Mối quan hệ giữa các nhân tố và hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty dược phẩm hồng phước (Trang 33)

Sự ra đời của kinh tế hàng hóa mở ra một thời kỳ mới của nền sản xuất xã hội và là một bước phát triển mới trong lịch sử phát triển của xã hội lồi người. trong nền kinh tế đó, tính hiệu quả của qúa trình trao đổi ln được các bên đặt lên hàng đầu, việc tối đa hóa lợi nhuận trong sản xuất và trao đổi không chỉ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của các chủ thể kinh tế mà cịn là nhân tố kích thích, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Bước sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế với môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi, môi trường cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Mặt khác, do thu nhập người dân được nâng cao làm cho nhu cầu người tiêu dùng cũng thay đổi, họ có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn. Chính sự thay đổi của các nhân tố đó đã tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của các Doanh nghiệp nói chung, các Doanh nghiệp Dược nói riêng. Thực tiễn đã chứng minh, Doanh nghiệp nào có khả năng thích nghi nhanh với sự thay đổi của mơi trường, đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng thì Doanh nghiệp đó sẽ đạt hiệu quả cao và ngược lại. Mối quan hệ của các nhân tố và hiệu quả kinh doanh là hết sức chặt chẽ và không phải bàn cãi, nghiên cứu mối quan hệ này có vai trị rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Chính vì tính chất, ý nghĩa và tầm quan trọng của mối quan hệ này, mà có rất nhiều nhà khoa học trên thế giới, cũng như trong nước đã tốn rất nhiều công sức và giấy mực để nghiên cứu vấn đề này như: Phillip Kotler với tác phẩm “Quản trị marketing”, hay Micheal Porter với chiến lược cạnh tranh hiệu quả... sự ra đời của các cơng trình nghiên cứu này đã đem lại cách tiếp cận mới trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sự nỗ lực của các hãng trong việc đáp ứng các xu thế cạnh tranh mới.

Môi trường vĩ mô sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh mới, cịn mơi trường bên trong giúp tối đa hóa hiệu quả kinh doanh cho Doanh nghiệp. Nghiên cứu môi trường kinh doanh không chỉ giúp cho Doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, giảm thiểu các rủi ro, mà còn giúp cho các Doanh nghiệp định vị được điểm mạnh và hạn chế của mình trước các đối thủ từ đó giúp Doanh nghiệp đưa ra các điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo điều kiện cho Doanh nghiệp phát triển bền vững.

1.5 Lịch sử phát triển ngành Dƣợc Việt Nam, khái niệm, vai trò và đặc điểm ngành Dƣợc

1.5.1 Lịch sử phát triển ngành Dược Việt Nam

Thời Bắc thuộc, do đặc điểm địa lý và quan hệ chính trị, nền y dược Việt Nam có sự giao thoa và chịu nhiều ảnh hưởng từ nền y dược Trung Quốc.

Năm 938, thời kì Bắc thuộc kết thúc, ngành y dược Việt Nam tiếp tục phát triển.

Từ năm 1858, trong thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã đưa Tây y vào nước ta.

Năm 1902 mở trường đào tạo Dược sĩ Hà Nội, tổ chức một số bệnh viện, bệnh xá ở các tỉnh, thành phố, phủ, huyện.

Giai đoạn 1946 – 1954, trong kháng chiến chống Pháp, ngành dược vừa thiếu dược sĩ, công nhân, trang thiết bị, vật tư, vừa thiếu kinh nghiệm và tổ chức quản lí. Ngành chủ yếu phát triển theo hướng tự lực cánh sinh, tận dụng mọi nguyên liệu sẵn có từ cây thuốc trong nước.

Giai đoạn 1954 – 1975, miền Bắc tiến hành cải tạo ngành dược tự doanh, xây dựng phát triển ngành dược quốc doanh.

Giai đoạn sau 1975, ngành dược phát triển qua 3 giai đoạn chính.

Giai đoạn 1 (1975 – 1990), ngành dược Việt Nam giai đoạn này chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, sức sản xuất không đáng kể.

