Dự báo tình hình ngành sữa 2015 – 2020

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sữa việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 130 - 136)

T HC R NG NĂNG LC CNH RANH NGÀNH SA VI NAM RONG BI Ố

4.1. Định hƣớng quy hoạch Ngành của Bộ Công thƣơng tới năm 2020 và

4.1.2. Dự báo tình hình ngành sữa 2015 – 2020

a) Dự báo tình hình sữa thế giới.

Hiện tại và tƣơng lai, nhu cầu sữa toàn cầu vẫn sẽ tăng lên đặc biệt là các thị trƣờng mới nổi và các nƣớc đang phát triển khu vực Châu Á và Châu Úc, tuy nhiên tại các nƣớc đang phát triển sẽ tăng chậm dần do sự cạnh tranh từ các đồ uống ngọt thay thế khác.

“Báo cáo Chỉ số ngành sữa toàn cầu mới nhất dự báo sẽ tăng khoảng 168 triệu

tấn, trong đó các nƣớc đang phát triển chiếm 74%, riêng Ấn độ và Trung Quốc chiếm tới 40%. Tốc độ tăng trƣởng hàng năng về sản lƣợng các sản phẩm sữa thế giới trong kỳ dự báo ƣớc tính ở mức 1,8%, thấp hơn mức 2,3% trong thập kỷ trƣớc. Nhu cầu chung về sữa trên tồn cầu sẽ tăng thêm 36% trong vịng 10 năm tới sẽ nới rộng khoảng cách giữa các thị trƣờng phát triển và mới nổi. Lý do chủ yếu bởi tăng dân số, tăng trƣởng kinh tế và đơ thị hóa tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latin.” Theo

ngân hàng Rabobank (2009) về lâu dài thì Trung Quốc vẫn là động lực thúc đẩy nhu cầu sữa thế giới.

Theo Rabobank, sản lƣợng sữa thế giới sẽ tăng chậm lại đáng kể trong nửa cuối năm nay bởi giá giảm khiến ngƣời chăn nuôi không mấy mặn mà với việc sản xuất. Tuy nhiên, tiêu thụ ở các khu vực xuất khẩu chủ chốt sẽ cải thiện dần nhờ thu nhập tăng, thị trƣờng việc làm tăng trƣởng tốt và giá bán lẻ sữa giảm. (Hình 3.22) Ngân hàng Rabobank dự báo sản lƣợng sản xuất của 7 khu vực Mỹ, EU, New Zealand, Australia, Brazil, Argentina, Hà Lan.

Hình 4.1. Dự báo sản lƣợng sữa của 7 nhà sản xuất chính .

(Nguồn: Ngân hàng Rabobank, 2015)

Xu hƣớng sản phẩm tiêu dùng: Hình 3.23 cho thấy các nƣớc đang phát triển chiếm khoảng 51% trong tổng sản lƣợng tăng trong kỳ dự báo, trong đó bơ chiếm thị phần lớn nhất. Đến năm 2022, tại các nƣớc phát triển, trong số các sản phẩm từ sữa, phơ-mai là mặt hàng có tốc độ tăng trƣởng về sản lƣợng tăng mạnh nhất.

Hình 4. 2. Thị phần sản lƣợng các sản phẩm từ sữa ở các nƣớc đang phát triển.

(Nguồn: OECD và Ban thư ký Tổ chức FAO , 2012) Về xu hƣớng sản phẩm, thì hiện nay nhà sản xuất trên thế giới đang tập trung nghiên cứu nâng cao chất lƣợng và đổi mới sản phẩm bằng cách bổ sung thêm các thành phần chức năng có lợi cho sức khỏe và các hƣơng vị vào các sản phẩm sữa. Nhƣ nhu cầu về sữa hƣơng vị đang gia tăng với tốc độ 2%/năm ở Tây Âu đến 10%năm ở Nam Mỹ.

