Bài học rút ra cho các NHT Mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại NHTMCP ngoại thương việt nam khóa luận tốt nghiệp 557 (Trang 48 - 51)

Sơ đồ 2. 1 : Cơ cấu bộ máy quản lý Vietcombank

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4. Kinh nghiệm phát triển hoạt động tín dụng xan hở một số nước trên thế

1.4.5. Bài học rút ra cho các NHT Mở Việt Nam

Khóa luận tiếp cận dưới góc độ phát triển hoạt động tín dụng xanh tại các NHTM ở Việt Nam, tuy nhiên do việc thu thập tài liệu gặp nhiều khó khăn nên kinh nghiệm phát triển hoạt động tín dụng xanh ở một số nước trên thế giới được tác giả nghiên cứu dưới góc độ là các chính sách, sáng kiến của Chính Phủ, các bộ ban ngành

các nước, chưa tiếp cận được nhiều các kinh nghiệm của các NHTM nước ngoài. Trong bối cảnh tổn thất về môi trường ngày càng gia tăng như hiện nay, kinh nghiệm của các nước ngoài trong việc phát triển hoạt động tín dụng xanh đều là những

bài học có giá trị để Việt Nam xem xét trong q trình đưa ra các chính sách tương tự đối với ngành tài chính ngân hàng:

Thứ nhất, qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, có thể thấy được định

hướng phát triển ngân hàng xanh là định hướng phát triển chung của ngân hàng ở các

nước phát triển và đang phát triển hướng tới phát triển bền vững. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy nếu chỉ tập trung vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà khơng để ý đến những tác động về môi trường và xã hội trong hoạt động ngân hàng, thì sẽ đến lúc hệ thống ngân hàng và nền kinh tế phải trả những cái giá rất đắt. Chính vì vậy, đã đến lúc hệ thống ngân hàng cần có những hành động thiết thực triển khai ngân

hàng hàng xanh và tín dụng xanh, nhằm hướng tới phát triển bền vững.

Thứ hai, để tạo sân chơi bình đẳng cho các NHTM nhằm triển khai hoạt động

ngân hàng xanh, tín dụng xanh cần có các văn bản pháp lý quy định cụ thể về hoạt động ngân hàng xanh và chính sách tín dụng xanh từ phía Ngân hàng Nhà nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi vấn đề tăng trưởng tín dụng ln là mối quan tâm hàng đầu của nhiều NHTM, để tránh tình trạng có những NHTM chỉ chú trọng đến tăng trưởng tín dụng mà khơng để ý đến những tác động tiêu cực về môi trường và xã hội do hoạt động tín dụng của mình gây ra, dấn đến tình trạng cạnh tranh khơng cơng bằng giữa các NHTM, các quy định của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến chính sách tín dụng xanh cần mang tính chất bắt buộc đối với tất cả các NHTM.

Thứ ba, mặc dù hoạt động ngân hàng xanh đã tương đối phát triển ở các nước

trên thế giới nhưng ở Việt Nam đây vẫn cịn là một vấn đề tương đối mới. Chính vì vậy cần tăng cường những hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của xã hội nói chung và đặc biệt của các cán bộ ngân hàng về bảo vệ môi trường và giảm thiểu những tác động tiêu cực của hoạt động ngân hàng với môi trường và xã hội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày khái quát các vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, tín dụng xanh và phát triển hoạt động tín dụng xanh tại NHTM. Tín dụng xanh là một khái niệm tương đối mới đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, vì vậy việc hệ thống hóa tồn bộ cơ sở lý luận về lĩnh vực này là vô cùng cần thiết.

Đồng thời chương 1 cũng đã tổng quan lại kinh nghiệm phát triển hoạt động tín dụng xanh ở một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Bangladesh để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Ở Chương tiếp theo, tác giả sẽ nghiên cứu kỹ hơn về tình hình phát triển hoạt động tín dụng xanh tại các NHTM

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại NHTMCP ngoại thương việt nam khóa luận tốt nghiệp 557 (Trang 48 - 51)