Giai đoạn 2 (1990 – 2005), các nhà thuốc và các công ty sản xuất thuốc

phát triển rất nhanh, sản phẩm dược đa dạng, phong phú hơn. Đặc biệt sau khi có Nghị quyết Trung ương IV và Quyết định 58 của Thủ tướng chính phủ.

Giai đoạn 3 (từ năm 2005 đến nay), các công ty dược đẩy mạnh q trình nâng cấp tiêu EU-GMP… nhằm thích ứng với PIC/S, GMP-WHO.

1.5.2 Khái niệm

“Ngành dược là chuyên ngành chuyên nghiên cứu những chất, hợp chất dùng trong công tác phịng, chuẩn đốn, điều trị bệnh hoặc dùng để khôi phục, điều chỉnh các chức phận của các cơ quan trong cơ thể” (Trần Đực Hậu, 2014)

1.5.3 Đặc điểm ngành Dược

1.5.3.1 Khách hàng

Ngành Dược là ngành kinh doanh có điều kiện, sản phẩm của ngành Dược có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng. Đối tượng phục vụ của ngành Dược là bệnh nhân, những người đang bị đau đớn cả về thể xác và tinh thần. Trong thực tế, không phải mọi người đều mắc các bệnh giống nhau, và cũng không phải bệnh nhân nào cũng có đủ điều kiện về kinh tế để có thể lựa chọn các dịch vụ y tế có chất lượng cao. Trong số các bệnh nhân đó, có rất nhiều người có hồn cảnh kinh tế khó khăn, phải sử dụng các dịch vụ và các loại thuốc có giá thành rẻ để điều trị. Thậm chí, có những bệnh nhân đặc biệt khó khăn, khơng có tiền để khám và chữa bệnh. Để giúp họ vượt qua những khó khăn, giảm bớt gánh nặng về kinh tế, đồng thời đảm bảo cho mọi người bệnh đều được khám và điều trị bệnh đầy đủ, kịp thời. Ngành Dược khơng chỉ có nhiệm vụ phải nghiên cứu, bào chế ra các loại thuốc để điều trị các bệnh từ đơn giản nhất đến các bệnh nguy hiểm nhất có nguy cơ tử vong cao mà giá các loại thuốc đó phải rẻ và an tồn cho người sử dụng.

1.5.3.2 Sản xuất và cung ứng thuốc

Ngành Dược đảm bảo sản xuất, cung ứng thuốc chất lượng tốt, đầy đủ cả về chủng loại, số lượng để phục vụ kịp thời cho nhu cầu điều trị, cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân và quốc phòng. Để đáp ứng được yêu cầu

đó, ngành Dược phải tổ chức mạng lưới phân phối thuốc sát với dân và sẵn sàng phục vụ nhân dân bất cứ lúc nào khi dân có nhu cầu. Song song với nhiệm vụ đó, ngành Dược phải đảm bảo có cơ số thuốc dự trữ từ cấp Quốc gia đến tỉnh, thành phố, quận/huyện. Để dự phòng nhu cầu thuốc tăng đột xuất. Thuốc cung ứng phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giá cả phải hợp lý phù hợp với khả năng thanh toán của người bệnh đồng thời đáp ứng được yêu cầu tái hoạt động của nhà sản xuất kinh doanh.

1.5.3.3 Tham gia quản lý kinh tế Dược

Ngành Dược cũng là một ngành kinh tế, nhưng chịu sự quản lý rất chặt chẽ của pháp luật, đặc biệt là luật Dược. Vì vậy, kinh doanh thuốc hợp pháp, đúng luật nhằm ổn định thị trường thuốc và tạo ra lợi nhuận hợp lý để đóng góp nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

1.5.3.4 Tư vấn sử dụng thuốc

Dược sỹ có nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc đúng cách, đúng giờ và đúng liều. Để làm được điều đó, người thầy thuốc phải nắm vững kiến thức về thuốc để làm tốt nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn cho người sử dụng và tham gia vào chương trình y tế cộng đồng.

1.5.3.5 Mối quan hệ với ngành y

Ngành Dược và ngành y có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác y tế nhằm mục đích chung là phục vụ và chăm sóc sức khỏe nhân dân và quốc phịng.

