2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH- GP do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, và Giấy phép số 533/GP- UB do Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/5/1993. Ngày 4/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Trụ sở chính của ngân hàng ở : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Các hoạt động chính của ACB và các cơng ty con (Ngân hàng và các cơng ty con gọi chung là tập đồn) là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh tốn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn, chiết khấu thương phiếu, cơng trái và các giấy tờ có giá , đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, bao thanh tốn; mơi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tưu vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư; quản lý nợ và khai thác tài sản; cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.
Các giai đoạn phát triển của ngân hàng
Giai đoạn 1993 - 1995 : đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh doanh là “ quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả”. Giai đoạn này xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng tới khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân , với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng và đi vào sản phẩm mới mà thị trường chưa có.
Giai đoạn 1996 - 2000 : ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. ACB bắt đầu tiếp cận với các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo liên tục kéo dài. Năm 1999, ACB thực hiện chương trình hiện đại hóa cơng nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng. Năm 2000, ACB thự c hiện tái cấu trúc
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng tài sản 281.019.319 176.307.607 166.737.706 Vốn chủ sở hữu 11.959.092 12.624.452 12.502.168 Huy động 139.234.278 140.723.211 151.237.566 Cho vay 102.809.367 102.814.231 107.190.215 ROEtt 36% 8,25% 8,1%
Lợi nhuận trước thuế 4.203.912 1.042.673 1.035.778
như một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000, cơ cấu tổ chức theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ.
Giai đoạn 2001 - 2005 : giai đoạn này ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng : nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng, lắp đặt hệ thống máy ATM.
Giai đoạn 2006 - 2010 : ACB niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội vào tháng 10/2006. Trong giai đoạn này, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển 233 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước. Năm 2007, tiếp tục chiến lược đa dạng hóa hoạt động, thành lập cơng ty cho thuê tài chính ACB
Một số giải thưởng ACB đã nhận được
- Huân chương lao động hạng nhì (2008)
- Ngân hàng tốt nhất Việt Nam ( 2006, 2008, 2009, 2010) - Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam ( 2010)
- Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam (2005)
2.1.2. Bộ máy tổ chức
(ACBA), Cóng ty cho thuê Tái chinh
Biểu đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của ACB.
2.1.3. Ket quả kinh doanh những năm gần đây
Giai đoạn 2011 - 2013 là giai đoạn đầy biến động đối với ngành ngân hàng nói chung và đặc biệt với ACB nói riêng. Sự kiện diễn ra vào tuần cuối tháng 8/2012, khi một số cán bộ lãnh đạo cao cấp của ACB có liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh, đã có tác động lớn đến tình hình tài chính chung của ngân hàng.
Giai đoạn 2011 - 8/2012 :Giai đoạn này ngành ngân hàng nói chung và
ACB nói riêng phải hoạt động trong mơi trường có nhiều biến động bất lợi do tăng trưởng kinh tế suy giảm. Trong năm 2011, GDP tăng chậm ở mức 5,89%, lạm phát ở mức cao nhất trong gần hai thập kỉ 188,58%. Trong khi đó Ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, quyết liệt điều chỉnh nhiều chính sách : lãi suất thị trường mở điều chỉnh liên tục 6 lần, từ 11% lên 15% rồi trở về mức 14%/ năm vào tháng 7, kiểm sốt trần tăng trưởng tín dụng ở mức 20% . Sang giai đoạn nửa đầu năm 2012, mức tăng trưởng GDP tiếp tục đi xuống, các chính sách điều hành thay đổi nhanh chóng : cuối quý I, chính sách tiền tệ lại theo hướng nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, trần lãi suất huy động và các lãi suất điều hành liên tục cắt giảm từ mưc 14% xuống đến 8%, đây là mức cắt giảm lớn với mức độ nhanh chưa từng có. Hoạt động kinh doanh của ACB gặp rất nhiều khó khăn
Huy động : trong năm 2011, tốc độ tăng trưởng huy động vốn đạt 21%, gần gấp hai lần tốc độ chung của ngành ngân hàng, thị phần của ACB ở mức 6,5% tăng gần 1% so với mức đầu năm 2011. Hết quý II năm 2012, vốn huy động của ACB đạt ở mức 165.546.100 triệu đồng, giảm 11.385.992 triệu đồng so với thời điểm cuối năm 2011. Thị phần huy động của ACB cũng đã giảm sút.