Tuy nhiên, nguồn cung và nhu cầu về sữa trên thế giới sẽ mất cân bằng bởi lƣợng nguyên liệu sữa tại các thị trƣờng mới nổi có thể bị thiếu hụt trong khi ở các thị trƣờng phát triển lại dƣ thừa, dẫn đến cạnh tranh mạnh trong xuất khẩu và giảm sút nhu cầu tiêu thụ nội địa tại đây. Dự báo gia tăng của nhu cầu sữa trên toàn cầu

đã đem lại cơ hội lớn cho các công ty trong ngành sữa tại các thị trường phát triển để họ có thể thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm sữa bột và sữa nước vào các thị trường phát triển. Các công ty sữa tại các thị trường nhập khẩu sữa sẽ phải vượt qua thách thức từ đảm bảo nguồn cung sữa bền vững, có chất lượng cao trong khi vẫn bắt kịp sự gia tăng của nhu cầu. Để thành công lâu dài, họ sẽ phải cân bằng giữa việc gia tăng xuất khẩu và tiếp tục phát triển thị trường nội địa của chính họ. (OECD và Ban thƣ ký Tổ chức FAO , 2012)

Vì vậy nhiều tập đồn sữa quốc tế có xu hƣớng liên doanh hoặc mua lại các doanh nghiệp địa phƣơng ở các nƣớc, vùng lãnh thổ mới phát triển nơi có tốc độ tăng trƣởng nhu cầu lớn để phát triển thị phần.

b) Dự báo tình hình sữa Việt Nam

Với quy mô dân số khoảng 90 triệu dân, mức tăng dân số cao khoảng 1,2%/năm, thị trƣờng sữa của Việt Nam đƣợc đánh giá là một thị trƣờng có tốc độ phát triển nhanh, mạnh và quy mô tƣơng đối lớn. Tỷ lệ tăng trƣởng GDP 6- 8%/năm, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng khoảng hơn 14%/năm, kết hợp với xu thế cải thiện thiện sức khỏe và tầm vóc của ngƣời Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trƣởng cao.

Hình 4.3: Tiêu thụ sữa bình quân đầu ngƣời của Việt Nam(kg/ngƣời/năm)

(Nguồn: Bộ Công Thương, 2015)

Điều này thể hiện ở việc, trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên đáng kể: theo số liệu của Bộ Công Thƣơng, năm 1990 đạt 0,47kg/ngƣời/năm. Trong vòng 20 năm sau, con số này tăng hơn 30 lần, đạt 14,4kg/ngƣời/năm vào năm 2010, và năm 2014 hiện khoảng 16 kg. Đến năm 2020, con số tiêu thụ sữa dự kiến sẽ đạt 27-28kg/ngƣời/năm.

Dựa vào quy mơ dân số và lƣợng tiêu thụ sữa bình qn, các hãng nghiên cứu tiến hành dự báo quy mô thị trƣờng nhƣ sau:

Bảng 4.1: Dự báo quy mô thị trƣờng sữa 2015 - 2020

(Nguồn:BMI, AC Neilsen, 2015)

Bảng 4.2. Dự báo sản lƣợng sữa của Việt Nam 2015 - 2020

(Nguồn: Cục chăn nuôi, 2015)

Theo các bảng trên, trong tƣơng lai thì lƣợng tiêu thụ sữa tƣơi là rất lớn, nguồn nguyên liệu trong nƣớc đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, hiện nay các công ty chăn nuôi và sản xuất cũng đang tiến hành nâng cao số lƣợng, chất lƣợng bò để đáp ứng đƣợc 50% tới năm 2020.

Mặt khác, theo định hƣớng phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa đến năm 2015, cả nƣớc phấn đấu đạt 1,9 tỷ lít quy sữa tƣơi, ƣớc tính trung bình 21 lít/ngƣời/năm, đáp ứng khoảng 35% nhu cầu ngƣời tiêu dùng. Đến năm 2025, con số này là 3,4 lít quy sữa tƣơi, trung bình 34 lít/ngƣời/năm.

c) Dự báo các tác động của hội nhập kinh tế với ngành sữa.

