Những kiến nghị về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Hữu Nghị:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị (Trang 113)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Những kiến nghị về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Hữu Nghị:

Từ mơ hình SWOT và những hạn chế tác giả đã nêu tại chương 3, tác giả đưa ra những kiến nghị về giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Hữu Nghị như sau:

Tác giả kiến nghị cơng ty tiếp tục duy trì các chiến lược kinh doanh tại các mảng chỉ tiêu về thị phần, sản phẩm, uy tín thương hiệu, chất lượng dịch vụ, nguyên nhân theo bảng tổng hợp kết quả đánh giá tác giả đẫ tổng hợp tại chương 3, các chỉ tiêu này đang có những điểm số khá cao, do vậy, nên tiếp tục duy trì và cải thiện hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, 2 chỉ tiêu đang có mức đánh giá kém hơn là chỉ tiêu về tài chính và trách nhiệm xã hội, tác giả kiến nghị những giải pháp nâng cao như sau:

4.2.1 Thay đổi các yếu tố tài chính:

Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất đối với Cơng ty trong giai đoạn hiện nay. Có vốn doanh nghiệp sẽ có một nguồn ngân sách ổn định để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phân bổ cho ngân sách marketing, đầu tư nghiên cứu thị trường, đầu tư đổi mới công nghệ….nhằm nâng cao năng lực canh tranh cho sản phẩm bánh ko.Bởi vậy để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, Cơng ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị cần thực tiện đồng bộ một số giải pháp dưới đây:

+) Lựa chọn các chính sách tài chính kế tốn thích hợp và áp dụng các chính sách đó vào việc huy động, sử dụng, kiểm sốt tài chính một cách nhất qn

+) Có kế hoạch và các biện pháp thu nợ hiệu quả để thu hồi hoặc đối trừ các khoản công nợ phải thu cịn tồn đọng. Cần thường xun theo dõi, đơn đốc để thu hồi nợ đúng kỳ hạn. Việc thu hồi nợ nhanh chóng sẽ giúp cơng ty giảm được các chi phí phát sinh trong q trình quản lý nợ, đồng thời quay vịng vốn linh hoạt và hiệu quả hơn.

) Hồn thiện hoạt động tài chính thơng qua cơ chế cơng khai minh bạch tình tình tài chính của cơng ty trong từng thời kỳ, nâng cao uy tín và vị thế tài chính của cơng ty trên thị trường.

+) Cần có biện pháp quản lý vốn chặt chẽ bằng tiền, đặc biệt là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi.

+) Định kỳ kiểm kê, kiểm sốt để đánh giá chính xác số vốn lưu động thực tế của công ty để nắm được cơ cấu vốn và có những điều chỉnh hợp lý.

+) Cần xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn, kế hoạch tài chính này phải sát với thực tế, đảm bảo việc phân bổ tài chính cho các hoạt động tác nghiệp được chủ động.

4.2.2. Tăng cường công tác quản lý trách nhiệm ã hội:

Khơng ít doanh nghiệp chưa hiểu rõ hết vai trị quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội mang lại nên đã thực hiện chưa nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, sản xuất hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm mơi trường để tối đa hóa lợi nhuận...Tại công ty Hữu Nghị cũng mắc những lỗi như vậy, hình ảnh của cơng ty đang bị ảnh hưởng lớn bởi việc xả thải chất thải chưa qua xử lý ra môi trường, vụ việc này đã nhận được sự quan tâm của phương tiện truyền thong và người dân. Đây là sự việc bị đánh giá là thiếu trách nhiệm với môi trường và xã hội, gây ảnh hưởng lớn chất lượng cuộc sống của người dân. Nguyên nhân xuất phát từ sự hời hợt trong công tác quản lý, cụ thể, cơng ty chưa có phịng ban và chun viên nghiệp vụ phụ trách lĩnh vực này. Do đó, đây là yếu tố cơng ty phải đặc biệt quan tâm và có những chính sách cụ thể để cải thiện, vì vậy tác giả kiến nghị những giải pháp cụ thể sau:

- Một là đối với bản thân doanh nghiệp, thành lập đội chuyên trách về trách nhiệm xã hội. Theo đó, đội chun trách này cần có quy mơ và thành phần phù hợp với cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, bao gồm các bộ phận liên đới đến vấn đề trọng tâm về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đã lựa chọn. Mặt khác, trong đội chuyên trách, các thành viên cũng cần có hiểu biết chung về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, có thể th thêm chun gia bên ngồi tham gia với tư cách là thành viên kiêm nhiệm để tư vấn cho đội chuyên trách và công ty về những vấn đề trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được coi là điểm nóng cần giải quyết ngay. Việc thành lập đội chuyên trách có thể phát sinh chi phí cho doanh nghiệp nhưng đây là việc làm cần thiết đối với doanh nghiệp khi ở giai đoạn bắt đầu thực thi trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, khi mà những nguyên tắc, quy chuẩn về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp chưa được người lao động hiểu rõ, khi mà những hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp chưa được thực hiện một cách có hệ thống. Sau này, khi các hoạt động của công ty đã đi vào nề nếp, khi người lao động đã có nhận thức tốt và chủ động thực thi các hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thì các thành viên của đội chun trách có thể trở về hoạt động tại các bộ phận của mình.

- Hai là doanh nghiệp với phía các cơ quan quản lý nhà nước: tăng cường cập nhật nội dung của việc thực hiện trách nhiệm xã hội, các thông tin cập nhật về các bộ quy tắc ứng xử, các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội liên quan phải được phổ biến đầy đủ và rõ ràng từ cơ quan có thẩm quyền. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước khi phát sinh các sự việc có liên quan đến trách nhiệm xã hội, thực hiện đúng các chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền để khắc phục, xử lý các sai phạm

4.2.3 Củng cố và phát triển chất lượng sản phẩm:

Chất lượng sản phẩm là một trong những chỉ tiêu Hữu Nghị ln chú trọng, do đó, chất lượng sản phẩm của công ty luôn được đánh giá cao trên thị trường, đây là lợi thế của Hữu Nghị trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Việc duy trì chất lượng sản phẩm là điều cần thiết nhưng để nâng cao vị thế cạnh tranh cảu công ty, công ty cũng cần có những đổi mới về sản phẩm. Dưới đây là các kiến nghị cụ thể mà Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị nên tham khảo để triển khai:

+) Cải tiến mẫu mã sản phẩm sang trọng, phù hợp hơn với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Mẫu mã sản phẩm phải phù hợp với xu thế thị trường, thường xuyên được cải tiến, thiết kế có những điểm nhấn ấn tượng để thu hút người tiêu dùng. Công ty phải đặt mục tiêu là gia tăng giá trị sử dụng cho người tiêu dùng thông qua việc đổi mới sản phẩm và cải tiến chất lượng sản phẩm. Nhiều bao bì sản phẩm khơng những khơng trợ giúp được khách hàng về mặt thơng tin mà cịn gây hiểu nhầm, lẫn lộn thơng tin, vì vậy cần phải được cải tiến một cách chi tiết và khoa học.

+) Lập kế hoạch nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới theo từng nhóm sản phẩm cụ thể: sản phẩm k o, bánh kem xốp, bánh cracker, bánh trung thu, mứt tết, bánh mỳ, bánh quy. Chẳng hạn đối với các sản phẩm k o: công ty nên nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm k o kết hợp với tính năng dược phẩm như: k o bổ sung vitamin, k o bổ sung DHA, sản phẩm bánh k o dành cho người ăn kiêng, ăn chay… Bên cạnh đó, ngồi những dịng sản phẩm truyền thồng, công ty cần tiếp tục tạo bước phát triển mới theo hướng mở rộng chuỗi sản phẩm, phụ vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