Cho vay : tăng trưởng tín dụng của ACB năm 2011 đạt khoảng 19%, nằm trong mức trần tăng trưởng tín dụng của NHNN quy định tại thời điểm đó. Thị phần cho vay đạt mức 4%, tăng khoảng 0,3% so với đầu năm. Chất lượng tín dụng khơng được cao, điển hình là các chỉ số nợ đã tăng cao hơn so với năm trước. Tuy nhiên vẫn nằm trong tầm kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu là 0,85%, tỷ lệ nợ quá hạn là 1,28%. Sang giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, hoạt động cho vay khách hàng chỉ tăng nhẹ ở mức 0,9% nhưng nợ có khả năng mất vốn đã tăng cao gấp đơi ở mức 607 tỷ đồng, nợ xấu đã tăng từ 0,85% lên 1,56% vào tháng 6 năm 2012.
Tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn này : Lợi nhuận trước thuế năm 2011 của ACB đạt khoảng 4.203 tỷ đồng, tăng 35,5% so cùng kỳ năm trước, hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận năm 2011. Chỉ số sinh lợi trên vốn trước thuế (ROEtt: 36%) tăng 7% so năm trước. Nguyên nhân chính là do ACB đã khá thành công trong việc quản lý biên sinh lợi từ lãi, lãi suất cho vay và huy động được điều hành linh hoạt, bám sát thị trường nhưng vẫn giữ được biên sinh lời khá cao.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, ACB lãi hợp nhất 1,612 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.Riêng trong quý 2, thu nhập lãi thuần của ACB tăng 16%, đạt gần 1,965 tỷ đồng, lãi ròng đạt 775 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ.
Giai đoạn 8/2012 - 2013 :Giai đoạn cuối năm 2012, ACB phải khắc phục sự
cố rút tiền ồ ạt trong trung tuần tháng 8. Hoạt động huy động vốn từ khách hàng sụt giảm mạnh với số dư 125.234 tỉ đồng, giảm 11,94% so với thời điểm đầu năm. Đến ngày 31/12/2013, tổng quy mô huy động tiền gửi khách hàng đạt 138 ngàn tỷ 2 đồng, giảm khoảng 1,9% so đầu năm, thực hiện được 88% kế hoạch huy động. Ngun nhân giảm chủ yếu do tất tốn tồn bộ các khoản huy động vàng theo đúng lộ trình của Ngân hàng Nhà nước. Nếu loại trừ yếu tố tiền gửi bằng vàng thì huy động tiền gửi khách hàng của ACB tăng gần 13.000 tỷ đồng (từ 125.234 tỷ đồng lên 138.111 tỷ đồng), tương ứng tăng gần 10,3%.
Cho vay : đến ngày 31/12/2012 dư nợ cho vay khách hàng đạt 102,8 tỷ đồng, biến động không đáng kể so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,5% , tăng 0,89% so với thời điểm đầu năm. Sang năm 2013, hoạt động cấp tín dụng của ACB có cải thiện so với những tháng cuối năm 2012, tính đến 31/12/2013 dư nợ tín dụng của ACB đạt 107.200 tỷ đồng, tăng 4,3% so đầu năm (nếu khơng tính đến khoản tất tốn dư nợ vàng theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước thì tăng trưởng tín dụng năm
2013 đạt 14% (từ 93.357 tỷ đồng năm 2012 lên 106.361 tỷ đồng cuối 2013), trong đó cho vay lĩnh vực khơng khuyến khích (phi sản xuất) là 6,85%
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của ACB nửa cuối năm 2012 và năm 2013 bị sụt giảm nghiêm trọng : thời điểm cuối năm 2012, tổng tài sản của ngân hàng bị giảm do giảm nguồn vốn huy động vàng theo quy định của NHNN. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng giảm ở mức rất thấp 1.042,67 tỷ ( so với 4.203 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2011). Cổ phiếu của ACB cũng bị rớt giá rất nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh chứng khoán. Đến cuối năm 2013, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng chỉ đạt ở mức 1.035 tỷ đồng, xấp xỉ gần bằng lợi nhuận trước thuế năm 2012, thực hiện được 57,5% kế hoạch đề ra. Ngoài nguyên nhân do tình hình kinh tế khó khăn và ảnh hưởng của sự cố tháng 8/2012 thì nguyên nhân của việc lợi nhuận đạt mức thấp so với kì vọng là do ngân hàng đã tăng cường trích lập dự phịng cho các khoản tài sản tồn đọng, đẩy nhanh tiến trình xử lý dứt điểm các tồn tại và lành mạnh hóa cơ cấu tài chính của ACB.