3.7.1 Quy mô Doanh nghiệp
* Giả thuyết H1: Quy mô Doanh nghiệp có tác động cùng chiều (+) với ROA.
* Hệ số hồi quy chuẩn hóa β1= 0.201, Sig(β1) = 0.000 < 0.05: Ủng hộ giả thuyết H1.
Theo kết quả thu được trong cuộc khảo sát thì rõ ràng có sự tác động dương (+) từ yếu tố Quy mô và ROA. Khi doanh thu tăng làm tăng lợi nhuận do vậy ROA tăng.
3.7.2 Thương hiệu
* Giả thuyết H2: Thương hiệu có tác động cùng chiều (+) với ROA. * Hệ số hồi quy chuẩn hóa β2 = 0.280 Sig(β2) = 0.000 < 0.05: ủng hộ giả thuyết H2.
Như vậy, có sự tác động dương (+) giữa Thương hiệu và ROA. Hay nói cách khác, trong cuộc khảo sát cho thấy ROA bị ảnh hưởng bởi Thương hiệu. Thương hiệu càng nổi tiếng thì càng nhiều người biết được sản phẩm của Công ty làm cho hàng hóa bán được nhiều làm tăng doanh thu, lợi nhuận tăng làm cho ROA càng tăng.
3.7.3 Năng lực tài chính
* Giả thuyết H3: Năng lực tài chính có tác động cùng chiều (+) với ROA.
* Hệ số hồi quy chuẩn hóa β3= 0.204, Sig(β3) = 0.000 < 0.05: Ủng hộ giả thuyết H3.
Như vậy, Năng lực tài chính có tác động cùng chiều đến ROA. Hay nói cách khác, trong cuộc khảo sát cho thấy ROA chịu tác động mạnh của Năng lực tài chính. Năng lực tài chính càng mạnh thì càng thuận lợi trong việc triển khai các hoạt động kinh doanh, làm cho đối tác tin tưởng, Doanh nghiệp dễ dàng chớp cơ hội kinh doanh làm tăng doanh thu, giảm chi phí và làm tăng lợi nhuận cho nên ROA tăng và ngược lại.
3.7.4 Chiến lược marketing
* Giả thuyết H4: Chiến lược marketing có tác động cùng chiều (+) với ROA.
* Hệ số hồi quy chuẩn hóa β4= 0.244, Sig(β3) = 0.000 < 0.05: Ủng hộ giả thuyết H4.
Như vậy, Chiến lược marketing có tác động cùng chiều với ROA. Hay nói cách khác, trong cuộc khảo sát cho thấy ROA bị ảnh hưởng bởi Chiến lược marketing. Chiến lược marketing của Công ty càng phù hợp thì Cơng ty càng nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của thị trường, do đó Cơng ty càng đáp ứng và dự đoán được xu hướng tiêu dùng và đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đó từ đó thúc đẩy hoạt động bán hàng làm tăng doanh thu, giảm rủi ro, qua đó làm tăng lợi nhuận nên ROA tăng.
Tóm lại, kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu được tóm tắt như sau:
Bảng 3.10 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết Giả
Nội dung thuyết
H1 Quy mô Doanh nghiệp có tác động cùng chiều (+)
với ROA
H2 Thương hiệu có tác động cùng chiều (+) với ROA
H3 Năng lực tài chính có tác động cùng chiều (+) với ROA
H4 Chiến lược marketing có tác động cùng chiều (+) với ROA
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
3.8 Đánh giá sự khác biệt về sự am hiểu của các đối tƣợng khảo sát theo đặc điểm nhân khẩu học về Công ty Dƣợc Phẩm Hồng Phƣớc
3.8.1 Sự khác biệt theo giới tính
Các giả thuyết sự khác biệt theo giới tính:
* Giả thuyết H5: Khơng có sự khác biệt về giới tính đối với hiệu quả kinh doanh của Công ty Dược Phẩm Hồng Phước
Kết quả kiểm định T-test như phụ lục
* Sig = 0.516 > 5%: nghĩa là khơng có đủ cơ sở để bác bỏ H5. Do đó, khơng tồn tại sự khác biệt về giới tính đối với ROA.
3.8.2 Sự khác biệt theo độ tuổi
Các giả thuyết sự khác biệt theo độ tuổi:
Giả thuyết H6: Khơng có sự khác biệt về tác động của độ tuổi đối với của Công ty Dược Phẩm Hồng Phước.
Kết quả phân tích phương sai 1 yếu tố (One-way ANOVA) như phụ lục.
