Bố cục luận văn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sữa việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25)

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng:

Chƣơng 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG

LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH SỮA VIỆT NAM.

Chƣơng 2:PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Chƣơng 3:THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH SỮA

VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.

Chƣơng 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA NGÀNH SỮA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH SỮA VIỆT NAM

1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.

1.1.1. Khái niệm cạnh tranh.

“Cạnh tranh” là một phạm trù kinh tế cơ bản, đề tài xin điểm lại các lý thuyết cạnh tranh trong lịch sử nhƣ sau:

Theo K. Marx khái niệm cạnh tranh: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh

gay gắt giữa các nhà Tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch." (Văn Hảo, 2002,

trang 30 -32)

Hai nhà kinh tế học Mỹ P.ASamuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn Kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) cho rằng “Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các

doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng ,thị trường”. Họ còn đồng nhất

cạnh tranhvới cạnh tranh hoàn hảo (PerfectCompetition). (Dƣơng Ngọc Dũng,1998). Trong báo cáo về cạnh tranh toàncầu năm 2003 tại diễn đàn Liên hợpquốc thì cho rằng cạnh tranh đối vớimột quốc gia là "Khả năng của nước đó đạt được những

thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian”. (Verner Tomas, 2011)

Ở Việt Nam, theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004) trong cuốn “Thị trƣờng,

chiến lƣợc, cơ cấu: cạnhtranh về giá trị gia tang, định vị và phát triển DN” thì “cạnh

tranh trong thương trường khơng phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hoặc/và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ khơng lựa chọn đối thủ cạnh tranh của mình”.

Từ những định nghĩa trên, có thể thấy về cơ bản, cạnh tranh là quá trình một chủ thể nỗ lực vƣợt qua đối thủ củamình để đạt đƣợc một hay một số mục tiêu nhất định.

Cạnh tranh đƣợc hiểu là sự ganh đua giữa các nhà kinh doanh trên thị trƣờng

nhằm giành đƣợc ƣu thế hơn về cùng một loại sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ, về cùng một loại khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.

Michael E.Porter - ngƣời đƣợc coi là cha đẻ của lý thuyết cạnh tranh hiện đại, cho rằng: “Cạnh tranh không phải là cung cấp cái tốt nhất mà là tạo ra sự khác

biệt. Vì cái tốt nhất khơng phải người tiêu dùng nào cũng có thể mua được, do tốt nhất thường là nhiều tiền nhất”. (Porter,1985)

Nhƣ vậy, đối tƣợng có những nguồn lực, lợi thế mà nhờ chúng tạo ra một số ƣu thế vƣợt trội hơn so với với đối thủ cạnh tranh trực tiếp thì chính là lợi thế cạnh tranh (Poter, 2009). Các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh là: hiệu quả, chất lƣợng, sự cải tiến và sự đáp ứng khách hàng.

1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh.

Theo quan niệm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren thì năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra và duy trì lợi nhuận và thị phần trên các thị trƣờng trong và ngoài nƣớc , các chỉ số đánh giá năng suất lao động, công nghệ, tổng năng suất các yếu tố sản xuất, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lƣợng và tính khác biệt của sản phẩm, chi phí đầu vào…( Siegfried P. Gudergan, 2001)

Michael Porter cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra những sản phẩm có qui trình cơng nghệđộc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu khách hàng, có chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận. (Porter, 1985)

Theo định nghĩa của Việt Nam: “Năng lực cạnh tranh (còn gọi là sức cạnh

tranh; Anh: Competitive Power; Nga: Cancurentia; Pháp: Capacité deoncurrence), khả năng giành được thị phần lớn trướccác đối thủ cạnh tranh trên thị trờng, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp.” (Từ điển thuật

ngữ kinh tế học, 2001, trang 349)

Trong quá trình cạnh tranh với nhau, để giành lợi thế về phía mình, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp để duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trƣờng, các biện pháp này thể hiện một sức mạnh nào đó của chủ thể . Nên hiện nay, các thuật ngữ “năng lực cạnh tranh”, “sức cạnh tranh” và “khả năng cạnh tranh” đƣợc sử

dụng nhiều ở Việt Nam, trong khi thông dụng trong tiếng Anh đều sử dụng là “competitiveness”, cho nên chúng cùng một nghĩa và có thể thay thế cho nhau.

Do các chủ thể cạnh tranh khác nhau nên việc phân biệt về quan niệm năng lực cạnh tranh cũng đƣợc phân chia thành các cấp độ khác nhau. Năng lực cạnh tranh đƣợc phân thành 4 cấp độ là: Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa; Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Năng lực cạnh tranh của ngành; Năng lực cạnh tranh của quốc gia.

♦Năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Theo TS Nguyễn Văn Thanh (2004): “Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm

được hiểu là khả năng sản phẩm có được nhằm duy trì được vị thế của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh”.