+) Tiếp tục đầu tư và chú trọng đến các dòng sản phẩm chủ lực, mũi nhọn của công ty như: Bánh mỳ, bánh trung thu, bánh cracker, bởi vì đây chính là nguồn thu chủ yếu của cơng ty. Cơng ty cần có chiến lược mở rộng sản xuất các sản phẩm chủ lực, tăng cường định vị thương hiệu, nhãn hiệu cho từng dòng sản phẩm như: Bánh mì mặn staff, lucky, bánh mỳ sốt spaghetti… Đối với dòng Bánh trung thu, cơng ty cần phân dịng sản phẩm từ cấp thấp đến cao cấp để phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng. Đồng thời mỗi năm cần có sự đổi mới về tên gọi, mẫu mã bao bì, hương vị giảm ngọt, giảm béo, tập trung hơn về nguyên liệu tự nhiên, hương vị hoa quả khác biệt…

+) Thực hiện và kiểm soát nghiêm ngặt việc thực hiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm bánh k o. Bởi chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Chỉ cần mất lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể bị

kéo xuống hạng thấp nhất và phải mất rất lâu mới có thể lấy lại được uy tín trên thị trường. Để thực hiện tốt giải pháp này, Công ty cần tăng cường áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như: Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về an tồn mơi trường, hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn HACCP , Tiêu chuẩn ISO 22000: 2005 kiểm sốt tồn diện an tồn vệ sinh thực phẩm… Hoạt động kiểm sốt chất lượng khơng chỉ được thực hiện trước khi xuất xưởng sản phẩm mà phải thực hiện trong từng bước của quy trình. Cụ thể là: Trong q trình sản xuất, sẽ cần có ba bộ phận khác nhau chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm trên dây chuyền và chất lượng sản phẩm trước khi đóng gói.

+) Nghiên cứu và phát triển quy cách bao gói, đóng gói mới cho sản phẩm để đảm bảo vừa hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, lại vừa thuận tiện trong quá trình bảo quản, vận chuyển. Giải pháp này cũng góp phần tránh các chiêu thức làm hàng giả, hàng nhái của các cơ sở sản xuất bánh k o nhỏ lẻ, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và thương hiệu cho cơng ty.

+) Áp dụng chính sách giá linh hoạt và cạnh tranh: Giá cả được xem là công cụ cạnh tranh phổ biến của nhiều doanh nghiệp. Đối với Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị, trong môi trường cạnh tranh như hiện nay trên thị trường miền Bắc, thì việc áp dụng chính sách giá linh hoạt và cạnh tranh là rất cần thiết. Bên cạnh đó, ngồi việc áp dụng chính sách chiết khấu cho các đại lý theo số lượng đơn đặt hàng, Cơng ty có thể sử dụng chiết khấu theo thời gian thanh toán, khuyến mãi sản phẩm kèm sản phẩm… Ngồi ra, cần giảm thiểu những chi phí khơng cần thiết, tránh đội giá thành sản phẩm lên cao: Tìm kiếm nguồn cung vật tư chi phí thấp nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu sản xuất; Giám thiểu việc mua nguyên liệu đầu vào qua trung gian mà mua tận nơi sản xuất để được ưu đãi về giá tốt nhất.

4.2.4. Chú trọng bồi dưỡng nhân sự:

Nhân sự chính là chủ thể của mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Đó là nền móng và là yếu tố cốt lõi cho những gì doanh nghiệp làm. Nhân sự là đội ngũ cung cấp ý tưởng, thực hiện ý tưởng và các chiến lược kinh doanh của công ty. Một công ty luôn nuôi dưỡng được tài năng là nơi giữ đội ngũ nhân sự có được niềm đam mê và động lực không chỉ trong công việc mà một phần của nền văn hóa doanh nghiệp.

Bởi vậy, để năng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị cần có các giải pháp để tận dụng và phát huy tối đa năng lực cũng như nhiệt huyết đóng góp của đội ngũ nhân sự, vì sự phát triển lâu dài của công ty. Dưới đây là

một số giải pháp cụ thể:

+) Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để tạo mơi trường và bầu khơng khí làm việc tốt nhất cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp là cầu nối giúp nhân viên xem công ty như là một ngôi nhà thứ hai của mình, qua đó họ sẽ có nhiệt huyết làm việc, cống hiên và gắn bó lâu dài vì sự tồn tại và phát triển của công ty.

