Đặc điểm ngành Dược

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty dược phẩm hồng phước (Trang 35 - 37)

1.5 Lịch sử phát triển ngành Dược Việt Nam, khái niệm, vai trò và đặc điểm

1.5.3 Đặc điểm ngành Dược

1.5.3.1 Khách hàng

Ngành Dược là ngành kinh doanh có điều kiện, sản phẩm của ngành Dược có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng. Đối tượng phục vụ của ngành Dược là bệnh nhân, những người đang bị đau đớn cả về thể xác và tinh thần. Trong thực tế, không phải mọi người đều mắc các bệnh giống nhau, và cũng không phải bệnh nhân nào cũng có đủ điều kiện về kinh tế để có thể lựa chọn các dịch vụ y tế có chất lượng cao. Trong số các bệnh nhân đó, có rất nhiều người có hồn cảnh kinh tế khó khăn, phải sử dụng các dịch vụ và các loại thuốc có giá thành rẻ để điều trị. Thậm chí, có những bệnh nhân đặc biệt khó khăn, khơng có tiền để khám và chữa bệnh. Để giúp họ vượt qua những khó khăn, giảm bớt gánh nặng về kinh tế, đồng thời đảm bảo cho mọi người bệnh đều được khám và điều trị bệnh đầy đủ, kịp thời. Ngành Dược khơng chỉ có nhiệm vụ phải nghiên cứu, bào chế ra các loại thuốc để điều trị các bệnh từ đơn giản nhất đến các bệnh nguy hiểm nhất có nguy cơ tử vong cao mà giá các loại thuốc đó phải rẻ và an tồn cho người sử dụng.

1.5.3.2 Sản xuất và cung ứng thuốc

Ngành Dược đảm bảo sản xuất, cung ứng thuốc chất lượng tốt, đầy đủ cả về chủng loại, số lượng để phục vụ kịp thời cho nhu cầu điều trị, cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân và quốc phòng. Để đáp ứng được yêu cầu

đó, ngành Dược phải tổ chức mạng lưới phân phối thuốc sát với dân và sẵn sàng phục vụ nhân dân bất cứ lúc nào khi dân có nhu cầu. Song song với nhiệm vụ đó, ngành Dược phải đảm bảo có cơ số thuốc dự trữ từ cấp Quốc gia đến tỉnh, thành phố, quận/huyện. Để dự phòng nhu cầu thuốc tăng đột xuất. Thuốc cung ứng phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giá cả phải hợp lý phù hợp với khả năng thanh toán của người bệnh đồng thời đáp ứng được yêu cầu tái hoạt động của nhà sản xuất kinh doanh.

1.5.3.3 Tham gia quản lý kinh tế Dược

Ngành Dược cũng là một ngành kinh tế, nhưng chịu sự quản lý rất chặt chẽ của pháp luật, đặc biệt là luật Dược. Vì vậy, kinh doanh thuốc hợp pháp, đúng luật nhằm ổn định thị trường thuốc và tạo ra lợi nhuận hợp lý để đóng góp nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

1.5.3.4 Tư vấn sử dụng thuốc

Dược sỹ có nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc đúng cách, đúng giờ và đúng liều. Để làm được điều đó, người thầy thuốc phải nắm vững kiến thức về thuốc để làm tốt nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn cho người sử dụng và tham gia vào chương trình y tế cộng đồng.

1.5.3.5 Mối quan hệ với ngành y

Ngành Dược và ngành y có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác y tế nhằm mục đích chung là phục vụ và chăm sóc sức khỏe nhân dân và quốc phịng.

1.5.3.6 Cơ quan quản lý nhà nước về Dược

Cơ quan quản lý nhà nước về Dược gồm 3 cấp:

Cấp bộ

Cục quản lý Dược là cơ quan chuyên trách về quản lý Dược.

Cấp tỉnh, thành phố

Là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, giúp ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác y tế trên địa bàn, quản lý và chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ.

Cấp huyện

Chỉ đạo công tác Dược, chịu trách nhiệm trước Sở y tế và ủy ban nhân dân huyện về quản lý Dược trong huyện, quận và do một phó giám đốc trung tâm y tế huyện, quận phụ trách.

1.5.3.7 Thanh tra Y tế

Gồm 2 cấp : thanh tra Bộ y tế và thanh tra Sở y tế.

1.5.3.8 Cơ quan giám sát kiểm tra chất lượng thuốc

Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương, Viện kiểm nghiệm thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc của tỉnh, Phòng đảm bảo chất lượng thuốc của Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh Dược phẩm...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty dược phẩm hồng phước (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w