Mỗi sản phẩm do từng nhà sản xuất đƣa ra thị trƣờng sẽ đƣợc ngƣời tiêu dùng đón nhận qua việc mua hay khơng mua sản phẩm đó. Để ngƣời tiêu dùng thừa nhận và đánh giá cao, mỗi sản phẩm cần có lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại khác. Ƣu thế này có thể là ƣu thế về giá (giá bán thấp hơn), hoặc ƣu thế về giá trị khác biệt so với các sản phẩm cùng loại.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể đƣợc đánh giá thơng qua các khía cạnh: (i) giá sản phẩm, (ii) sự vƣợt trội về chất lƣợng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, thƣơng hiệu… so với đối thủ cạnh tranh trên cùng một phân đoạn thị trƣờng vào cùng một thời điểm.

♦Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:

Khái niệm năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp đƣợc đềcập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm1980. Theo Aldington Report (1985) “Doanh nghiệp có khả

năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của Doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ Doanh nghiệp”. Năm 1994,

địnhnghĩa này đƣợc nhắc lại trong “Sáchtrắng về NLCT của Vƣơng quốc Anh”(1994).

Năm 1998, Bộ thƣơng mại vàCông nghiệp Anh đƣa ra định nghĩa“Đối với

doanh nghiệp, NLCT là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệpkhác”.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2003) “ Năng lực cạnh tranh là khả năng của một

công ty tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh các thị trường mới”.

(Nguyễn văn Thanh, 2003)

Nhƣ vậy, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp đƣợc hiểu là khả năng doanh nghiệp tạo ra đƣợc lợi thế cạnh tranh, có năng suất và chất lƣợng sản phẩm cao hơn của đối thủ, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao để tồn tại và phát triển bền vững.

♦Năng lực cạnh tranh của ngành:

Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) đã định nghĩa về khái niệm năng lực cạnh tranh của ngành nhƣ sau: “Năng lực cạnh tranh

của ngành là khả năng của ngành trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế” . (OECD, 2015)

Theo Liên Hợp Quốc: “năng lực cạnh tranh của một ngành có thể đánh giá

thơng qua khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong ngành, cán cân ngoại thương của ngành, cán cân đầu tư nước ngoài (đầu tư ra nước ngoài và nước ngoài đầu tư vào) và những thước đo trực tiếp về chi phí, chất lượng ở cấp ngành.”

(Untiled Nations, 2001)

Năng lực cạnh tranh cấp ngành thƣờng đƣợc xem là dấu hiệu phù hợp với về sức mạnh của nền kinh tế đối với ngành liên quan hơn là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự thành công của một doanh nghiệp, của một quốc gia có thể là nhờ sở hữu những yếu tố đặc thù của doanh nghiệp mà khó có thể nhân rộng. Ngƣợc lại, sự thành cơng của một số doanh nghiệp trong một ngành thƣờng đƣợc xem là bằng

chứng thuyết phục về sự sở hữu những yếu tố đặc thù của quốc gia và có thể nhân rộng và cải thiện đƣợc. Tổng cộng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp riêng lẻ khơng có nghĩa là năng lực cạnh tranh của cả một ngành.

♦Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia:

Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997 đã nêu ra: “ năng cạnh tranh của

một quốc gia là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”. (The World Economic Forum, 2015)

Năng lực cạnh tranh quốc gia đƣợc đánh giá theo mơ hình của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), dựa trên cơ sở chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) đƣợc lƣợng hóa từ 12 chỉ tiêu, chia thành ba nhóm chỉ tiêu thành phần. Trong đó, nhóm các yếu tố cơ bản có bốn chỉ tiêu là: thể chế, kết cấu hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục phổ thơng; nhóm các yếu tố cải thiện hiệu quả có 10 chỉ tiêu là: đào tạo và giáo dục bậc cao, hiệu quả thị trƣờng hàng hóa, hiệu quả thị trƣờng lao động, trình độ phát triển của thị trƣờng tài chính, mức độ sẵn sàng về cơng nghệ, quy mơ thị trƣờng; nhóm nhân tố sáng tạo có hai chỉ tiêu là: sự tinh tế của doanh nghiệp và đổi mới. Mỗi chỉ tiêu trên lại bao gồm một số chỉ tiêu chi tiết, tổng số có 111 chỉ tiêu. (Lý luận chính trị, 2014)

Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể hiểu là việc xây dựng một môi trƣờng cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bố có hiệu quả các nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trƣởng cao, bền vững.

Mối quan hệ giữa các cấp cạnh tranh : có thể nói các cấp độ của năng lực cạnh tranh mặc dù có sự độc lập tƣơng đối nhƣng giữa chúng vẫn tồn tại mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là yếu tố cơ bản, cốt lõi tạo nên năng lực cạnh tranh của ngành , doanh nghiệp và tổng hợp lại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Ngƣợc lại năng lực cạnh tranh của quốc gia sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh ngành , doanh nghiệp và chính năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi đƣợc nâng cao sẽ tạo nên sức hút, sự hấp

dẫn với sản phẩm, dịch vụ của ngƣời tiêu dùng từ đó tạo nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

1.1.3 Khái niệm lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là sự tổng hợp đầy đủ các tính năng củasản phẩm, dich vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhƣ: “chất lượng, giá cả, mẫu mã, sự tiện ích, tính an

tồn, sự khác biệt. Như vậy, lợi thế cạnh tranhlà những thế mạnh mà doanh nghiệp sở hữu hoặc khai thác tốt hơn đối thủ cạnh tranh.” (Porter, 1985)

Để cùng đạt đƣợc lợi ích của doanh nghiệp và đem đến lợi ích cho khách hàng, mỗidoanh nghiệp muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này phải tạo ra cho mình nhữnglợi thế riêng mà các đối thủ khác khơng có và khơng thể bắt chƣớc. Việc này giúp chodoanh nghiệp cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có giá trị lớn hơn, làm tăngmức độ hài lịng của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh của mình.