Hiện nay, sữa tƣơi nhập khẩu vào nƣớc ta có mức thuế ƣu đãi 20%, thuế VAT 10%; sữa bột nhập khẩu có mức thuế 15%, VAT 10%...Trong khi sữa nguyên liệu

nhập khẩu vẫn phải chịu mức thuế cao thì phần lớn (78%) sữa nguyên liệu nhập khẩu vẫn là nguồn cung cấp chính cho các nhà máy chế biến sữa. Đến năm 2015, thuế nhập khẩu sữa tƣơi WTO giảm xuống còn 10%, các nhà máy chế sẽ tăng cƣờng hơn nữa việc sử dụng nguyên liệu sữa nhập khẩu để chế biến. Đây đƣợc coi là thách thức lớn cho các nơng dân chăn ni bị sữa.

Theo cam kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong tiến trình hội nhập WTO, đƣợc ký kết ngày 31 tháng 5 năm 2006, mặt hàng váng sữa sẽ đƣợc giảm thuế từ 20-30% xuống cịn 10% theo lộ trình 5 năm. Mức thuế đối với sản phẩm pho mát sẽ đƣợc giảm ngay lập tức từ 20% xuống 10%. Mức thuế đối với kem giảm từ 50% xuống 20% sau 5 năm. Với mức thuế nhƣ vậy, các sản phẩm bơ sữa ngoại nhập sẽ ồ ạt vào Việt Nam.

Việt Nam ký kết đƣợc hiệp định TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng) gồm 12 nƣớc tham gia, với 40% tổng GDP toàn cầu và 30% tổng kim ngạch xuất khẩu tồn cầu. Chăn ni bị sữa quy mô nông hộ sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn từ sữa nhập khẩu. Hiện tại, khi việc đàm phán TPP còn chƣa xong, giá sữa nhập khẩu về đến Việt Nam (khoảng 9.000 đ/kg) đã rẻ hơn giá thu mua sữa trong nƣớc (13.000 đ/kg). Khi đã tham gia vào TPP, chắc chắn sữa SX trong nƣớc (nhất là nguồn sữa đƣợc SX ở các nơng hộ) sẽ cịn khó khăn hơn nữa trong cuộc cạnh tranh với nguồn sữa nguyên liệu nhập khẩu. (Sơn Trang, 2014)

Dự báo sẽ có biến động tỷ giá trên thế giới, hai năm trở lại đây, tỷ giá mỗi năm lại ít nhất 1 lần biến động mạnh, thƣờng tăng lên so với lúc trƣớc biến động. Kết thúc năm 2009, tỷ giá USD/VND tăng 6.2% so với năm 2008. Năm 2011 dao động tăng 0.3% và tới nay tỷ giá vẫn có xu hƣớng đi lên. Tác động rõ nhất khi tỷ giá tăng là các doanh nghiệp sữa bị đẩy chi phí đầy vào lên cao, thậm chí có thể lỗ do thiệt hại từ các hợp đồng nhập khẩu. Điều đó gây áp lực tài chính cho doanh nghiêp, buộc tăng giá bán, khiến lƣợng tiêu thụ giảm. Ngoài ra nếu biến động tỷ giá tăng, sẽ tạo ra làn sóng tăng giá bất hợp lý của các sản phẩm sữa khác nhau, kết quả ngƣời tiêu dùng gánh chịu thiệt thịi nhất.

Theo thơng lệ quốc tế, các nƣớc trên thế giới bảo vệ thị trƣờng trong nƣớc họ cho những doanh nghiệp trong nƣớc bằng nhiều biện pháp mà chính chúng ta đang phải đối mặt hàng ngày là chống phá giá. Họ coi chuyện chống phá giá là chuyện rất bình thƣờng khi một ngành sản xuất nội địa nào đó của đất nƣớc họ gặp khó khăn. Khi sữa Việt Nam bắt đầu tham gia hội nhập sâu nhƣng nếu khơng chuẩn bị kỹ, khơng biết bảo vệ những gì cần bảo vệ, nhƣ các nƣớc đã làm thì sẽ là hời hợt khi gia nhập sâu vào thế giới.

4.2. Đề xuất một số giải pháp từ kết quả phân tích mơ hình SWOT nâng cao năng lực cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sữa việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 130 - 136)