* Sig = 0.000 < 5%: nghĩa là có đủ cơ sở để bác bỏ H6. Do đó, tồn tại sự khác biệt về độ tuổi đối với ROA. Trong đó, những người có độ tuổi Trên 40 tuổi có tác động mạnh nhất đến ROA so với nhóm cịn lại.
3.8.3 Sự khác biệt theo thu nhập
Các giả thuyết sự khác biệt theo thu nhập:
* Giả thuyết H7: Khơng có sự khác biệt về tác động của thu nhập đối với ROA của Công ty Dược Phẩm Hồng Phước theo.
Kết quả phân tích phương sai 1 yếu tố (One-way ANOVA) như phụ lục * Sig = 0.000 < 5%: nghĩa là có đủ cơ sở để bác bỏ H7. Do đó, tồn tại sự khác biệt về tác động của thu nhập đối với ROA. Trong đó những người có thu nhập Trên 15 triệu có tác động thấp hơn hơn đến ROA các nhóm cịn lại.
3.9 Kết quả nghiên cứu tại Công ty Dƣợc Phẩm Hồng Phƣớc.
Theo kết quả của mơ hình nghiên cứu tại bảng 3.9, có 4 biến tác động
đến ROA có ý nghĩa thống kê ở mức 5% là biến: (1) Quy mô Doanh nghiệp, (2) Thương hiệu, (3) Năng lực tài chính, (4) Chiến lược marketing. Kết quả hồi quy các biến độc lập đúng với mơ hình kỳ vọng dấu ban đầu, các biến đều tác động cùng chiều với ROA, và đây là kết quả phản ánh đúng thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu. Các biến (1) Quy mô Doanh nghiệp, (2) Thương hiệu, (3) Năng lực tài chính, (4) Chiến lược marketing mang dấu dương trùng với
giả thiết ban đầu và là các yếu tố tác động làm gia tăng ROA của Công ty Dược Phẩm Hồng Phước, nếu các biến này tăng lên một đơn vị trong điều kiện các biến còn lại khơng thay đổi. Kết quả phân tích hồi quy của từng biến được chi tiết như sau:
“Thương hiệu” có hệ số sig. = 0.000 được xem là có mức ý nghĩa
thống kê ở mức 5%. Mức độ tác động đến biến phụ thuộc mạnh nhất trong 4 biến. Hệ số hồi qui của biến “Thương hiệu” β1= 0.280>0 mang dấu dương, quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc ROA, thỏa mãn kỳ vọng của mơ hình nghiên cứu. Theo kết quả phân tích ở bảng 3.9 nhận thấy, nếu các điều kiện khác không thay đổi, nếu “Thương hiệu” của Cơng ty càng nổi tiếng thì ROA cũng tăng lên, điều này có nghĩa là ROA chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố thương hiệu. Như vậy, mơ hình ước lượng đã xác định yếu tố “Thương hiệu” có tác động dương đến ROA, đây là biến có hệ số hồi quy lớn nhất nên tác động mạnh nhất đến hiệu quả kinh doanh của Cơng ty.
“Chiến lược marketing” có hệ số sig. = 0.000 được xem là có mức ý
nghĩa thống kê ở mức 5%. Mức độ tác động đến biến phụ thuộc mạnh thứ 2 trong 4 biến có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy của biến “Chiến lược marketing” β2 = 0.244>0 mang dấu dương, quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc ROA, nên thỏa mãn kỳ vọng của mơ hình nghiên cứu. Theo kết quả phân tích ở bảng 3.9 nhận thấy nếu các điều kiện khác không thay đổi, “Chiến lược marketing” của Công ty càng tốt, sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trước các đối
thủ, qua đó thúc đẩy hoạt động bán hàng, do đó ROA của Cơng ty càng tăng. Điều này có nghĩa là ROA của Công ty chịu tác động bởi “Chiến lược marketing”. Như vậy, mơ hình ước lượng đã xác định yếu tố “Chiến lược marketing” có tác động cùng chiều với ROA, đây là biến có hệ số hồi quy lớn thứ 2(hai) nên tác động mạnh thứ hai đến hiệu quả kinh doanh của Công ty sau biến.
