Hạn chế và Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động marketing tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh mỹ đình khoá luận tốt nghiệp 209 (Trang 57 - 62)

Nhìn chung, các hoạt động thanh toán quốc tế đều được thực hiện nhanh chóng, an tồn và có chất lượng, nhưng do một số nguyên nhân khách quan và chủ

quan sau ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh:

- Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thị phần thanh toán quốc tế giữa các NH trên địa bàn Hà Nội cũng như cạnh tranh lành mạnh giữa các CN trong cùng hệ thống, Agribank Mỹ Đình gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm KH tiềm năng và phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế.

- Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu giảm, nguyên nhân do các khách hàng thanh toán xuất khẩu qua Chi nhánh chiếm tỷ trọng nhỏ, mặt hàng và hình thức thanh tốn chưa đa dạng. Thanh toán hàng xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào khách hàng là Công ty Cổ Phần Thủy Sản Quảng Ninh nhưng năm nay chuyển sang hình thức thanh toán chuyển tiền nhiều, số lượng xuất theo L/C giảm.

- Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu phụ thuộc chủ yếu vào các KH sử dụng vốn vay tại Chi nhánh, các KH mới đã tiếp cận là các KH có doanh số nhỏ hoặc chưa sử dụng dịch vụ thanh toán hàng nhập khẩu.

- Dịch vụ chuyển tiền quốc tế vẫn duy trì ổn định về doanh số và phí thu cho chi nhánh. Tuy nhiên, chỉ số thanh toán biên mậu kém phát triển do chi nhánh không nằm trong khu vực thuận lợi phát triển giao thương biên giới, khách hàng nhỏ lẻ, chưa thu hút được khách hàng lớn.

- Việc hoàn thành các chỉ tiêu thu rịng từ kinh doanh ngoại tệ gặp nhiều khó khăn do số lượng khách hàng tại chi nhánh chủ yếu là DN vừa và nhỏ; số Dự án Agribank Mỹ Đình được giao làm Ngân hàng phục vụ đã trong giai đoạn kết thúc hoặc hết số dư.

- Chi cho nhân viên là 20.183 triệu đồng giảm 8.090 triệu đồng tương đương bằng 71.4% năm 2017 (28.273 triệu đồng) do Năm 2018 Quỹ thu nhập Chi nhánh âm nên tiền lương V2 Trụ sở chính cho tạm ứng 50% kế hoạch là 6.069 triệu đồng. thêm nữa từ giữa tháng 5/2018 toàn bộ cán bộ và cơ sở vật chất của Phòng Giao dịch số 02 được điều chuyển về CN Bách Khoa nên các khoản chi phí cho cán bộ cũng giảm so với năm trước

- Các sản phẩm dịch vụ về thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ chưa đa dạng, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm truyền thống và đơn giản như chuyển tiền, thư tín dụng, nhờ thu đơn thuần mà chưa phát triển các sản phẩm dịch vụ mới

như UPAS L/C, L/C dự phòng, chuyển tiền đa ngoại tệ, mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi...

- Việc phát triển sản phẩm phụ thuộc nhiều vào yếu tố địa bàn. Tại địa bàn của

CN không gần các khu cơng nghiệp hoặc địa bàn có nhiều người đi xuất khẩu lao động nên giao dịch kiều hối thực hiện qua CN cịn chưa lớn. Trên địa bàn Hà Nội nói chung và địa bàn CN nói riêng cũng có nhiều TCTD khác cạnh tranh quyết liệt.

về ATM:

+Lượng giao dịch tại máy ATM của Agribank thường bị quá tải do tốc độ phát

triển thẻ của các ngân hàng lớn nhưng nhiều ngân hàng không bổ sung máy ATM theo quy định của NHNN. Vào các mùa thời tiết nồm, ẩm các loại tiền tiền polyme tại ATM thương bị kẹt gây ra các lỗi kẹt tiền nhiều hơn. Thêm vào đó, thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam vẫn rất nhiều nên vào các kỳ trả lương KH thường rút hết tiền trên tài khoản nên giao dịch tại ATM của Agribank hoạt động hết công suất.

+Hiện tại nhiều máy của Agribank đã cũ và không thể nâng cấp bộ xử lý dẫn

tới các giao dịch tại máy chậm và nhiều khi không thành công, khiến khách hàng giao dịch không thành công nhưng tài khoản vẫn bị trừ tiền.