1.5.3.6 Cơ quan quản lý nhà nước về Dược

Cơ quan quản lý nhà nước về Dược gồm 3 cấp:

Cấp bộ

Cục quản lý Dược là cơ quan chuyên trách về quản lý Dược.

Cấp tỉnh, thành phố

Là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, giúp ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác y tế trên địa bàn, quản lý và chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ.

Cấp huyện

Chỉ đạo công tác Dược, chịu trách nhiệm trước Sở y tế và ủy ban nhân dân huyện về quản lý Dược trong huyện, quận và do một phó giám đốc trung tâm y tế huyện, quận phụ trách.

1.5.3.7 Thanh tra Y tế

Gồm 2 cấp : thanh tra Bộ y tế và thanh tra Sở y tế.

1.5.3.8 Cơ quan giám sát kiểm tra chất lượng thuốc

Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương, Viện kiểm nghiệm thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc của tỉnh, Phịng đảm bảo chất lượng thuốc của Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh Dược phẩm...

1.5.4 Vai trò ngành Dược

1.5.4.1 Vai trò của nghành Dược đối với sức khỏe con người

Sức khỏe là vốn quý, là tài sản vô giá của con người. Cuộc sống con người luôn gắn liền với bệnh tật. Sức khỏe-Bệnh tật là hai yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bệnh tật của một người phụ thuộc vào sức khỏe của chính họ. Người có sức khỏe tốt sẽ có hệ thống miễn dịch tốt do đó sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh và ngược lại. Người có sức khỏe kém, cơ thể sẽ dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây nguy cơ gia tăng mắc bệnh. Bệnh tật không chỉ phụ thuộc vào sức khỏe, mà còn phụ thuộc vào chất lượng cuộc sống và điều kiện sinh hoạt, ăn uống và môi trường sống cúa con người. Ngành Dược khơng chỉ nghiên cứu, tìm tịi, phát hiện, phát triển và bào chế ra các loại thuốc, các dạng thuốc chữa bệnh cho con người từ những căn bệnh đơn giản đến những căn bệnh phức tạp nhất, nguy hiểm đến tính mạng con người. Các loại thuốc khơng chỉ hiệu quả trong điều trị, ngành Dược cịn

nghiên cứu để các sản phẩm phải hiệu quả về kinh tế và an toàn nhất trong sử dụng. Song song với nhiệm vụ đó, ngành Dược cịn có nhiệm vụ tổ chức các sự kiện để truyền thông, giáo dục, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp bảo vệ, nâng cao sức khỏe để phòng, chống các nguy cơ mắc bệnh nhằm hạn chế thấp nhất bệnh tật cho cộng đồng và giảm bớt gánh nặng cho xã hội.

1.5.4.2 Vai trò của nghành Dược đối với nền kinh tế

Song song với vai trò đáp ứng chữa bệnh và nâng cao sức khỏe đời sống tinh thần cho nhân dân, ngành Dược cũng đóng vai trị quan trọng cho nền kinh tế đất nước. Vai trò của ngành Dược đối với nền kinh tế được thể hiện như: Tăng thu ngân sách nhà nước, Giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động, tái cân bằng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, Giảm thâm hụt cán cân thương mại cho nền kinh, đặc biệt là trong lĩnh vực dược. Duy trì và phát triển vườn cây thuốc có nguồn gốc đơng y, thuốc từ thảo dược đóng góp cho nền kinh tế và giúp cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Ứng dụng sự phát triển của khoa học kỹ thuật để nghiên cứu, tìm tịi, phát hiện, phát triển nhiều lồi thuốc mới, thuốc có nguồn gốc từ đơng y, thuốc có nguồn gốc từ thảo dược có giá trị kinh tế cao cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài để tăng thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước, đồng thời giảm thâm hụt cán cân thương mại.