“Năng lực tài chính” có hệ số sig. = 0.000 được xem là có mức ý nghĩa
thống kê ở mức 5%. Mức độ tác động đến biến phụ thuộc thấp nhất trong 4 biến có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy của biến “Năng lực tài chính” β3= 0.204 mang dấu dương, quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc, thỏa mãn kỳ vọng của mơ hình nghiên cứu. Theo kết quả phân tích ở bảng 3.14 nhận thấy nếu các điều kiện khác không thay đổi, yếu tố “Năng lực tài chính” càng mạnh, ROA của Cơng ty sẽ càng tăng. Như vậy, mơ hình ước lượng đã xác định yếu tố “Năng lực tài chính” có tác động cùng chiều, mức tác động mạnh thứ 3 đối với ROA của Công ty.
“Quy mơ Doanh nghiệp” có hệ số sig. = 0.000 được xem là có mức ý
nghĩa thống kê ở mức 5%. Mức độ tác động đến biến phụ thuộc mạnh thứ 3 trong 4 biến có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy của biến Chiến lược marketing β4= 0.201>0, mang dấu dương, nên có quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc, thỏa mãn kỳ vọng của mơ hình nghiên cứu. Theo kết quả phân tích ở bảng 3.9 nhận thấy nếu các điều kiện khác không thay đổi, “Quy mô Doanh
nghiệp” càng lớn ROA của Công ty sẽ càng tăng. Như vậy, mơ hình ước
lượng đã xác định yếu tố “Quy mơ Doanh nghiệp” có tác động cùng chiều, đây là nhân tố ít có tác động nhất đối với ROA của Cơng ty.
TĨM TẮT CHƢƠNG 3
Chương 3 đã trình bày thơng tin về mẫu khảo sát, đánh giá độ tin cậy Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến, khảo sát các biến thành phần.
Thông tin mẫu cho thấy đối tượng khảo sát là bao gồm: người tiêu dùng, nhân viên Công ty, nhà quản lý Doanh nghiệp. Qua đánh giá độ tin cậy Cronbach‟s Alpha và phân tích nhân tố EFA, phân tích tương quan, hồi quy đa biến cho thấy mơ hình nghiên cứu lý thuyết là hoàn toàn phù hợp với dữ liệu thị trường. Nghiên cứu định lượng đã khẳng định rằng 4 nhân tố thành phần đều có tác động dương đến ROA của Cơng ty đó là các nhân tố: (1) Quy
mơ Doanh nghiệp, (2) Thương hiệu, (3) Năng lực tài chính, (4) Chiến lược
marketing. Kết quả phân tích cũng chỉ ra rằng sự khác biệt theo các đặc điểm
nhân khẩu học của các nhóm đối tượng khảo sát cho thấy ít có tồn tại sự tác động khác biệt về giới tính, độ tuổi và thu nhập đối với hiệu quả kinh doanh của Công ty Duợc Phẩm Hồng Phước. Và vì vậy, sự tác động của các nhân tố này trong lĩnh vực kinh doanh Dược phẩm là không đáng kể.
Từ việc khẳng định được mối quan hệ và hướng tác động giữa các nhân tố nghiên cứu và hiệu quả kinh doanh của các Doanh nghiệp Dược nói chung và Cơng ty Dược Phẩm Hồng Phước nói riêng. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho lãnh đạo các Doanh nghiệp nói chung và Cơng ty Dược Phẩm Hồng Phước nói riêng có thể đánh giá một cách tổng quan nhất thực tiễn hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mình và coi đó sẽ là cơ sở để lãnh đạo Công ty Dược phẩm Hồng Phước đưa ra các điều chỉnh kịp thời trong việc điều hành, định hướng và xây dựng mục tiêu phát triển phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. Đồng thời, giúp hạn chế tối đa các rủi ro gây ra bởi sự biến động của môi trường kinh doanh. Để giúp Công ty nâng cao hiệu quả
kinh doanh và phát triển bền vũng trong giai đoạn tới. Trong chương 4 tác giả sẽ mạnh dạn đề xuất một số gợi ý các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và một số giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất có thể các rủi ro gây thiệt hại cho Công ty. Và rất mong rằng những giải pháp mà tác giả đưa ra đều được ban lãnh đạo Công ty nghiên cứu và thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Cơng ty trong thời gian tới.
CHƢƠNG 4
MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CHO CÔNG TY DƢỢC PHẨM HỒNG PHƢỚC 4.1 Định hƣớng phát triển Công ty trong 5 năm tới giai đoạn 2017-2022
Trước sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự biến đổi khôn lường của môi trường kinh doanh, đồng thời sự thay đổi chóng mặt của luật dược và sự quản lý chặt chẽ của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thuốc. Lãnh đạo Công ty luôn ưu tiên phát triển Doanh nghiệp theo hướng ổn định và bền vững trên cơ sở đáp ứng nhu cầu cơ bản của thị trường trong sự khan hiếm nguồn lực của Công ty. Với quan điểm như vậy, Ban quản trị xác định chiến lược phát triển Công ty trong 5 năm tới, giai đoạn 2017-2022 như sau:
- Tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh theo kế hoạch đã đề ra của Công ty, đồng thời xây dựng các chiến lược marketing, chính sách bán hàng để cũng cố và phát triển các kênh phân phối mới để thúc đẩy hoạt động bán hàng, qua đó khai thác triệt để hơn nữa các mặt hàng OTC.