+) Tất cả nhân viên cần được tạo điều kiện nghiên cứu, học tập thơng qua các chương trình đào tạo nội bộ, đào tạo bên ngồi phù hợp với u cầu vị trí cơng việc của mỗi người trong lĩnh vực chuyên môn và quản lý.

+) Công tác đào tạo và phát triển năng lực nhân viên cần được tổ chức và tiến hành một cách có hệ thống, liên tục ở tất cả các cấp, các bộ phận và nhóm sản xuất- kinh doanh.

+) Mỗi nhân viên được tạo điều kiện để phát triển năng lực bản thân dựa trên kế hoach phát triển nghề nghiệp cá nhân theo định hướng phát triển của HuuNghiFood.

+) Nhân viên mới sẽ được huấn luyện một cách đầy đủ để hội nhập vào môi trường làm việc của HuuNghiFood.

+) Tạo điều kiện cho nhân viên được thay đổi vị trí cơng việc nhằm phát triển toàn diện kỹ năng của mỗi người.

+) Tuyển chọn những sinh viên, học sinh có năng lực ngay từ sau khi đã hồn tất chương trình cơ bản bằng các hợp đồng tài trợ học bổng - tuyển dụng để chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển lâu dài.

+) Áp dụng chính sách trả lương, thưởng theo thỏa thuận đối với từng nhóm đối tượng tùy theo năng lực, trình độ, hiệu quả cơng tác chuyên môn cao và nhu cầu đầu tư phát triển của doanh nghiệp để khuyến khích người lao động gắn bó với nghề.

+) Có chính sách khen thưởng xứng đáng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật giúp nâng cao năng suất lao động và doanh thu, đồng thời áp dụng những biện pháp, quy định xử phạt nghiêm minh đối với cán bộ nhân viên vi phạm Nội quy, Kỷ luật lao động.

4.2.5 Đổi mới dây chuyền cơng nghệ:

Có thể khẳng định rằng việc đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị hiện đại được xem như “chiếc đũa thần”, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Và đối với các doanh nghiệp sản xuất bánh k o Việt Nam nói chung, cơng ty Hữu Nghị nói riêng cũng vậy. Đổi mới cơng nghệ, sử dụng công nghệ hiện đại cũng là cách tốt nhất để Hữu Nghị giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu, giảm tác động xấu đến môi trường, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm bánh k o.

Bên cạnh những dây chuyền sản xuất bánh k o hiện có, kiến nghị cơng ty cần chú trọng đầu tư tài chính để sở hữu thêm những dây chuyền sản xuất bánh k o cao cấp, tiên tiến khác.Tuy nhiên, công ty cần nhận thức rõ rằng đầu tư cho công nghệ không phải là chỉ bỏ vốn ra để mua công nghệ về mà phải đầu tư sao cho có hiệu quả, tận dụng tối đa được công nghệ, ứng dụng thành công công nghệ để tăng hiệu quả sản xuất. Muốn vậy, công ty cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

+) Chú trọng đầu tư đổi mới cả công nghệ sản xuất bánh k o và cả dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sản xuất bánh k o để đảm bảo vệ sinh mơi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

+) Cần có chương trình đào tạo chi tiết cho các cơng nhân kỹ thuật trong công ty để nâng cao năng lực tiếp thu và vận hành những công nghệ mới một cách chủ động. Trước khi quyết định đầu tư đổi mới cơng nghệ cần có chiến lược nghiên cứu kỹ tính phù hợp với năng lực tiếp thu kỹ thuật của đội ngũ nhân viên, tránh tình trạng lãng phí khơng đáng có.

4.2.6 Củng cố và đẩy mạnh thương hiệu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w