+Chi phí hoạt động ATM (phí bảo trì, bảo dưỡng, báo động, camera, hóa

đơn, phí vận chuyển...) rất lớn, trong khi đó phí thu về từ hoạt động ATM tương đối thấp.

về hoạt động thanh toán POS:

+Hệ thống mạng kết nối của Agribank luôn chập chờn, ảnh hưởng đến kinh

doanh của đơn vị chấp nhận thẻ. Các phương thức thanh toán qua ngân hàng điện tử kém (Internet banking chưa chuyển khoản liên ngân hàng, E - Mobile banking khi đăng nhập cũng như sử dụng thường xuyên bị lỗi...), hạn mức chuyển khoản online thấp, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên nhiều khách hàng đã chấm dứt, không dùng dịch vụ POS tại chi nhánh. Tiền các món quẹt thẻ vào các ngày nghỉ (từ tối thứ 6 đến hết ngày thứ 7, chủ nhật) đến thứ 2 mới về tài khoản, gây bất tiện cho đơn vị chấp nhận thẻ, khiến nhiều đơn vị chấp nhận thẻ không sử dụng POS vào thứ 7, chủ nhật.

+Có nhiều rủi ro trong quá trình đơn vị chấp nhận thẻ sử dụng (cấu kết quẹt

thẻ giả, đáo hạn thẻ tín dụng...)

+Phí Interchange phải trả cho tổ chức thẻ Quốc tế cao. Dan đến việc chi nhánh

phải áp dụng mức phí cao đối với đơn vị chấp nhận thẻ, khó khăn trong việc cạnh tranh đối với các NH bạn cũng như thu được lợi nhuận thấp. Bên cạnh đó chi phí mua máy, giấy, th đường truyền (sim) ... lớn nên lợi nhuận chi nhánh thu về thấp.

về thẻ tín dụng:

+Sau khi được thu nợ, khách hàng không nhận được tin nhắn thông báo về số

tiền đã thu nợ hoặc hạn mức được khôi phục là bao nhiêu, gây bất tiện trong quá trình giao dịch của KH.

+Thời gian khôi phục lại hạn mức sau khi thu nợ là 2 ngày làm việc, gây nhiều

bất tiện cho KH.

E - banking:

+Dịch vụ cịn thường xun lỗi (lỗi thời điểm khơng truy cập được phần mềm,

lỗi không chuyển khoản được nhưng tài khoản khách hàng vẫn bị trừ tiền...), đặc biệt là khoảng thời gian tháng 10 đến tháng 11/2018, gây nhiều bất tiện cho người sử dụng.

+Thêm đó, khi KH mới đăng ký sử dụng dịch vụ E - Mobile banking, khách

hàng phải phát hành thẻ thì mới sử dụng được chức năng chuyển khoản liên ngân hàng. Sau khi phát hành thẻ, KH lại phải tiếp tục chờ 3-5 ngày mới chuyển khoản được liên NH (do Trung tâm thẻ phê duyệt thủ công chứ không tự động), gây chậm trễ cho việc sử dụng dịch vụ.

+Ngoài ra, tuy đã thêm phần liên kết thẻ trên ứng dụng để KH có thể tự khóa

thẻ và đăng ký các dịch vụ thanh tốn online, nhưng nhiều thẻ khơng tự liên kết và hiển thị trên ứng dụng (đặc biệt là thẻ tín dụng), giao dịch viên phải liên hệ với Phịng Kỹ Thuật để đăng ký thủ cơng cho khách hàng.

+Hạn mức giao dịch E - Mobile banking và Internet Banking còn thấp so với

các NH bạn, dịch vụ Internet Banking chưa chuyển khoản liên NH, gây khó khăn cho các doanh nghiệp cơng ty trong việc sử dụng tài chính.

về cơng tác tài chính:

Thu dịch vụ đến 31/12/2018 đạt 20,609 triệu đồng đạt 71.3% so kế hoạch giao năm 2018 (28,890 triệu đồng) do các sản phẩm dịch vụ trong hệ thống Agribank tính cạnh tranh chưa cao, KH thường xuyên phản ánh tình trạng lỗi trong quá trình giao dịch, các TCTD trên địa bàn hoạt động cạnh tranh khốc liệt, nhiều NH có sản phẩm dịch vụ thấp dẫn đến một số KH giao dịch lựa chọn ưu đãi của từng NH, do đó thị phần bị chia sẻ và việc phát triển KH mới khó khăn.

- Tuy nhiên bên cạnh đó, cơng tác kiểm tra kiểm sốt vẫn cịn một số tồn tại

như: báo cáo còn chưa chi tiết, cịn mang tính hình thức; tiến độ kiểm tra một số nghiệp vụ chính cịn chậm; cơng tác chỉnh sửa và báo cáo chỉnh sửa còn chậm; còn nhiều tồn tại chưa được chỉnh sửa ở cơng tác tín dụng. Ngun nhân là do sự phối hợp và ý thức chỉnh sửa các tồn tại sau thanh tra, kiểm tra của các phòng còn thấp; cán bộ kiểm sốt cịn nể nang trong việc đơn đốc các phịng ban thực hiện chỉnh sửa tồn tại; cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm sốt cịn mỏng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai công việc.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động marketing tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh mỹ đình khoá luận tốt nghiệp 209 (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w