1.6 Cơ sở của việc lựa chọn các nhân tố nghiên cứu, mơ hình nghiên cứuđề xuất và giả thiết đề xuất và giả thiết

1.6.1 Cơ sở của việc lựa chọn các nhân tố nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng, hiệu quả kinh doanh, mức độ tác động của các nhân tố đối với hiệu quả kinh doanh, cùng với sự tham khảo mơ hình của các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tuy có sự khác nhau về lĩnh vực nghiên cứu, nhưng giữa các đề tài đều có những đặc điểm nghiên cứu tương đồng. Do vậy, tác

giả xây dựng mơ hình nghiên cứu cho đề tài „„Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại Công ty Dược Phẩm Hồng Phước‟‟ trên cơ sở kế thừa có điều chỉnh mơ hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thảo (2013). Nhưng vì thời gian và năng lực hạn chế, nên tác giả chỉ nghiên cứu bốn (4) nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Dược Phẩm Hồng Phước là: Quy mô Doanh nghiệp, thương hiệu, năng lực tài chính, Chiến lược marketing. Sở dĩ, tác giả lựa chọn các nhân tố trên là vì:

Quy mơ Doanh nghiệp

Quy mô Doanh nghiệp thường được thể hiện qua các yếu tố như quy mô doanh thu, số lượng lao động hoặc quy mơ tài chính của Doanh nghiệp. Do vậy, các yếu tố này tỷ lệ thuận với quy mơ Doanh nghiệp, có nghĩa là các yếu tố này càng lớn, thì quy mơ Doanh nghiệp càng lớn. Do đó, tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp.

Thương hiệu

Hai từ “ Thương hiệu” rất phổ biến trên thế giới, tuy nhiên cụm từ này khá mới mẽ đối với rất nhiều Doanh nghiệp ở Việt Nam. Thực tế, trên thế giới có rất nhiều các thương hiệu nổi tiếng như: Toyota, apple, walmart… và chính sự nổi tiếng này đã đem lại cho các hãng mức doanh thu khổng lồ. Vai trò của thương hiệu đối với hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp là không phải bàn cãi, tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Thương hiệu mang một thông điệp rất rõ ràng cho khách hàng về chất lượng sản phẩm, triết lý kinh doanh, mục tiêu chiến lược, tầm nhìn và bản sắc Doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng và phát triển thương hiệu là vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách, giúp cho các Doanh nghiệp định vị được vị trí của mình trước các đối thủ. Qua đó, có những điều chỉnh đúng đắn để nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo tiền đề để Doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.

Năng lực tài chính

Năng lực tài chính là khả năng đầu tư, khả năng thanh khoản của Cơng ty. Năng lực tài chính tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh sẽ dễ dàng triển khai các hoạt động kinh doanh, tận dụng tốt cơ hội kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao uy tín trước các đối tác và nhà cung cấp.

Chiến lược Marketing

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, một sự khác biệt trong chiến lược Marketing sẽ giúp Doanh nghiệp chiếm lợi thế hơn trước các đối thủ nếu các điều kiện khác là như nhau. Ví dụ: chương trình khuyến mại độc đáo, chiến lược tạo kênh phân phối hợp lý, chính sách bán hàng… tất cả các yếu tố đó đều nâng cao khả năng cạnh tranh cho Doanh nghiệp.

1.6.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Hình 1.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Để thuận tiện hơn trong quá trình nghiên cứu và giúp độc giả dễ hiểu hơn khi tham khảo nội dung đề tài. Tác giả thống kê lại và mô tả cụ thể hơn về các nhân tố trong bảng sau :

Bảng 1.1 Bảng thống kê và mơ tả các nhân tố của mơ hình đề xuất. Nhân tố Quy mơ Doanh nghiệp Thương hiệu Năng lực tài chính Chiến lược marketing Hiệu quả kinh doanh

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

1.6.2 Các giả thuyết

H1: Quy mơ Doanh nghiệp có tác động cùng chiều (+) với Hiệu quả kinh doanh của Công ty Dược Phẩm Hồng Phước.

H2: Thương hiệu có tác động cùng chiều (+) với Hiệu quả kinh doanh của Công ty Dược Phẩm Hồng Phước.

H3: Năng lực tài chính có tác động cùng chiều (+) với Hiệu quả kinh doanh của Công ty Dược Phẩm Hồng Phước.

H4: Chiến lược marketing có tác động cùng chiều (+) với Hiệu quả kinh doanh của Cơng ty Dược Phẩm Hồng Phước.

H5: Khơng có sự khác biệt về sự tác động của giới tính đối với Hiệu quả kinh doanh của Công ty Dược Phẩm Hồng Phước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty dược phẩm hồng phước (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w