- Phát triển, mở rộng kinh doanh sang các mặt hàng ETC.
- Tiếp tục nghiên cứu phát triển và sản xuất các loại thực phẩm chức năng và các sản phẩm chiến lược của Công ty.
Nhiệm vụ
* Đối với việc mở rộng và thúc đẩy các mặt hàng OTC
Tiếp duy trì quan hệ thân thiết với các nhà cung cấp chiến lược, đảm bảo ổn định nguồn hàng và giá cả phục vụ hoạt động bán hàng đang diễn ra tại Cơng ty.
Mở rộng, tìm kiếm và thiết lập quan hệ với các nhà cung cấp mới để cung cấp cho thị trường các sản phẩm mới, chất lượng cao nhằm đa dạng hóa
sản phẩm kinh doanh và phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Xây dựng chiến lược marketing, chính sách bán hàng, chính sách phân phối, định giá sản phẩm, chương trình khuyến mại và dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả theo hướng đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu nhằm khuyến khích, thúc đẩy khách hàng trong việc ưu tiên lựa chọn tư vấn, giới thiệu các sản phẩm của Công ty.
Quán triệt nghiêm túc việc thực hiện các chính sách, chiến lược và mục tiêu đã đề ra, đồng thời thực hiện các giải pháp, tận dụng cơ hội nhằm nâng cao uy tín, tạo điều kiện tốt nhất để xây dựng và phát triển thương hiệu.
* Đối với chiến lược phát triển, mở rộng và khai thác các sản phẩm ETC
Tích cực giới thiệu, tham gia đấu thầu đưa các sản phẩm hiện có của Cơng ty vào các phòng khám, bệnh viện trong khu vực Hà nội, đồng thời mở rộng kênh bán hàng đến các phòng khám, các bệnh viện tuyến Tỉnh để mở rộng thị trường cho Cơng ty.
Tiếp tục mở rộng, tìm kiếm và thiết lập quan hệ với nhà cung cấp mới để tìm nguồn hàng mới, chất lượng cao, các sản phẩm có tính chất khác biệt như mẫu mã, nguồn gốc xuất xứ để cung cấp cho các phòng khám, bệnh viện.
* Đối với các sản phẩm do Công ty nghiên cứu sản xuất
Tiếp tục nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm do Công ty nghiên cứu sản xuất phù hợp với nhu cầu, đặc điểm của người sử dụng đáp ứng nhu cầu điều trị của khách hàng.
Liên tục cải tiến, áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu các hoạt chất mới, các cơng thức mới có hiệu quả điều trị cao, chi phí thấp và an tồn cung cấp cho thị trường Dược phẩm.
Có thể mở rộng nghiên cứu sản xuất và phân phối các loại thực phẩm chức năng phục vụ nhu cầu phổ biến như:
Các sản phẩm bổ não, tăng cường lưu lưu thông máu, các sản phẩm bổ sung nội tiết tố cho phụ nữ tiền mãn kinh, các sản phẩm làm đẹp da, cải thiện sinh lý và thải độc gan, tăng cường chức năng gan…
4.2 Một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Côngty Dƣợc Phẩm Hồng Phƣớc ty Dƣợc Phẩm Hồng Phƣớc
4.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao doanh thu cho Cơng ty
4.2.1.1 Nâng cao năng lực nhà quản trị
Vai trò của nhà Quản trị trong tổ chức là rất rõ ràng và khơng phải bàn cãi. Nhà quản trị là người có quyền lực cao nhất trong tổ chức, là người đề ra mọi mục tiêu, chiến lược phát triển cho tổ chức, đồng thời cũng là người tổ chức triển khai, thực hiện để đạt được các mục tiêu và chiến lược đó. Vì vậy, tất cả mọi quyết định của nhà quản trị đều tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Một quyết định của nhà quản có thể thu về cho tổ chức hàng tỷ đồng, nhưng cũng quyết định đó có thể gây tổn thất cho tổ chức hàng ngàn tỷ đồng,