nghiệp mà còn cần thiết phải dựa vào những nhân tố khác không thể định lượng được ảnh hưởng như: tình hình pháp luật, mơi trường kinh doanh, khách hàng và tỉnh hình thực tế về đặc điểm hoạt động sản xuất của đơn vị như: Đặc điểm sản phẩm, đặc điểm ngành hàng kinh doanh, chính sách phân phối sản phẩm... Do đó, cần sử dụng phương pháp phân tích và đánh giá để thể hiện quan điểm của tác giả với những thong tin đã thu thập

Mục đích của việc phân tích, đánh giá là có những nhận xét nhiều chiều về một vấn đề nghiên cứu. Qua đó có cách nhìn nhận khách quan để tạo thuận lợi cho việc thu thập thông tin tổng hợp phục vụ cho q trình nghiên cứu đề tài.Phương pháp phân tích, đánh giá là phương pháp dựa vào sự kết hợp của cả việc thu thập thông tin từ bảng hỏi và việc khai thác thông tin chi tiết từ việc phỏng vấn. Từ đó có cái nhìn sâu hơn, cụ thể chính xác hơn về từng vấn đề nghiên cứu.

Tổng kết chƣơng 2:

Tác giả đã thực hiện nhiệm vụ xây dựng quy trình nghiên cứu, khung phân tích và các phương pháp tác giả sẽ sử dụng xuyên suốt bài luận văn với mục tiêu đưa bài luận văn theo hướng đi dung đắn, mạch lạc, rõ rang và dễ hiểu.

CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ

3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

3.1.1. Giới thiệu chung về công ty

Công ty cổ phần bánh k o cao cấp Hữu Nghị là một doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số 1744/QĐTM của Bộ Thương Mại ngày 27/06/2005.

Tên giao dịch Việt Nam là : Công ty cổ phần bánh k o cao cấp Hữu Nghị. Tên giao dịch quốc tế: Friendship High Quality Confectionery Join Stock Company

Trụ sở chính tại 122 Định Cơng – Hoàng Mai – Hà Nội. Tel: 043 8643362 / 043 8646669

Fax: 84 048642579

Website: http:// www.huunghi.com.vn

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp số: 0103014796, đăng ký lần đầu ngày 01/12/2006, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 17/12/2007.

Ngành nghề kinh doanh chính là : Kinh doanh vật tư nguyên liệu, hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, kinh doanh kho bãi, sản xuất chế biến bia, nước giải khát, bánh k o thực phẩm (không bao gồm kinh doanh quán bar). Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh

Vốn điều lệ đăng ký: 22.500.000.000 VND (Hai mươi hai tỷ, năm trăm triệu đồng) LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị (HUUNGHI FOOD), tiền thân là Nhà máy bánh k o cao cấp Hữu Nghị, được thành lập và chính thức hoạt động vào ngày 8/12/1997. Đến năm 2006, sau 9 năm hoạt động, Nhà máy bánh k o cao cấp Hữu Nghị được cổ phần hóa và đổi tên thành Cơng ty Cổ phần bánh k o cao cấp Hữu Nghị. Cùng năm đó, Hữu Nghị triển khai xây dựng hệ thống phân phối tại miền Bắc theo mơ hình hiện đại - chuyên nghiệp.

Sau 1 năm triển khai, năm 2007, Hữu Nghị cơ bản xây dựng xong hệ thống phân phối tại 32 tỉnh thành từ Huế trở ra phía Bắc.

Năm 2008 đánh dấu mốc Hữu Nghị Nam tiến, triển khai hệ thống phân phối ở miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam. Tháng 6/2009, để vận động theo xu hướng phát triển của thị trường và mở rộng ngành nghề kinh doanh, Công ty Cổ phần bánh k o cao cấp Hữu Nghị chính thức đổi tên thành Cơng ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị. Cùng với đó, Hữu Nghị chính thức triển khai xây dựng hệ thống Bakery Hữu Nghị đầu tiên tại Hà Nội. Năm 2010, Hữu Nghị tiếp tục nâng cấp hệ thống phân phối nội địa, thành lập phòng xuất khẩu, tiếp tục mở rộng hệ thống Bakery.

Tháng 5/2015, Hữu Nghị thành lập phòng kinh doanh kênh MT và kênh Horeca Năm 2016, Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị chính thức tham gia phân phối ngành nước chấm, gia vị.

Sau 20 năm đồng hành với Hữu Nghị, tháng 4/2017, Tổng Công ty TNHH một thành viên thuốc lá Việt Nam đã thực hiện thoái vốn thành công khỏi Công ty CPTP Hữu Nghị. Từ năm 2013 đến nay, doanh thu và lợi nhuận của Hữu Nghị liên tục tăng so với các năm.

Cơng ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị hiện có 2 chi nhánh, 3 nhà máy tại Hà Nội, Hà Nam, Bình Dương và mạng lưới phân phối phát triển mạnh với hàng trăm nhà phân phối, hơn 140.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.

SẢN PHẨM CỦA HỮU NGHỊ:

- Sản phẩm chất lượng cao: Bánh kem xốp phủ sơcơla, bánh mì ngọt, … là các sản phẩm cao cấp chính phục vụ chủ yếu nhu cầu dân thành thị, có thu nhập cao. Đây cũng là những mặt hàng đem lại doanh thu lớn cho công ty.

- Sản phẩm chất lượng trung bình: kem xốp thường, caramen mềm, caramen cứng, k o cà phê, bánh Cracker. Đây là các sản phẩm để phục vụ những người dân có thu nhập trung bình và khá ở nơng thơn.

- Sản phẩm thấp cấp (bình dân) gồm có: bánh quy ép, k o sữa

- Nếu căn cứ theo hương vị thì có các hương vị bánh k o khác nhau như bánh quy kem, bánh quy dừa, … ; về k o có k o sữa, k o cam, k o cà phê.

- Công ty cũng đa dạng sản phẩm theo khối lượng đóng góp như bánh kem xốp được đóng góp thành các loại: 125, 150, 250, 300, 450, 500g. Như vậy có thể nhận xét hiện nay số loại sản phẩm cao cấp của cơng ty chưa nhiều và cơng ty chưa có được cho mình sản phẩm nội trội trên thị trường.

SẢN XUẤT

Xây dựng chiến lược khác để tồn tại và phát triển một cách bền vững, Hữu Nghị đã học hỏi và nghiên cứu các công nghệ sản xuất mới, sản phẩm riêng biệt và độc đáo.

Để đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng, tất cả các nguyên liệu đầu vào của Hữu Nghị đều được kiểm tra nghiêm ngặt. Các nguyên liệu chính để sản xuất bánh k o như sữa, bột mì, bơ, dầu cọ, đường...đều được nhập khẩu từ nước ngoài như: Mỹ, Úc, New Zealand, Malaysia,Thái Lan. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại từ Đức, Italia, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc dưới sự kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý sản xuất theo tiêu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w