Theo Micheal Porter, các doanh nghiệp có thể thực hiện những hành động sau đây để tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững, đó là: Nâng cao hiệu quả các hoạt động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đổi mới và nâng cao sự thỏa mãn khách hàng.

- Nâng cao hiệu quả các hoạt động là tạo ra hiệu suất lớn hơn với chi phí thấp

hơn dựa vào hiệu suất lao động và vốn.

- Nâng cao chất lƣợng là tạo ra những sản phẩm hay dịch vụ tin cậy, an toàn

vàkhác biệt nhằm đem lại những giá trị cao hơn trong nhận thức của khách hàng.

- Đổi mới là khám phá những phƣơng thức mới và tốt hơn để cạnh tranhtrong

ngành và thâm nhập vào thị trƣờng.

- Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng là làm tốt hơn đối thủ trong việcnhận

biết và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

1.2. Các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của ngành.

1.2.1. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành.

Khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành thì xác định đƣợc những nhân tố thúc đấy có đóng góp tích cực, những nhân tố hạn chế có tác động tiêu cực đến phát triển ngành, cụ thể:

ii) Năng lực sản xuất và trình độ cơng nghệ

iii) Nguồn lực lao động

iv) Giá cả, chất lượng và sự đa dạng của chủng loại sản phẩm.

v) Thị phần, lợi nhuận.

vi) Nhân tố môi trường bên ngồi: mơi trường kinh doanh (thuế, tỷ giá, tăng

trưởng kinh tế, chính sách và phát luật,..); môi trường thương mại quốc tế (hiệp định thương mại, đối thủ cạnh tranh quốc tế, xu hướng phát triển,….)

Ngồi ra, một ngành có năng lực cạnh tranh là ngành có năng lực duy trì đƣợc lợi nhuận và thị phần trên các thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Do vậy, những vấn đề đặt ra cho chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh đƣợc tập trung vào 2 chỉ số là: lợi nhuận và thị phần. Sử dụng 2 chỉ số này sẽ cho biết ngành có khá năng đứng vững trên thị trƣờng cạnh tranh hay bị đẩy ra khỏi thị trƣờng. (Nguyễn Vĩnh Thạch,2010).

Ngành là bao gồm các thành tố là Doanh nghiệp, chính năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo nên năng lực cạnh tranh chung của ngành. Hay nói cách khác năng lực cạnh tranh cấp ngành còn là tổng hợp năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong một ngành. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phản ánh ở các tiêu chí đánh giá sức cạnh tranh nhƣ sau :

(1) Nguồn lực về các yếu tố đầu vào.

(2) Nguồn lực về vốn, công nghệ sản xuất

(3) Nguồn lực nhân sự con ngƣời, quản lý

(4) Khả năng cạnh tranh của sản phẩm

(5) Khả năng duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh (thị phần, lợi nhuận)

(6) Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế.

Những năm gần đây, “hội nhập quốc tế” đã trở thành ngôn từ khá thân quen với hầu hết ngƣời Việt Nam. Thuật ngữ “hội nhập quốc” tế trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng nƣớc ngồi (tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là “intégration internationale”).

Hiện nay, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc:

một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu.(Bela Balassa, 1961).

Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) là quá trình hai hay nhiều quốc gia ký kết với nhau các hiệp định thƣơng mại để tạo nên khuôn khổ pháp lý chung cho sự phối hợp và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các nƣớc. Hay nói cách khác HNKTQT là sự phát triển đỉnh cao của phân cơng lao động quốc tế, là giải pháp trung hịa giữa 2 xu hƣớng đối lập nhau trên thị trƣờng thế giới và luôn là hành động tích cực của các thành viên phối hợp và điều chỉnh các chƣơng trình phát triển kinh tế. Ngày nay, hội nhập quốc tế là chính sách lựa chọn của hầu hết các quốc gia để phát triển

Sự lựa chọn tất yếu này còn đƣợc quyết định bởi rất nhiều lợi ích mà hội nhập quốc tế tạo ra cho các nƣớc (Phạm Quốc Trụ, 2011,trang 212 -213):

Thứ nhất, quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trƣờng để thúc đẩy thƣơng mại

và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế-xã hội.

Thứ hai, hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải

thiện mơi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khả năng thu hút đầu tƣ vào nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sữa việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25)